congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Thực phẩm giàu axit folic

Đã xem: 1,384
Cập nhât: 4 năm trước
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy Axit folic là một dưỡng chất rất quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai - nó có tác dụng phòng ngừa bệnh nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh, bệnh khuyết tậy gây thiếu một phần não (anencephaly)... Vai trò của Axit Folic đối với phụ nữ Dưới đây là một số thông tin bổ ích về loại dưỡng chất này: 1.Acid folic là gì? Acid folic là một dạng folate

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy Axit folic là một dưỡng chất rất quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai - nó có tác dụng phòng ngừa bệnh nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh, bệnh khuyết tậy gây thiếu một phần não (anencephaly)...

Vai trò của Axit Folic đối với phụ nữ

Vai trò của Axit Folic đối với phụ nữ

  • Dưới đây là một số thông tin bổ ích về loại dưỡng chất này:

1.Acid folic là gì?

Acid folic là một dạng folate nhân tạo hay còn gọi là vitamin B, ta hay thấy trong thuốc bổ. Ngoài thuốc bổ có thể tìm thấy trong thực phẩm như rau xanh, hoa quả, đặc biệt là đậu và trái cây. Với tư cách là một dưỡng chất nó có tác dụng giúp cho hệ thống máu lưu thông thuận lợi, duy trì sức khỏe cho máu. Ngược lại nếu thiếu Acid folic tế bào máu sẽ gặp khó khăn trong việc mang ôxy đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, gia tăng việc tích lũy homocystein, loại dịch bất lợi gây bệnh tim mạch, loãng xương và thoái hóa đốt sống, hệ thống xương cốt.

2. Nếu thiếu hụt Acid folic

Trước tiên thiếu hụt Acid folic sẽ làm tăng mắc bệnh cảm lạnh, các loại bệnh do vi rút gây ra. Khi thiếu hụt Acid folic, thường thấy các dấu hiệu:

  • Tính khí dễ bị kích thích
  • Mệt mỏi, hay quên
  • Mỏi nhức cơ bắp
  • Trầm cảm
  • Mất ngủ
  • Viêm lợi
  • Thiếu máu
  • Gia tăng bệnh tê nhức chân cẳng

3. Nhóm người dễ bị thiếu hụt Acid folic

Nói chung hầu hết phụ nữ ai cũng dễ bị thiếu hụt nguồn dưỡng chất này, nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm người ít dùng vitamin tổng hợp, phụ nữ giai đoạn mang thai, cho con bú, kể cả những người chuẩn bị mang thai, nhóm mắc các loại bệnh về đường tiêu hóa. Đây là nhóm người cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất, đặc biệt là Acid folic, nhóm người này gồm người mắc bệnh Celiac, bệnh Crohn, bệnh IBS (hội chứng rối loạn đường ruột). Tiếp đến là nhóm người dùng các loại thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc điều trị bệnh động kinh, tiểu đường tuýp 2, bệnh gan, thấp khớp, bệnh thận, bệnh vảy nến vv...

4. Liều dùng khuyến cáo Acid folic mỗi ngày

Do khả năng cung cấp Acid folic từ thực phẩm hạn chế nên buộc người ta phải dùng đến thuốc bổ, tuy nhiên nếu dùng liều cao, dài kỳ cũng có thể gây trúng độc, làm tăng tính thỏa hiệp cho hệ thống thần kinh, gây bệnh mất ngủ, bệnh suy giảm các chức năng của hệ thống tiêu hóa. Dưới đây là liều dùng khuyến cáo:

  • Đối với đàn ông, đàn bà trên 19 tuổi dùng tới 1000 microgram (mcg)/ngày
  • Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi: Liều dùng 65 mcg/ngày
  • Trẻ 6-12 tháng tuổi: 80 mcg/ngày
  • Trẻ nhỏ 1-3 tuổi: 150 mcg/ngày
  • Trẻ nhỏ 4-8 tuổi: 200 mcg/ngày
  • Trẻ 9-13 tuổi:  300 mcg/ngày
  • Nhóm người trên 14 tuổi:  400 mcg/ngày
  • Phụ nữ mang thai (không kể tuổi tác):  600 mcg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 500 mcg/ngày

Thực phẩm giàu Acid folic:

  • Gan động vật: 4 aoxơ (113 gam) có chứa 860,70 mcg
  • Đậu đỗ đã chế biến: 1 cốc chứa 357,98 mcg
  • Đu đủ: 1 quả chứa 115,52 mcg
  • Cà chua chín: 1 bát chứa 27,00 mcg

5. Cách tối ưu hóa Acid folic khi chế biến thức ăn

- Không nên nấu quá nhừ - nhất là gan động vật, rau xanh - nên luộc, hấp. Rau xanh có thể ăn sống càng tốt (nhưng phải đảm bảo vệ sinh).

