Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
"Khi đi tìm việc, những gì bạn làm trên Facebook còn ảnh hưởng nhiều hơn cả những điều bạn viết trong hồ sơ", Shon Burton, nhà sáng lập kiêm CEO của mạng tuyển dụng HiringSolved khẳng định.
> Chuyện công sở - Khổ thân hot girl bị vùi dập chốn công sở
> Làm sao để ngừng đố kỵ với thành công của người khác?
> Mẹo giữ 'khoẻ mạnh' nơi làm việc
> Chuyện công sở - 9 cách thoát khỏi khủng hoảng cho dân văn phòng
Theo Burton, trang cá nhân trên mạng xã hội có khả năng tiết lộ ba loại thông tin về ứng cử viên: thông tin liên lạc, những nơi thường qua lại, sở thích và mối quan tâm. So với một bộ hồ sơ giấy kiểu cũ, hình ảnh ứng viên trên mạng xã hội nay đã giúp nhà tuyển dụng đưa ra đánh giá dễ dàng hơn.
"Sơ yếu lý lịch thường trình bày tràng giang đại hải, nhàm chán và dễ bị "dẹp". Nhưng Facebook, Linked In, Twitter và ngay cả YouTube, Instagram, Tumblr, Pinterest, Spotify,.. thì khác, các công cụ này giúp nhà tuyển dụng nhìn ra cảm hứng và động lực mà ứng viên dành cho công việc nhiều đến đâu", Burton nói.
Nhóm thứ nhất: Các trang để giao tiếp như Twitter, Linked In và Facebook.
Hồ sơ trên các trang này giúp nhà tuyển dụng liên lạc, giao tiếp với ứng viên tiềm năng theo một cách thức mới chưa từng có trước đây.
Nhóm thứ hai: Các trang theo dõi vị trí như Yelp và Foursquare.
Qua đây, nhà tuyển dụng có thể biết ứng viên từng đặt chân tới những đâu, từ đó phần nào xác định được khu vực sống cũng như những nơi mà ứng viên dành nhiều thời gian lui tới nhất.
Nhóm thứ ba: Các trang thiên về công việc như Linked In, Quora và GitHub hoặc Facebook.
Nhà tuyển dụng có thể nắm bắt sơ qua ứng viên hiểu biết nhiều ở mảng nào, quan tâm học hỏi lĩnh vực nào. Đặc biệt với nhóm này, một hồ sơ phản ánh rõ ràng độ chuyên nghiệp và mối quan tâm cụ thể tới lĩnh vực nào đó chính là yếu tố đem lại, hoặc phá vỡ cơ hội tìm việc cho chính ứng viên.
"Ngày nay nếu không chia sẻ những gì mình đã làm trên các trang như GitHub thì khó mà được nhận vào làm kỹ sư phần mềm ở Google, Apple hay Twitter. Sự thay đổi này đã diễn ra từ năm năm trước. Thật vậy, nhà tuyển dụng sẽ nói: "Không dùng GitHub á? Ứng viên này làm sao vậy?"" - Burton cho hay.
Lời cuối: Bạn hãy thử xem lại tất cả các trang mạng xã hội cá nhân của mình và đoán: nhà tuyển dụng sẽ nghĩ gì nếu đọc được chúng?
Tin nổi bật Nghề nghiệp