congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Trần thạch cao cho nhà mái tôn

Đã xem: 2,059
Cập nhât: 8 năm trước
Trần thạch cao cho nhà mái tôn: Hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn trần thạch cao bởi nhiều tính năng ưu việt của nó. Nhiều gia đình hiện nay sử dụng mái tôn cho ngôi nhà của mình nhưng ngoài đặc điểm là bền đẹp qua thời gian mái tôn có rất nhiều nhược điểm cần khắc phục như: nóng, có tiếng ồn,.. chỉ riêng hai điều này thôi chắc chắn

Trần thạch cao cho nhà mái tôn

Trần thạch cao cho nhà mái tôn: Hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn trần thạch cao bởi nhiều tính năng ưu việt của nó. Nhiều gia đình hiện nay sử dụng mái tôn cho ngôi nhà của mình nhưng ngoài đặc điểm là bền đẹp qua thời gian mái tôn có rất nhiều nhược điểm cần khắc phục như: nóng, có tiếng ồn,.. chỉ riêng hai điều này thôi chắc chắn cũng đã khiến bạn không được hài lòng. Nhiều kiến trúc sư cho rằng sử dụng trần thạch cao trong trường hợp này có thể khắc phục được tối đa các nhược điểm vừa kể trên.


Sử dụng trần thạch cao cho mái tôn ngoài việc chống nóng có thể chống ồn và quan trọng hơn nó mang đến tính thẩm mĩ cho công trình khi có thể che đi mái tôn. Người thiết kế thường sẽ phải làm sao để điểm cao nhất của trần thạch cao được làm tính từ điểm thấp nhất của mái tôn , điều này làm cho mái tôn bị che đi. Nên thiết kế cần phải cân nhắc kĩ, có thể làm trần thạch cao dốc theo hình mái tôn. Và thường thì các công trình trần thạch cao này cần phải có độ cao nhất định mới có thể làm được, những không gian thấp sẽ rất xấu nếu kết hợp trần thạch cao. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một vài điểm nhấn để người nhìn vào không phát hiện trên trần thạch cao là mái tôn.

Một điểm nữa cần lưu ý khi thi công trần thạch cao là cần phải tạo khoảng cách giữa mái tôn và trần thạch cao, càng lớn càng tốt. Vì tạo ra được khoảng không khí giữa trần thạch cao và mái tôn sẽ có hiệu quả cách nhiệt rất tốt. Trần thạch cao rất kị nước, bởi vậy trước khi thi công bạn cần kiểm tra xem mái tôn có bị dột nước hay không.

Dưới đây chúng tôi xin đưa ra quy trình thi công trần thạch cao cho mái tôn. Đối với công trình này sẽ sử dụng trần thạch cao khung trần chìm, trần thạch cao khung chìm cho mái tôn có thể góp phần che chắn, cách âm, cách nhiệt và xử lí được những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất.
Sau khi kiểm tra kĩ phần mái và trần để đảm bảo và trang bị đầy đủ các vật liệu, tiến hành thi công theo các bước sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần, có thể dùng ống nước để lấy dấu chiều cao, đánh dấu mặt trần. Thường thì bạn nên vạch dấu độ cao ở phía mặt dưới của tấm trần.

Bước 2: Cố định các thanh viền tường: tùy vào loại trần mà bạn có thể cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng ticke nhựa hoặc sử dụng đinh thép cũng được.

Bước 3: Xác định khoảng cách phù hợp cho các thanh chính rồi phân chia lưới thanh chính. Các điểm ty treo phả phù hợp với khoảng cách đã định và giữ được khoảng cách tối đa của các điểm treo là 1200mm.

Bước 4: liên kết các thanh chính với ty treo của điểm treo để tạo ra khung dọc khoảng cách giữa các khung dọc, có thể đảm bảo khoảng cách tối đa là 1000m.

Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc, dùng thanh ngang gài vào mép của các thanh chính hoặc bằng khóa liên kết tùy theo hệ khung trần.

Bước 6: sau khi liên kết chắc chắn các thanh, lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng các đinh vít. Bạn chú ý các đầu vít phải chìm vào mặt tấm đề vừa đảm bảo an toàn và vừa mang tính thẩm mĩ.

Bước 7: Hoàn thiện các mối nối của tấm trần và làm phẳng trần thạch cao.

Bước 8: Vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao công trình.