- Không nên ăn thực phẩm chế biến quá kỹ, kể cả thực phẩm dạng bột, lúa mì, ngũ cốc.

- Cung cấp đủ protein cho cơ thể. Đây là dưỡng chất giúp Acid folic liên kết vào hệ thống tiêu hóa. Theo đó ăn càng nhiều protein thì cơ thể lại càng hấp thụ được nhiều Acid folic, tuy nhiên cũng không nên ăn quá no, để quá đói cũng gây bất lợi cho cơ thể.

- Cung cấp đủ nhóm vitamin B mỗi ngày cho cơ thể. Đây là nhóm vitamin rất hữu ích chúng có thể giúp cho cơ thể hấp thụ và trao đổi Acid folic được thưận lợi hơn.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nếu có thể nên chia thành 5 bữa nhỏ trong ngày nhất là nhóm thực phẩm giàu Acid folic,  nên ăn chậm nhai kỹ, tránh làm việc trong khi ăn uống.

Uniferon B9B12 là sản phẩm thuốc giúp điều trị, dự phòng tình trạng thiếu máu trong các trường hợp: chứng da xanh mệt mỏi ở phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh; những người kém hấp thu sắt. Nhưng quan trọng nhất là chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai và ngăn ngừa dị tật thai nhi.

Ưu điểm nổi trội của Uniferon:

- Viên sắt Uniferon có nguồn gốc hữu cơ giúp tránh táo bón hay gặp ở phụ nữ mang thai so với các viên bổ máu có thành phần sắt từ vô cơ.

- Viên thuốc bao đường có vị ngọt dễ uống, không gây cảm giác lợm giọng, vị tanh như thuốc bào chế ở dạng viên nên rất thích hợp với bà bầu.

- Viên sắt Uniferon bao đường nên sẽ tan chậm khi uống vào trong ruột nên giúp giải phóng hoạt chất từ từ. Làm giảm kích ứng dạ dày, giảm cảm giác khó chịu buồn nôn thường gặp ở phụ nữ mang thai.

- Viên thuốc bao đường nên bảo quản hoạt chất sắt và acid folic tốt hơn trong thời gian dài do có lớp đường bao bọc, tránh tác động của ánh sáng của độ ẩm.

- Sản phẩm Uniferon là thuốc và đã đạt Cúp vàng sản phẩm dịch vụ ưu tú, chất lượng thuốc đã được kiểm nghiệm và đảm bảo.

Axit folic có trong thực phẩm nào?

Axit folic có trong thực phẩm nào?

1/ Vai trò quan trọng của axit folic trong thai kỳ

Là một trong những vitamin B rất cần thiết với việc sản xuất tế bào mới, đặc biệt là hồng cầu, axit folic đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Thiếu axit folic rất dễ gây ra các bệnh liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh, gây dị tật bẩm sinh, hiện tượng thiếu một phần não ở thai nhi.

ất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thời điểm hầu hết các mẹ đều chưa biết được mình đang có thai. Theo các chuyên gia, axit folic thậm chí còn giúp phòng dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh. Vì vậy, việc bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết.

2/ Liều lượng sử dụng axit folic trong thai kỳ

Mặc dù axit folic không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, nhưng không vì vậy bạn lại dùng quá liều. Một lượng lớn axit folic dư thừa trong cơ thể gây tác hại khá xấu cho sức khỏe. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tế bào mới dễ dẫn đến thoái hóa tủy sống. Đặc biệt, đối với trường hợp người có khối u, uống nhiều axit folic làm cho khối u phát triển nhanh hơn

Axit folic có trong thực phẩm nào?

Ngoài ra, nhẹ hơn, mẹ bầu có thể phải đối mặt với chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa nếu bổ sung folate quá liều. Cách “chữa cháy” nhanh nhất lúc này đó là uống nhiều nước để đào thải bớt lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.

