congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh hiệu quả, các tiêu chí sàng lọc ứng viên, bí quyết phỏng vấn nhân viên kinh doanh thành công - Cách để bạn tìm kiếm nhân viên kinh doanh giỏi

Đã xem: 1,377
Cập nhât: 4 năm trước
Việc tìm kiếm được những nhân viên kinh doanh giỏi, có tâm huyết với nghề, có thể đem lại những giá trị thực tế cho doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Phỏng vấn các ứng viên để sàng lọc ra được ứng viên tiềm năng được đánh giá là bước quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng.

Bí quyết phỏng vấn nhân viên kinh doanh thành công

Bí quyết Cách thực hiện Mục đích đạt được
Viết danh sách các câu hỏi liên quan - Nhà tuyển dụng chọn lọc và tạo nên một danh sách những câu hỏi tình huống, những câu hỏi có liên quan đến công việc nhân viên kinh doanh dựa trên những yêu cầu và nhiệm vụ chính của vị trí công việc đó. - Có được bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp với tiêu chí tuyển dụng đặt ra.
Xem lại hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn - Nhà phỏng vấn nên dành thời gian để xem lại hồ sơ của các ứng viên trước khi thực hiện buổi phỏng vấn. - Định hình trước và xếp hạng ứng viên dựa trên năng lực được thể hiện trong CV.
- Xác định được những câu hỏi nhất định để làm rõ hết những gì còn chưa được thông tin trong hồ sơ xin việc.
Phác hoạ cấu trúc dàn ý phỏng vấn ứng viên - Xây dựng kịch bản cụ thể, phù hợp cho buổi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh bao gồm: mô tả ngắn gọn về công ty, sau đó phác thảo các nhiệm vụ công việc, đưa ra những câu hỏi về những nhiệm vụ đó trong buổi phỏng vấn, trả lời các câu hỏi của ứng viên... -Thiết lập được những thông tin cụ thể hơn về công việc, mức độ am hiểu và đầu tư cho công việc của ứng viên.
Không nói quá nhiều trong buổi phỏng vấn - Nhà phỏng vấn nên chú ý lắng nghe ứng viên thể hiện kỹ năng và trình độ của họ cho vị trí nhân viên kinh doanh thông qua việc trả lời các câu hỏi. - Đánh giá được năng lực chuyên môn, phẩm chất của ứng viên có phù hợp với công việc nhân viên kinh doanh hay không?
Có những hành động xã giao chuyên nghiệp - Tôn trọng giờ giấc phỏng vấn.
- Có thể mang cho ứng viên một ly nước trong buổi phỏng vấn và hỏi thăm ứng viên có gặp khó khăn gì không?
- Tạo sự thân thiện, giảm bớt áp lực cho ứng viên giúp họ tự tin hơn trong việc thể hiện năng lực và nhà tuyển dụng sẽ khai thác được các kỹ năng công việc của ứng viên hiệu quả hơn.
Không nên tỏ ra quá thân mật - Câu hỏi của nhà tuyển dụng chỉ nên liên quan đến công việc hoặc hỏi các câu hỏi có dụng ý để đánh giá ứng viên về thái độ và tính cách ứng viên xem có phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh hay không?
- Không đặt những câu hỏi quá riêng tư hoặc dành thời gian quá lâu cho quá trình này.
- Tạo được ấn tượng về sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp nơi ứng viên.
- Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá ứng viên bằng cảm tính.
Thông tin cuộc phỏng vấn qua email hoặc điện thoại cho ứng viên - Gửi những thông tin liên quan đến buổi phỏng vấn cho ứng viên như là: khi nào họ sẽ biết được kết quả chính thức và khi nào họ sẽ có việc làm?... - Gia tăng thêm tính chuyên nghiệp của tổ chức và mang đến một quá trình phỏng vấn trọn vẹn.

>> Đặt mua bộ hồ sơ công chức, viên chức trên MuaBanNhanh ✅ Mẫu hồ sơ thi công chức mới nhất cho giáo viên, mầm non, cán bộ ngành y tế, thuế, viện kiểm sát, cán bộ công chức, đăng ký dự tuyển, tuyển dụng công chức nhà nước: Bộ hồ sơ công chức

Tham khảo chủ đề bộ hồ sơ công nhân viên chức trên MuaBanNhanh

 

Bí quyết phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Có thể bạn quan tâm: Làm sao tuyển được nhân viên kinh doanh hiệu quả? Bí quyết tuyển dụng nhân viên kinh doanh giỏi - Nhiều doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công

Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh phổ biến

STT Câu hỏi Mục đích câu hỏi
1 Bạn hãy cho biết những triển vọng của một nhân viên kinh doanh? - Thấy được ứng viên có định hướng và hiểu đúng về vị trí đang ứng tuyển hay không?
2 Động lực trong công việc của bạn là gì? - Xem kỹ năng giao tiếp của ứng viên có lưu loát hay không?
- Xem động lực trong công việc của họ có tích cực không và doanh nghiệp có thể tiếp thêm động lực cho họ đạt hiệu quả công việc hay không?
3 Bạn làm cách nào để luôn vui vẻ, nhiệt tình với khách hàng? - Xem ứng viên có kỹ năng giao tiếp cơ bản nhưng quan trọng đối với công việc nhân viên kinh doanh không?
4 Loại hình sản phẩm gần đây nhất mà bạn kinh doanh? - Kiểm tra về kinh nghiệm của bạn ở vị trí đang tuyển bằng một câu hỏi kiểm tra về kỹ năng bán hàng mà bạn đã từng trải qua.
5 Mô tả quá trình đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng. Ai có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ? Bạn cần làm gì để chốt đơn hàng? - Đánh giá được các kỹ năng thuyết phục, đàm phán, chốt đơn hàng với khách hàng của ứng viên
6 Bạn thường hỏi khách hàng những câu hỏi nào để tìm ra điều họ cần? - Đánh giá được khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng của ứng viên.
7 Đến lúc nào thì bạn sẽ ngừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng? - Đánh giá được tính kiên trì, mức độ hiểu biết khách hàng cũng như việc đo lường hiệu quả của các phương pháp sử dụng trong việc theo đuổi nơi ứng viên.
8 Thất bại lớn nhất trong công việc bán hàng của bạn là gì? Bạn đã giải quyết ra sao và rút ra bài học gì? - Nhà tuyển dụng muốn lắng nghe phần rút ra kinh nghiệm từ sự thất bại của ứng viên.
9 Bạn biết công ty chúng tôi bán sản phẩm gì không? Bạn có biết gì về đối thủ của chúng tôi không? - Đánh giá sự quan tâm của ứng viên đối với nhà tuyển dụng và vị trí công việc mà ứng viên ứng tuyển.

>> Bạn đang cần tìm địa chỉ in bìa sồ sơ, in ấn các loại hồ sơ, in bao bì giấy,... tham khảo ngay dịch vụ trên MuaBanNhanh tại: In offset

Những tiêu chí sàng lọc ứng viên trong buổi phỏng vấn

STT Tiêu chí sàng lọc Cách đánh giá
1 Có tố chất làm nghề - Ứng viên biết chào hỏi, xởi lởi, vui vẻ, miệng chào mắt cười và giao tiếp một cách tự nhiên thu hút. Thần thái toát lên vẻ năng động, nhiệt huyết, sáng tạo trong con người của một ứng viên kinh doanh.
- Sự nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát, giao tiếp tốt, tự tin và thân thiện của ứng viên trong quá trình phỏng vấn.
2 Có sự tìm hiểu thông tin công ty và sản phẩm mà công ty đang bán. - Sự hiểu biết và thái độ của ứng viên khi trả lời những câu hỏi về thông tin của nhà tuyển dụng.
3 Có tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của công ty - Sự hiểu biết của ứng viên về khách hàng mình sẽ phải tiếp cận trong tương lai là ai, độ rộng thị trường bao nhiêu, họ có đặc điểm gì và đang cần điều gì?
- Lưu tâm đến những ứng viên sẵn sàng bắt đầu công việc, có sự tìm hiểu về các đối tượng khách hàng của mình.
4 Biết phân tích thị trường, đối thủ - Sự hiểu biết của ứng viên về về thị trường và đối thủ của công ty.
- Biết đưa ra được các nhận định, đánh giá, so sánh làm điểm tựa để thuyết phục khách hàng.

Xem thêm:

>> Kênh tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiệu quả, so sánh ưu nhược điểm giữa các phương pháp tuyển dụng. Các lưu ý để doanh nghiệp tuyển dụng được nhân viên kinh doanh chất lượng

>> Cách viết mô tả công việc của nhân viên kinh doanh, các nội dung cần có trong bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh chuẩn. Các điều cần lưu ý để viết bảng mô tả công việc hiệu quả

Đăng bởi Phạm Thảo 09-06-2020 1377

Chuyên mục: Nghề nghiệp

Tin nổi bật Nghề nghiệp