congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Trẻ bị nôn và đau bụng, đi ngoài sau khi ăn là bệnh gì?

Đã xem: 1,698
Cập nhât: 7 năm trước
Nôn mửa và đau bụng là 2 triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nôn và đau bụng, do đó các mẹ cần phải cẩn trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân. Nếu trẻ nôn, đau bụng có kèm theo đi ngoài không dứt, việc đầu tiên các mẹ cần đổi thức ăn cho trẻ, nếu vẫn không dứt cần nhanh chóng đưa trẻ đi bác sĩ.

Trẻ bị nôn và đau bụng, đi ngoài sau khi ăn là bệnh gì?

Trẻ bị nôn và đau bụng, đi ngoài sau khi ăn là bệnh gì?

Để chăm sóc sức khỏe gia đình và sức khỏe bé tốt nhất, mời các mẹ tham khảo tư vấn của bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng nôn mửa, đau bụng ở trẻ.

Trẻ bị nôn mửa

Trẻ có thể nôn do những nguyên nhân sau:

– Bị kích động (vui quá, sợ quá, phản ứng lại khi bị ép ăn), ăn quá nhiều.

– Trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ đang bú mẹ: Trẻ hay ọc sữa sau khi bú. Đây là hiện tượng sinh lý không trầm trọng, sẽ tự khỏi theo thời gian và nhiều khi không cần điều trị gì đặc biệt.

– Do các nhiễm trùng thông thường như viêm họng, viêm mũi, ngộ độc thức ăn…

– Tắc ruột, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não.

Cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có những biểu hiện:

– Nôn vọt.

– Nôn kèm theo tiêu chảy, mất nước.

– Nôn kèm sốt, nôn ra máu hoặc trẻ nôn mà không chịu uống nước.

Đau bụng ở trẻ em

Đau bụng là một trong những lý do khiến cha mẹ đưa con mình đến bệnh viện nhiều nhất. Những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em có thể thay đổi từ không quan trọng đến đe dọa tính mạng nhưng sự biểu hiện ra ngoài của trẻ chỉ khác nhau một ít.

Tuy nhiên, phần lớn những cơn đau bụng của trẻ thường sẽ được cải thiện rất nhanh chóng mà không cần điều trị đặc hiệu. Khó khăn cho cha mẹ và người nuôi trẻ là phân biệt đâu là đau bụng cần phải cấp cứu và đâu là những cơn đau bụng không cần phải cấp cứu.

Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ

Nhiễm trùng: Nhiễm virus hoặc vi trùng đều có thể gây đau bụng. Nhiễm virus thường khỏi nhanh, nhiễm vi trùng cần phải được điều trị bằng kháng sinh.

Liên quan đến thức ăn: Ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, bội thực, ăn những thức ăn sinh hơi đều có thể gây chướng bụng và khó chịu tạm thời.

Ngộ độc: Có thể thay đổi từ nhẹ như ăn phải xà phòng đến nặng như nuốt những vật dụng kim loại.

Bệnh lý ngoại khoa: Bao gồm viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột và thoát vị nghẹt….

Những bệnh lý khác: Có thể nguyên nhân xuất phát từ những vùng không thuộc bụng. Chẳng hạn như trẻ có thể bị đau bụng do biến chứng của đái tháo đường hoặc do viêm phổi thùy…

Có thể bạn muốn xem thêm: Nguyên nhân gây tắc ruột (lồng ruột) ở trẻ em

Với từng nhóm tuổi cần chú ý dến những nguyên nhân sau:

Trẻ dưới 2 tuổi: Lồng ruột, xoắn ruột, thoát vị nghẹt, chấn thương, nhiễm trùng tiểu.

Trẻ từ 2- 5 tuổi: Tắc ruột, nhễm trùng tiểu, viêm phổi thùy, táo bón.

Trẻ trên 5 tuổi: Viêm ruột thừa, giun chui ống mật, viêm đường mật, viêm gan, viêm tụy, viêm hạch mạc treo, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phúc mạc, ban xuất huyết scholein Henoch, bé gái vị thành niên cần quan tâm đén nguyên nhân: đau bụng giữa kỳ kinh, viêm phần phụ, chữa ngoài tử cung.