Tùy theo thể trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ kê lượng folate phù hợp hằng ngày. Theo khuyến cáo, hướng dẫn chung là như sau:

  • Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai nên dùng 400 microgram axit folic mỗi ngày
  • Bà bầu nên dùng 600 microgram axit folic mỗi ngày..
  • Phụ nữ cho con bú nên uống hằng ngày 500 microgram
  • Trường hợp các mẹ con bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não, và dự định sinh thêm con, nên hỏi bác sĩ trước khi uống. Thông thường những trường hợp này cần tới khoảng 4.000 microgram axit folic mỗi ngày.

3/ Lưu ý khi bổ sung axit folic bằng đường uống

Thời điểm thích hợp nhất để uống viên folate là khoảng cách nghỉ giữa hai bữa ăn. Tuyệt đối không uống chung folate cùng trà, cà phê, rượu bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của viên bổ sung.

Tác dụng phụ của mẹ khi uống axit folic có thể là táo bón. Do đó, mẹ bầu nên chịu khó ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.

4/ Axit folic có trong thực phẩm nào?

Bên cạnh nguồn uống bổ sung, mẹ bầu vẫn nên tập trung nạp folate từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Băn khoăn axit folic có trong thực phẩm nào? Mẹ tham khảo những gợi ý sau nhé:

- Cam: Giàu axit folic, cam còn là nguồn dồi dào của chất xở và vitamin C vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi nạp folate vào cơ thể.

- Sữa, chế phẩm từ sữa: Ngoài axit folic, sữa chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

- Măng tây: Trong các loại rau quả, măng tây chứa hàm lượng folate cao nhất. 5 cây măng tây chứa khoảng 1000 microgram axit folic. Khi chế biến, bạn nên hạn chế nấu quá kỹ vì có thể làm mất chất.

- Rau bina: Hàm lượng axit folic trong rau bina rất cao so với các loại rau sẫm màu khác. Đây cũng là loại rau được sử dụng dụng thay thế thực phẩm chức năng bổ sung axit folic rất giàu sắt, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai ăn nhiều trong thai kỳ.

- Bông cải xanh: Xếp sau măng tây và rau bina, bông cải xanh là lựa chọn lý tưởng khác cho thực đơn ăn uống hằng ngày của bà bầu giúp bổ sung thêm lượng folate cần thiết. Bà bầu còn có thể yên tâm ngăn ngừa hiện tượng táo bón khi ăn nhiều món rau này.

- Lòng đỏ trứng: Vitamin A, vitamin D, axit folic tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng gà.

- Đậu tương: Các loại đậu chứa lượng folate dồi dào, cao nhất phải kể đến đậu tương. Các chế phẩm từ đậu tương: Sữa đậu nành, đậu phụ,…

- Khoai tây:Ngoài axit folic, khoai tây còn chứa kẽm hỗ trợ cho sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi.

- Ngũ cốc thô: Đây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn cơ thể hấp thu tốt lượng chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết khác.

Quả bơ: Một nửa quả bơ chứa khoảng 90mcg folate, hơn nữa còn là thực phẩm rất giàu chất béo lành mạnh axit béo omega 3 cực tốt cho tim mẹ và não bé.

>> Atiso đỏ còn được gọi là cây bụp giấm, rất giàu dinh dưỡng, thành phần chứa các axit và protein, vitamin C cùng những chất có tính kháng sinh khác. Hạt atiso đỏ chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ và 7% chất khoáng. Với những thành phần này có thể thấy hoa atiso đỏ có rất nhiều lợi ích với cơ thể. Hoa atiso đỏ có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món như trà atiso, nấu canh, làm mứt, làm siro,... Xem giá hoa Atiso đỏ trên MuaBanNhanh tại chuyên mục: Hoa Aitso

Tham khảo chủ đề Atiso đỏ trên MuaBanNhanh:

Tham khảo thông tin thực phẩm giàu axit folic ở đâu?

 Tham khảo thông tin thực phẩm giàu axit folic ở đâu?

Tham khảo thông tin thực phẩm giàu axit folic  tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay:  Thực phẩm giàu axit folic

Đăng bởi Tiên Tiên 17-06-2020 1384

Chuyên mục: Sức khỏe

Tin nổi bật Sức khỏe