Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Người tiêu dùng TP.HCM có vẻ không còn mặn mà trước những dòng chữ “Sale off”, “Siêu khuyến mãi”... được treo thường xuyên trên các cửa hàng thời trang.
> Dân công sở phát ngượng khi dùng Voucher
> Top quảng cáo về biến đổi khí hậu ấn tượng nhất
> Những quảng cáo tết 2013 ý nghĩa và xúc động nhất
> Khán giả bội thực vì truyền hình thực tế
> Cảnh giác với chiêu giả con nghiện bán đồ ăn cắp ở bến xe
Nếu như trước đây, khuyến mãi là một trong những chiêu câu khách hiệu quả bậc nhất của các cửa hàng kinh doanh thời trang, thì giờ đây phương thức này đang dần mất hết tác dụng. Hầu hết các cửa hàng thời trang ở TP.HCM đều treo biển giảm giá, nhưng ít ai ngó ngàng tới. Tình trạng chung, các shop thời trang lớn nhỏ trên đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Chính Thắng, 3 Tháng 2...dù ra sức thay đổi các hình thức khuyến mãi nhưng cũng không cải thiện được sức mua.
Tâm lý đợi đến dịp khuyến mãi để mua hàng đã không còn khi các cửa hàng treo biển khuyến mãi quanh năm suốt tháng. Không cần đến các dịp lễ trong năm như Giáng sinh, Quốc tế phụ nữ, ngày Nhà giáo Việt Nam, lễ Tình nhân hay dịp Tết...thì các cửa hàng vẫn tổ chức khuyến mãi.
Mới đầu năm, các cửa hàng thời trang có thương hiệu nằm trong trung tâm mua sắm lớn đã trưng bảng giảm giá đến 50% - 70%. Trên các tuyến đường chuyên thời trang như Nguyễn Trãi, Lê Văn Sĩ, Cách Mạng Tháng Tám...băng rôn khuyến mãi đủ hình thức cũng được treo ngay sau Tết. Song, theo các điểm kinh doanh này, hàng vẫn bán không trôi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ thờ ơ của người tiêu dùng trước các chương trình khuyến mãi. Kinh tế khó khăn, nắm bắt tâm lý ngại chi tiêu của khách hàng nên các chủ kinh doanh thường xuyên mở các đợt giảm giá để thu hút khách mua. Tuy nhiên, rất nhiều người không chú trọng chất lượng của chương trình khuyến mãi khiến người mua mất niềm tin.
Chiêu nâng giá sản phẩm lên để hạ giá xuống thành “khuyến mãi” là kiểu làm giá gian lận của các cửa hàng khiến nhiều khách hàng bức xúc. Người tiêu dùng đã ngày càng cảnh giác với biển “sale off” xuất hiện nhan nhản trên đường phố và các trung tâm thương mại.
Riêng với hàng hiệu thì dù có giảm đến 50-70%, giá bán của các mặt hàng này cũng ở mức cao. Hơn thế nữa, hiện nay người tiêu dùng có xu hướng nếu dùng hàng "xịn" thì mua hàng thời trang xách tay từ nước ngoài được bán online, hoặc hàng Việt Nam xuất khẩu với giá cả phù hợp túi tiền.
Một đặc điểm chung ở các cửa hàng thời trang là mặt hàng khuyến mãi chủ yếu là hàng lỗi mốt, hàng không đủ size được xếp thành đống, thậm chí nhiều cửa hàng chất hàng khuyến mãi một cách lộn xộn, hỗn tạp trong những chiếc sọt cỡ lớn. Người mua phải mất công “đào bới” mới lựa được một món hàng ưng ý. Khách xem hàng khuyến mãi thường không được “chăm sóc” cẩn thận như các mặt hàng khác. Đó cũng là lý do khiến khách hàng quay lưng với hàng sale off.
“Nếu như trước đây tôi phải săn đến đợt khuyến mãi để mua sắm những món hàng ưa thích, thì hiện nay tôi có thể mua bất kỳ lúc nào có nhu cầu, bởi các các cửa hàng liên tục mở những đợt khuyến mãi trong năm. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, hàng hóa được khuyến mại không còn đảm bảo chất lượng như trước, có khi “tiền mất tật mang”. Sau nhiều lần tham rẻ rinh hàng khuyến mãi về nhà, tôi thà bỏ thêm tiền mua hàng không khuyến mãi để khỏi chuốc bực vào thân”, chị Phan Thanh Lan (quận 1) chia sẻ.
Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn chưa kiểm soát được giá trước khuyến mãi là bao nhiêu nên không đối chiếu và so sánh được với giá đã khuyến mãi của nhiều loại hàng hóa. Doanh nghiệp đã lợi dụng khe hở này để đánh lừa người tiêu dùng, khiến khách hàng không còn mặn mà với các chương trình ưu đãi, giảm giá, dù được quảng cáo hấp dẫn đến cỡ nào.
> Thị trường hàng hiệu đang giảm giá mạnh
Tin nổi bật Phổ biến kiến thức Thời trang