congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp

Đã xem: 2,179
Cập nhât: 7 năm trước
Cuộc sống văn phòng không chỉ giới hạn quanh bàn làm việc và những xấp giấy tờ mà đôi khi, những va chạm hay mâu thuẫn trong các mối quan hệ đồng nghiệp cũng khiến ta nhiều phen đau đầu. Để chất lượng công việc cũng như tinh thần của mình luôn vận hành nhẹ nhàng, trôi chảy, chúng ta nên học cách sống hòa thuận với “hàng xóm nơi công sở” bằng những kỹ năng thông minh sau nhé!

Nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp

Kỹ năng thông minh tránh gây mâu thuẫn với đồng nghiệp

1. Đừng nghĩ rằng đồng nghiệp không ưa mình

Khi phát sinh mâu thuẫn trong công việc và chính việc làm đó của đồng nghiệp khiến cho bạn bị sếp khiển trách. Đừng vội vàng cho rằng đồng nghiệp không ưa bạn và cố tình hạ bệ bạn. Bạn hãy bình tĩnh và giữ thái độ trung lập, khách quan. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra nhận xét. Có thể đồng nghiệp do một lý do khách quan nào đó mới khiến có sự chậm trễ, sai sót trong công việc như vậy.

2. Đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp

Đừng chỉ biết có bản thân mình và muốn đồng nghiệp phải theo cá nhân mình. Hãy đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp để hiểu họ hơn và có những tương tác thích hợp. Khi hiểu đồng nghiệp, bạn và họ sẽ có kết quả công việc tốt hơn cũng như cải thiện mối quan hệ giữa 2 người.

3. Rạch ròi trong từng nhiệm vụ

Mâu thuẫn sẽ gia tăng qua từng bất đồng tưởng chừng rất nhỏ như người này làm “nhầm” phần việc của người kia hay người này tị nạnh người kia vì phần việc nhiều hơn… Điều này không thể tránh khỏi khi làm việc nhóm. Muốn không có sự tị nạnh hãy phân công rõ ràng công việc và thời gian thực hiện cho từng người. Khi đó mỗi người đều có trách nhiệm với phần công việc mình được giao.

4. Chấp nhận cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của đồng nghiệp

Ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu khi thực hiện công việc. Hãy đón nhận đồng nghiệp mình theo một hướng tích cực không chỉ ở những điểm mạnh của họ mà cả ở những khuyết điểm. Khi chỉ và phê bình ra những khuyết điểm của đồng nghiệp một cách tích cực bạn có thể giúp họ sửa đổi.

5. Góp ý cho đồng nghiệp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau

Khi đồng nghiệp làm sai và việc đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới bạn, hẳn nhiên bạn sẽ phải lên tiếng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những ý kiến của bạn mang tính xây dựng và trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp. Chú ý tới nội dung và cách bạn nói. Nếu như cách nói hoặc chất giọng không phù hợp cũng có thể là một ngọn lửa làm bùng lên mâu thuẫn giữa 2 người. Do đó, khi góp ý với đồng nghiệp hãy khéo léo.

6. Không để mâu thuẫn kéo dài

Khi có bất đồng với đồng nghiệp, hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Bạn cũng nên chủ động hành động thay vì cho rằng đồng nghiệp công sở mới là người phải lên tiếng trước.

7. Đề cao chữ TÍN

“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, chúng ta đều biết rằng chữ tín là điều rất quan trọng trong mối quan hệ với mọi người. Một người biết giữ chữ tín sẽ được người khác coi trọng và tin tưởng. Khi đã hứa hoặc nhận lời một việc gì, dù bản thân không làm đươc nhưng bạn vẫn cố gắng hoàn thành nó. Chỉ cần bạn tự hỏi có nên làm hay không, đừng nên tự hỏi có thể làm hay không, bởi trên đời này không có việc gì là không thể xảy ra.

8. Tạo sự gần gũi với đồng nghiệp

Bạn đã bao giờ nghe câu: “Làm để sống – Đừng sống để làm” chưa? Thật khó để phân tách giữa các công việc riêng tư và chuyên môn, nên nếu bạn chỉ “cắm đầu” vào làm việc mà bỏ quên thời gian quý báu cho gia đình, bạn bè và các mối quan tâm khác thì thật khó để bạn đạt được thành công. Do vậy, bạn hãy dành chút thời gian và chủ động tạo các mối quan hệ có lợi cho cả hai bên với đồng nghiệp. Điều này sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích.

Đăng bởi Huyen Nguyen 19-12-2017 2179

Tin nổi bật Công sở Chuyện công sở