Sử dụng trần thạch cao khung trần chìm của trần thạch cao vĩnh tường bạn có thể yên tâm vì nó nhẹ và dễ sử dụng, đồng thời đã có một hệ khung xương chịu lực bên trong. Ở phía bên ngoài có thể phủ bằng một số vật liệu khác tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn như: tấm chịu nước, sau đó được xử lí các đường ráp nối, sơn bả. Sản phẩm sau khi được hoàn thành có thể giống như là đổ bê tông, vừa chắc chắn mà mang đến tính thẩm mĩ cho công trình

Trần thạch cao đẹp cho quán Cafe

Trần thạch cao đẹp cho quán cafe: Thời buổi kinh tế thị trường phát triển khiến cho việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn. Một trong những bí quyết để có thể thành công là tạo ra sự khác biệt, độc đáo để thu hút khách hàng về phía mình. Việc mở quán cà phê cũng không ngoại lệ, trong khi có quá nhiều vấn đề phải quan tâm đến thì hình thức vẫn chiếm vai trò không nhỏ. Một không gian ấm cúng nhưng không kém phần lung linh, sang trọng chắc chắn sẽ bắt mắt và thu hút nhiều khách hàng hơn những nơi đơn điệu. Xây Dựng Tín Phát xin giới thiệu với quý khách một số mẫu thạch cao đẹp cho quán cà phê để tham khảo áp dụng với không gian của riêng mình.

Ngoài ra, trần thạch cao cho quán cafe đẹp cần phải có đội ngũ nhân viên kĩ thuật giàu kinh nghiệm, có tay nghề và có trách nhiệm với công việc thì mới có thể mang đến hiệu quả cả về thẩm mĩ và chất lượng tốt nhất

Với nhiều năm kinh nghiệm từ các công trình lớn nhỏ xin cung cấp quy trình thi công trần thạch cao giật cấp cho quán cafe. Các bạn hãy thử tham khảo để có thể đưa ra lựa chọn cho mình nhé.

HƯỚNG DẪN THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO CHO QUÁN CAFE
Trước khi tiến hành thi công cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu đúng chủng loại để tránh được rủi ro về sau. Ở đây chúng tôi sử dụng thạch cao vĩnh tường làm nguyên liệu thi công chính.

Bước 1: Trước tiên bạn hãy xác định cụ thể và rõ ràng các vị trí cần lắp đặt, cả trần và vách rồi đo đạc kĩ lưỡng và đánh dấu lại một cách tỉ mỉ. Những dụng cụ để đo đạc và vạch dấu là ống nước hoặc tia lade đồng thời căn chỉnh một cách chính xác và hợp lí.

Bước 2: Khi đã có được vị trí cụ thể cần lắp đặt thì hãy sử dụng búa hoặc khoan để cố định lại khung cho chắc chắn. Các thành viền tường có thể dùng ticke sắt hoặc đinh bê tông để cố định lại tùy theo tường của công trình là loại nào mà có sự lựa chọn cho phù hợp.

Bước 3: Căn chỉnh toàn bộ hệ thống khung xương không quá 1200mm sau khi đã xem xét và đảm bảo các khoảng cách giữa điểm treo.

Bước 4: Bố trí các thanh chính theo khoảng cách tiêu chuẩn đã đề ra từ trước. Sau đó đo đạc và ghi lại chính xác độ phẳng của khung nhằm xác định được khối lượng và mức độ công việc của các công đoạn sau.

Bước 5: Kết nối các thanh phụ, thanh chính với nhau theo khoảng cách và tiêu chuẩn đã xác định từ trước.

Bước 6: Cuối cùng thả tấm lên các ô đã được tạo ra sẵn từ công đoạn ghép nối giữa thanh chính và thanh phụ. Trước khi nghiệm thu cần kiểm tra kĩ và chỉnh sửa những chỗ còn sai sót để công trình đạt được hiệu quả cao hơn.
Trên đây là chúng tôi vừa mang đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về trần thạch cao để giúp bạn có thể chọn được trần thạch cao đẹp cho quán cafe. Hãy thử tham khảo và giới thiệu cho bạn bè nữa nhé.

Trần thạch cao cho cửa hàng thời trang, Shop quần áo!

Trần thạch cao cho cửa hàng thời trang: Hiện nay một phần do nhu cầu của người tiêu dùng, một phần vì ngày càng nhiều người thích kinh doanh mà các cửa hàng thời trang mọc lên khá nhiều. Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng cũng trở nên gay gắt hơn. Họ buộc lòng phải nghĩ đến những cách như khuyến mại giảm giá hay câu khách bằng mọi giá mà quên mất một điều: sự bắt mắt và thu hút mới là yếu tố “câu khách” tốt nhất cho họ.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong trang trí nội thất và thi công trần thạch cao. chúng tôi giới thiệu đến quý khách hàng trang trí trần thạch cao giật cấp cho cửa hàng thời trang khá hiệu quả. Trần thạch cao không chỉ cách âm, cách nhiệt tốt mà còn có màu sắc và kiểu dáng thiết kế đa dạng giúp cho cửa hàng của bạn vừa sang trọng hơn, bắt mắt hơn. Ngoài ra chính vì đặc thù của các của hàng này, có thể là bán mỹ phẩm, quần áo giày dép nhưng tất cả đều cần đến ánh sáng và không gian mới có thể làm nổi bật sản phẩm.

