Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Vừa qua, Cục Quản lý Lao động ngoài nước - Bộ LĐ-TB-XH cũng cảnh báo nhiều trang tuyển dụng trực tuyến đăng tin tuyển công nhân xây dựng sang Angola, Algeria làm việc với thu nhập 1.200 USD/tháng nhằm chiếm dụng tiền đặt cọc. Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, hiện chưa có đơn vị nào được cấp phép đưa NLĐ sang làm việc tại 2 thị trường này.
Nhiều người bị mất tiền oan uổng vì các chiêu lừa tuyển dụng đơn giản như đóng lệ phí, đặt tiền cọc cho một số công việc, sau đó bên “tuyển dụng” lặn mất tăm hoặc không trả lại tiền
Tuyển dụng trực tuyến đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, loại hình này đang bị kẻ xấu lợi dụng, giả danh các thương hiệu uy tín để lừa đảo người tìm việc.
Tiện ích nhưng nhiều rủi ro
Trước đây, DN thường đăng tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông hoặc tham gia những ngày hội việc làm, đến trung tâm việc làm để chọn hồ sơ ứng viên… Cách thức này khiến DN tốn phí tổ chức lẫn thời gian. Với tuyển dụng trực tuyến, DN sẽ dễ dàng tìm ứng viên từ nhiều website và lọc được hồ sơ đạt yêu cầu để hẹn phỏng vấn vòng cuối. NLĐ có thể “rải” hồ sơ ở nhiều trang tuyển dụng để tăng cơ hội tìm được việc.
Tìm việc trực tuyến đã trở nên thông dụng với người lao động lẫn doanh nghiệp
Việt Nam hiện có hàng trăm website cung cấp dịch vụ tuyển dụng. Các website này được thiết kế rất chuyên nghiệp với nhiều thư mục ngành nghề khác nhau, công cụ tìm kiếm tiện ích, trình bày hồ sơ ứng viên cũng như nhà tuyển dụng… DN trong nước đang có xu hướng chuyển sang hình thức tuyển dụng trực tuyến để tiết kiệm chi phí và thời gian tìm kiếm nhân sự.
Tuy nhiên, trên một số trang tuyển dụng trực tuyến, kẻ xấu lợi dụng tâm lý “khát việc” của ứng viên để trục lợi. Gần đây, nhiều người tìm việc liên tiếp phản ánh về việc một số công ty lừa đảo hoặc bóc lột sức lao động qua hình thức đăng tin tuyển dụng nhắm vào sinh viên, những người chưa có kinh nghiệm hoặc đang thất nghiệp. Các công ty này rao tuyển nhưng sau đó viện nhiều lý do để không trả công hoặc không trả lại tiền thế chấp, phí làm thẻ, đồng phục, đào tạo… đã thu trước của người tìm việc.
Người tìm việc nên chọn những trang tuyển dụng uy tín,
tránh bị rơi vào tình trạng mất tiền, mất thời gian mà không được việc
Đủ kiểu lường gạt
Trên trang tuyển dụng Tìm việc nhanh, bạn Van Huan (email: han…0650@gmail.com) cảnh báo: “Các công ty P. H. M. đều là những nơi lừa đảo. Họ đăng tuyển tài xế 5 người. Mình mới lấy bằng lái, chưa có kinh nghiệm cũng được nhận. Khi nộp hồ sơ, công ty buộc đóng 300.000 đồng và 5 triệu đồng thế chân. Viện lý do mình không đạt yêu cầu sau thời gian học nghiệp vụ, công ty thanh lý hợp đồng mà không trả lại tiền”.
Bạn Nguyễn Văn K. (vietquangk...@yahoo.com) “tố” công ty giải trí N. lừa đảo khi đăng tuyển nội dung làm việc nghệ thuật kiếm tiền vào dịp Tết 2013: “Khi đến nộp hồ sơ tuyển ca sĩ, tôi phải đóng lệ phí 400.000 đồng và 1,5 triệu đồng học phí đào tạo. Chương trình đào tạo không có lịch học cụ thể. Hứa hẹn sẽ bố trí show diễn nhưng công ty nhiều lần thất hứa. Ngày 26-1, khi tôi gọi tới hỏi show diễn trong dịp Tết thì công ty thông báo năm nay cho các anh em nghệ sĩ… nghỉ về quê”.
Một bạn trẻ khác bức xúc: “Mình đã bị gạt. Một người tên Bảo T. đăng tin có nhiệm vụ đi lấy tất cả hồ sơ ứng viên dự tuyển làm nhân viên ngân hàng S. Khi gặp mình, T. bảo ứng 2 triệu đồng để đưa cho nhân viên thẩm định duyệt hồ sơ, rồi thông báo mình đã được nhận, đưa cả giấy quyết định. Sau đó, người này đã xóa số liên lạc. Qua tìm hiểu, mình biết người này vẫn đang lường gạt rất nhiều người”.
Ông Lâm Quang Vinh, Tổng Giám đốc Công ty Tìm Việc Nhanh, cho biết: “Chúng tôi đã thu thập các trường hợp lừa đảo nhằm lưu ý ứng viên ngay trên trang tuyển dụng; lập danh sách đen các tổ chức, cá nhân vi phạm để từ chối đăng thông tin. Mặt khác, chúng tôi lập bộ phận điều tra thông tin các DN tuyển dụng và kiểm duyệt nội dung đăng tuyển. Ngoài ra, công ty còn dùng tính năng tiện ích lan truyền của các mạng xã hội để người dùng phản ánh, cảnh báo tẩy chay kẻ trục lợi ứng viên tìm việc”.
Ông Lâm Quang Vinh ( thứ 2 từ trái qua) chia sẻ về cách tìm việc làm hiệu quả
và cách ngăn chặn những nhà tuyển dụng lừa đảo
Ứng viên không phải trả phí gì
Hiện nay, nhiều trang web tuyển dụng trực tuyến nêu rõ: Nhà tuyển dụng chân chính luôn trả chi phí tuyển dụng và đào tạo để tìm được ứng viên phù hợp. Ứng viên không phải trả bất kỳ khoản phí nào hay phải mất tiền cho tổng đài, tin nhắn, đào tạo kỹ năng...
Do đó, ứng viên không nộp tiền cho bất kỳ ai nếu tổ chức, cá nhân không đưa hóa đơn thanh toán có dấu đỏ xác nhận tư cách pháp lý của công ty mà mình đang tìm việc.
Người tìm việc khi ứng tuyển nên tìm hiểu thật kỹ thông tin của DN, nhất là với DN đăng tin tuyển dụng không có số điện thoại bàn, sử dụng email miễn phí.
Nếu có thể, ứng viên nên liên lạc bằng số điện thoại bàn để gặp bộ phận tuyển dụng trước khi đến phỏng vấn.
Tin nổi bật Chuyện công sở