congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Chuyện công sở - 9 cách thoát khỏi khủng hoảng cho dân văn phòng

Đã xem: 1,282
Cập nhât: 11 năm trước
Trong công việc, luôn có những áp lực vô hình khiến bạn nhanh chóng rơi vào trạng thái stress, khủng hoảng; từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, nhiều lúc sẽ phá hỏng cả một sự cố gắng của bạn trong suốt thời gian qua. 9 cách sau đây, phần nào giúp bạn giải quyết vấn đề này. > Để tinh thần luôn thoải mái nơi công sở > Các

Trong công việc, luôn có những áp lực vô hình khiến bạn nhanh chóng rơi vào trạng thái stress, khủng hoảng; từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, nhiều lúc sẽ phá hỏng cả một sự cố gắng của bạn trong suốt thời gian qua. 9 cách sau đây, phần nào giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Để tinh thần luôn thoải mái nơi công sở

Các kiểu bệnh tâm lý thường gặp ở giới trẻ

Dấu hiệu bạn đang căng thẳng quá mức

Stress cấp - Nguyên nhân và cách điều trị

Báo động tình trạng suy giảm trí nhớ


Bình tĩnh và tỉnh táo để giải quyết vấn đề

Cha của bạn gần đây bị chẩn đoán mắc một căn bệnh hiểm nghèo hoặc nhà mẹ của bạn vừa bị trộm. Có thể con gái của bạn đang gặp khó khăn trong trường học, chồng của bạn vừa mới đệ đơn ly hôn. Khủng hoảng cá nhân phát sinh bên ngoài công sở có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn ở mức độ nào đó. Để xử lý một cuộc khủng hoảng cá nhân tại công sở, hãy làm như sau:

Trò chuyện với sếp

"Hầu hết các cuộc khủng hoảng tiêu tốn thời gian và năng lượng, và do đó sẽ có ảnh hưởng đến công việc của bạn. Bất cứ khi nào bạn dự đoán công việc của bạn bị ảnh hưởng, bạn cần phải thông báo cho ông chủ hoặc sếp trực tiếp của bạn."- Marjie Terry nói

Chia sẻ vừa đủ

Ann Kaiser Stearns, tác giả cuốn sách bán chạy nhất Sống qua khủng hoảng cá nhân (Idyll Arbor Press, 2010) và theo ghi nhận giáo sư tâm lý đều đồng ý rằng các thông tin được chia sẻ tốt nhất ở mức giới hạn ở những chi tiết cơ bản. Tại sao?

"Bạn càng tiết lộ nhiều, sự tổn thương và phản ứng của bạn có thể càng bị để ý kỹ và hiểu sai. Mỗi người có cách đối phó khác nhau với khủng hoảng cá nhân; vì thế có những điều thực sự là sức mạnh lại được xem là sự yếu đuối.

Và không tốt chút nào khi chia sẻ những lo lắng về tài chính gia đình, các vấn đề pháp lý, lạm dụng thuốc hoặc các vấn đề tinh thần - vấn đề cá nhân vẫn còn bị kỳ thị khá thường xuyên bởi người sử dụng lao động "

Chỉ nói với đồng nghiệp những điều thật sự cần thiết

Deborah Shane, một tác giả, một nhà văn, diễn giả và là nhà tư vấn truyền thông và marketing nói: "Bạn chỉ muốn nói với những đồng nghiệp mà người bạn biết và những mối quan hệ bạn tin tưởng, vì thế có một nhóm nhỏ hỗ trợ tại nơi làm việc là rất hữu ích trong thời gian khủng hoảng".

Nhưng cô cũng lưu ý là hãy hết sức thận trọng vì các đồng nghiệp có thể phản bội niềm tin của bạn.

Giữ thái độ tích cực

Shane cho rằng: "Hàng ngày, giữ tư thế đĩnh đạc, thái độ tích cực và hành động một cách tốt nhất bạn có thể".

Nancy Collamer- một huấn luyện viên tại MyLifestyleCareer.com và là tác giả của Second-Act Careers  nói: hãy cố gắng giữ cho cảm xúc của bạn trong sự kiểm soát và chỉ ra cho hơn 50 cách hữu hiệu để khơi dậy niềm đam mê trong thời kỳ bán nghỉ nghỉ việc.

"Nếu có thể, chờ đợi cho đến khi bạn đã có thời gian suy nghẫm và có cơ hội giải quyết các vấn đề căng thẳng rồi hãy nói chuyện với sếp. Bạn có thể tập thực hiện các cuộc hội thoại với người bạn tin cậy trước khi nói chuyện với sếp để đảm bảo kiểm soát được sự bình tĩnh."

Hãy nghỉ ngơi

Khủng hoảng cá nhân lấn át cảm xúc, tinh thần, thời gian vì thế bạn không thể tập trung được vào công việc. Vì vậy hãy thư giản, nghỉ ngơi để tinh thần thật thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, bế tắc.

Cùng giải quyết khủng hoảng với những người liên quan

Shane nói: "Cũng cần thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc với tất cả mọi người liên quan đến cuộc khủng hoảng. Ví dụ, nói cho họ biết chỉ cần liên lạc với bạn về các thông tin liên quan đến cuộc khủng hoảng trong thời gian nghỉ ăn trưa hay sau giờ làm việc, trừ trường hợp khẩn cấp."

Làm công việc sở trường của bạn

Nếu bạn đã xác định bạn cũng đủ khả năng, hãy làm công việc của bạn. Tôn trọng văn hóa và môi trường làm việc bằng cách "làm công việc tốt nhất bạn được giao và hãy là một thành viên tốt trong nhóm" - theo Shane.

Hãy nhớ mục tiêu của bạn trong quá trình thực hiện công việc, Terry nói: "Tuy nhiên, bạn có thể cần phải sắp xếp lại mọi thứ cho một chút để bạn có thể quản lý khủng hoảng."

Quan tâm tới những người xung quanh

Collamer chia sẻ: "Hãy tôn trọng thời gian và sự chú ý của đồng nghiệp, ngay cả bạn bè thân nhất hay ông chủ đều có giới hạn của họ. Đừng quên rằng không chỉ mình bạn có vấn đề khó khăn,  mọi người đều có những thách thức cá nhân, do đó thỉnh thoảng nên hỏi thăm về cuộc sống của họ."

Nói lời cảm ơn

Collamer  cho rằng sau khi cuộc khủng hoảng qua đi, không quên bày tỏ lòng biết ơn của bạn. Nó không cần phải là một cử chỉ lớn lao mà chỉ cần một cái gì đó đơn giản như viết một lời cảm ơn.

>> 5 loại thực phẩm giúp giảm cơn stress


Tin nổi bật Sức khỏe Chuyện công sở