congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Khi chảo chống dính bị 1 vết xước: 9.100 hạt nhựa được giải phóng thấm vào thực phẩm, trẻ em tăng nguy cơ dậy thì sớm, ung thư đe dọa từng ngày

Đã xem: 36
Cập nhât: 2 năm trước
Mặt trong của chảo chống dính được phủ một lớp hóa chất có khả năng không phân hủy trong môi trường, tích tụ trong cơ thể sống, gây ảnh hưởng đến hormone khiến trẻ dậy thì sớm, làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Khi chảo chống dính bị 1 vết xước: 9.100 hạt nhựa được giải phóng thấm vào thực phẩm, trẻ em tăng nguy cơ dậy thì sớm, ung thư đe dọa từng ngày

Ngày nay, các loại nồi chảo chống dính gần như là thiết bị không thể thiếu trong mọi gia đình, vì nó giúp bạn chế biến các bữa ăn dễ dàng, không sợ vỡ nát, tiện lợi khi chùi rửa.

Năm 1954, thiết bị nhà bếp này lần đầu tiên được chế tạo và dần trở nên phổ biến. Song, cột mốc đại dịch Covid-19 cũng là lúc những chiếc chảo chống dính trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết. Nhu cầu thị trường về dụng cụ nấu nướng chống dính đạt 206 triệu chiếc trên toàn thế giới vào năm 2020 và dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa.

Nhưng lớp phủ chống dính không tồn tại mãi, chúng dễ bị trầy xước sau một thời gian nấu nướng và cọ rửa. Việc đánh giá lượng vi nhựa được thải ra trong quá trình nấu ăn và cọ rửa các đồ dùng nhà bếp này là rất khó.

Chảo chống dính là vật dụng quen thuộc trong gia đình nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại - Ảnh minh họa

Chảo chống dính là vật dụng quen thuộc trong gia đình nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại - Ảnh minh họa

Đây là lý do các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle và Đại học Finders (Úc) muốn tìm hiểu thêm về những nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng chảo chống dính khi lớp phủ bị xước.

Theo công bố trên tạp chí The Total Environment mới đây cho thấy, chỉ một vết xước nhỏ trên chảo chống dính có thể giải phóng khoảng 9.100 hạt nhựa trong quá trình nấu. Nếu lớp chống dính bị hỏng, kích thước từ vài milimet trở lên, sẽ giải phóng 2,3 triệu hạt vi nhựa, nhựa nano và có khả năng xâm nhập vào thực phẩm.

Các hạt vi nhựa khó phát hiện hơn các loại nhựa khác vì chúng quá nhỏ. Các nhà khoa học đã sử dụng máy quang phổ Raman và thông qua tán xạ của hạt photon để nghiên cứu vi nhựa và nano trên lớp phủ chống dính ở cấp độ phân tử. Sau đó tính toán lượng lớp phủ này có thể bị bung ra và ngấm vào thức ăn. Cuối cùng cho kết quả như trên.

Điều đáng lưu tâm là mặt trong của chảo chống dính được phủ một lớp hợp chất cao phân tử, tên là polytetrafluoroethylene (viết tắt PTFE). Một báo cáo năm 2022 từ tổ chức phi lợi nhuận Ecology Center cho thấy 79% chảo nấu chống dính và 20% chảo nướng chống dính được phủ PTFE.

Tiến sĩ Cheng Fang, nhà nghiên cứu của Đại học Newcastle cho biết, PTFE thuộc nhóm các chất Per và Polyfluoroalkyl (PFAS), một nhóm hóa chất không phân hủy trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước và tích tụ trong cơ thể của các sinh vật sống.

Một số nghiên cứu trước đây chứng minh rằng nếu nhiễm quá nhiều PFAS, một người khỏe mạnh có thể giảm khả năng sinh sản, tăng lượng cholesterol, gia tăng nguy cơ béo phì hoặc tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, thận và tinh hoàn. Trẻ em có thể dậy thì sớm hoặc chậm phát triển.

Chỉ cần vết xước nhỏ trên chảo chống dính có khả năng giải phóng 9.100 hạt nhựa - Ảnh minh họa

Chỉ cần vết xước nhỏ trên chảo chống dính có khả năng giải phóng 9.100 hạt nhựa - Ảnh minh họa

Giáo sư Youhong Tang, Đại học Flinders, cho biết nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu rõ hơn về mối đe dọa của các mảnh vụn nhựa PTFE trong quá trình nấu nướng hàng ngày. "Điều này đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ rằng chúng ta phải cẩn thận trong việc lựa chọn và sử dụng các dụng cụ nấu ăn để tránh thực phẩm bị nhiễm hạt nhựa", giáo sư Tang cho biết.

Cần lưu ý thêm, lớp phủ chống dính cũng có thể giải phóng các hóa chất độc hại vào không khí khi đạt đến nhiệt độ nhất định. Các nhà khoa học đã cho thấy khi đun nóng đến 260 độ C sẽ bắt đầu tạo ra khói, khi đạt đến 400 độ C sẽ bị phân hủy và sinh ra một số chất độc hại. Vì thế, trong nấu ăn hàng ngày ở hãy để dưới 200 độ C và tránh để chảo khô trên bếp.

Mặc dù vẫn còn những câu hỏi về mức độ phổ biến và nguy hiểm của việc giải phóng vi nhựa và nhựa nano này, nhưng các nhà nghiên cứu đang kêu gọi điều tra thêm về các tác động ô nhiễm có thể xảy ra trong quá trình nấu nướng.

Các gia đình nên sử dụng dụng cụ mềm, không sắc nhọn để không làm trầy xước bề mặt nồi chảo trong quá trình đun nấu và làm sạch. Tránh dùng thìa inbox, tuyệt đối không dùng búi sắt cọ nồi.

Những nồi và chảo cũ hơn nên được ngừng sử dụng sau một thời gian nhất định. Đồng thời, tránh đun chất chua trong chảo chống dính vì thức ăn có tính axit sẽ dễ ăn mòn lớp kim loại.

Tổ chức Consumer Reports chỉ ra một số cách để hạn chế tiêu thụ vi nhựa trong tiêu dùng hàng ngày, bao gồm: uống nước trực tiếp từ vòi (đã qua quy trình lọc hoặc đun sôi để nguội) thay vì dùng nước đóng chai, không hâm nóng thức ăn để trong bao bì nhựa, tránh sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm, ăn nhiều thực phẩm tươi, giảm thiểu lượng bụi nhà.

Nguyễn Phượng - Theo Thể thao & Văn hóa

Đăng bởi Ngọc Diệp 19-12-2022 36

Chuyên mục: Sức khỏe

Tin nổi bật Sức khỏe