Các hình khối đa dạng và màu sắc phong phú mà trần thạch cao có thể mang lại cùng với sự phối hợp hài hòa của ánh đèn sẽ thực sự khiến bạn hài lòng và khách hàng phải chú ý đến.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cách thi công trần thạch cao giật cấp hiệu quả nhất và đúng quy trình kỹ thuật.

Bước 1: xác định độ cao khung trần
Không chỉ đơn giản là đo độ cao bạn cần phải đảm bảo rất nhiều yêu cầu trong khâu đầu tiên này. Tính thẩm mĩ, độ chiếu sáng để phối hợp các yếu tố khác, đảm bảo thông thoáng cho ngôi nhà, và ngoài ra còn phải chừa khoảng trống để lắp đặt hệ thống điện, nước. Tiếp đó bạn lấy dấu vị trí khung trần bằng ống cân nivo trên vách và cột. Sau đó dùng dây căng, vạch dấu ở các mép cạnh trên khung trần. Tiếp đến thì hãy kiểm tra độ phẳng của dấu dài bằng thước thủy nhé.

Bước 2: Cố định thanh viền tường
Bạn đặt thanh viền tường theo dấu đã vạch sẵn từ bước 1, bạn có thể cố định thanh viền tường bằng đinh thép 1,5-2cm vào tường hay vít vào vách. Lưu ý khoảng cách đóng đinh không quá 300mm.

Bước 3: Chia khoảng cách thanh chính
Các thanh chính phải có khoảng cách tối đa là 1000mm, còn các điểm treo là 1200mm và từ vách đến điểm treo đầu tối đa là 610mm. Bạn lưu ý các điểm treo phải phù hợp với hướng của mỗi thanh chính. Khung trần chìm thường được chia dồn về các vị trí khuất. Một công đoạn nhỏ nữa là bạn cần do chiều dài, rộng của phòng để xác định kích thước các tấm lỡ.

Bước 4: Lắp móc để treo
Khi đã phân chia khung trần xong, khoan trần bê tông bằng mũi khoan 8mm. Đóng tắc kê đạn sau đó lắp pat 2 lỗ, gắn ty treo và tăng đơ.

Bước 5: Lắp thanh chính
Bạn lưu ý khoảng cách móc treo trên thanh chính phải đạt là 610-1200mm ( có thể linh động tùy vào bề dày của thanh chính). Trong trường hợp thanh chính bị vướng các kết cấu xây dựng ta có thể cắt phần thanh chính bị vướng rồi gia cố gắng 2 thanh chính khác ở hai bên.

Bước 6: Lắp thanh phụ
Lắp thanh phụ với thanh chính bằng 2 khóa liên kết có khoảng cách là 600mm.

Bước 7: chỉnh sửa
Sau khi lắp đặt xong bạn cần kiểm tra và điều chỉnh cho khung trần ngay ngắn và phẳng. Tiếp tục kiểm tra hệ khung trần bằng cách căng dây chéo hoặc đo bằng thước tại nhiều vị trí.


Bước 8: Lắp tấm thạch cao
Sử dụng vít để gắn tấm thạch cao lên trần, lưu ý đầu vít phải chìm vào bên trong mặt tấm, các khoảng cách giữa các vít phải đảm bảo không quá 200mm. Phải đảm bảo rằng các tấm thạch cao gắn lên khung trần phải nguyên vẹn, chiều dài của tấm phải vuông góc với thanh phụ. Tùy theo mục đích thi công công trình bạn có thể sử dụng các tấm thạch cao có tiêu chuẩn khác nhau như: tấm chống ẩm, chống cháy.

Bước 9: Xử lí mối ghép
Các mối ghép được xử lí bằng bột trét hoặc bằng lưới sợi thủy tinh,yêu cầu cho mối ghép là phải phẳng sau khi được xử lí.

Bước 10: Vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao công trình.

Nguồn: https://tranthachcao.org/tran-thach-cao-cho-nha-mai-ton-116.html

Đăng bởi Phương Mai 21-04-2016 2059

Chuyên mục: Việc Làm

Tin nổi bật Việc Làm