Triệu chứng đau bụng

Thường cha mẹ hoặc người nuôi trẻ có thể nhận ra khi trẻ đau bụng. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có thể sẽ khóc, vẽ mặt biểu hiện sự đau đớn và cuộn người lại. Trẻ nhỏ thường sẽ báo với cha mẹ nếu có điều gì đó gây khó chịu. Một số trẻ lớn có thể báo với cha mẹ về cơn đau của mình, và khi đó người nuôi trè cần hỏi trẻ về những gì chúng đang cảm nhận về cơn đau bụng. Hãy hỏi trẻ những vấn đề sau:

Độ dài cơn đau: Điều quan trọng cần nhớ là hầu hết những nguyên nhân gây đau bụng đơn giản không kéo dài quá lâu. Khi bị đau do đầy hơi thì cơn đau thường sẽ khỏi sau 12 – 24 giờ. Bất kỳ cơn đau nào kéo dài hơn 24 giờ đều cần phải đi khám bệnh.

Vị trí của cơn đau: Hầu hết các cơn đau do những nguyên nhân đơn giản đều có vị trí ở giữa bụng. Trẻ sẽ chà xát xung quanh rốn. Nếu cơn đau xuất hiện ở những vùng khác cần chú ý nhiều hơn, đặc biệt là những cơn đau ở vùng thấp phía dưới bên phải bụng. Đau ở vùng đó có thể do viêm ruột thừa, chỉ loại bệnh này khi có bằng chứng do nguyên nhân khác.

Biểu hiện của trẻ: Nếu trẻ trông có vẻ rất mệt mỏi kèm với dáng vẻ đang đau đớn, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện Những dấu hiệu cần lưu ý khi trẻ bị đau bụng bao gồm tái nhợt, vã mồ hôi.

Nôn ói: Thường kèm với đau bụng, nhưng nôn ói không luôn là biểu hiện của một bệnh nặng. Hầu hết những nguyên nhân thường gặp gây nôn thường sẽ khỏi nhanh chóng. Cần lưu ý là nếu nôn ói kéo dài trên 24 giờ phải dến các cơ sở y tế để khám bệnh.

Tính chất nôn: Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, nếu chất nôn có màu xanh hoặc vàng thì bạn nên đưa bé đi khám. Ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu chất nôn có chứa máu hoặc những chất màu đen thì nên đến phòng cấp cứu gấp.

Tiêu chảy: Hay kèm với đau bụng và nguyên nhân gây bệnh thường do virus. Có thể tiêu chảy trong khoảng 1 tuần nhưng thường kéo dài ít hơn 72 giờ (3 ngày). Nếu có máu trong phân thì bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Sốt: Sốt không phải lúc nào cũng là biểu hiện của tình trạng bệnh nặng. Ngược lại, có những bệnh nặng gây đau bụng mà nhiệt độ của trẻ vẫn bình thường.Đau bụng kèm sốt nên đưa trẻ đi khám bệnh.

Đau háng: Là vấn đề khá quan trọng ở trẻ nam, chúng nói bị đau bụng nhưng thật ra là đau ở vị trí khác. Trẻ bị xoắn tinh hoàn có thể cảm thấy xấu hổ khi nhắc đến vị trí đó, do đó bạn nên hỏi chúng rằng có phải chúng đau ở “phía dưới” hay không. Vấn đề này có thể điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm. Do đó, nếu trẻ than đau ở khu vực háng hoặc tinh hoàn, hãy mang trẻ đi khám bệnh.

Bệnh đường niệu: Đau bụng có thể liên quan đến những bất thường khi đi tiểu, như tiểu đau hoặc tiểu lắt nhắt, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và phải đến khám bác sĩ.

Phát ban: Có một số bệnh năng gây đau bụng xảy ra cùng với phát ban. Nếu trẻ phát ban kèm với đau bụng thì nên khám bệnh ngay.

Bạn muốn mua bán các sản phẩm chăm sóc Sức khỏe?

Mua bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Mua Bán Nhanh

Bạn muốn mua bán những sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: Thực phẩm chức năng, tinh dầu, máy xông, máy tập thể dục, máy massage, kiểm tra sức khỏe,... Hãy tham khảo Mua Bán Nhanh, đăng tin quảng cáo Sức khỏe miễn phí, hiệu quả tức thì. Xem ngay: Sức khỏe
Đăng bởi Mai Tâm 10-02-2017 1698

Chuyên mục: Khoa nhi Sức khỏe

Tin nổi bật Khoa nhi Sức khỏe