congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Hải sản tươi sống

Đã xem: 7,927
Cập nhât: 8 năm trước
Chọn mua hải sản tươi sống ngon, an toàn Cách chọn mua sò, ốc… Sò hến tươi thì vỏ khép chặt, nếu đang mở, chạm tay vào thì khép lại nhanh chóng, nước trong ruột nhiều và trong, mùi hơi tanh. Sò hến ươn thì vỏ mở hoặc khép, chạm tay vào khi đang mở thì vỏ khép lại chậm là sắp chết, nước trong ruột ít và đục, mùi thối. Ốc tươi thì

Chọn mua hải sản tươi sống ngon, an toàn

Cách chọn mua sò, ốc…

Sò hến tươi thì vỏ khép chặt, nếu đang mở, chạm tay vào thì khép lại nhanh chóng, nước trong ruột nhiều và trong, mùi hơi tanh. Sò hến ươn thì vỏ mở hoặc khép, chạm tay vào khi đang mở thì vỏ khép lại chậm là sắp chết, nước trong ruột ít và đục, mùi thối.

Ốc tươi thì thân ốc nằm chặt trong vỏ hoặc chui mình ra khỏi vỏ và di động nhanh, chạm tay vào thì chui thật nhanh vào vỏ, vảy ốc ở gần phía ngoài vỏ ốc, chạm tay vào thì phản xạ khép kín lại. Ốc ươn thì thân nằm trong vỏ thành khối mềm nhũn, vảy thụt sâu vào trong vỏ.

Cách chọn mua sò, ốc…

Cách chọn tôm

Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các chân và càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.

- Tôm hùm: Những con có càng xanh trong, vỏ tươi bóng là tươi ngon.

- Tôm he: Tôm còn nhảy tanh tách, có màu trắng hồng, mắt xanh.

- Tôm sú: Có vỏ bóng trơn, sóng giữa thân tôm tươi và trong.

Không nên mua tôm đã chuyên sang màu hồng đậm, đầu và các càng rời khỏi thân, có mùi ươn là tôm đã để lâu, bị ươn ăn không ngon và rất nguy hiểm, dễ bị ngộ độc.

Cách chọn tôm

Cách chọn mua cua

Cua biển phân thành 3 loại gồm: cua gạch, cua thịt, cua nước. Trong đó, cách mua cua gạch và cua thịt là lấy tay ấn vào yếm cua, nếu yếm cứng thì cua có nhiều thịt.

Cũng có thể quan sát càng cua biển bằng mắt thường, nếu thấy càng mọng nước là cua xốp, không ngon. Cua biển ngon nhìn bên ngoài sẽ thấy lớp vỏ màu xám đục, yếm to.

Nên chọn con thật tươi, nhìn yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.

Cách chọn mua cua

Cách chọn mua ghẹ

Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh… nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh.

- Không nên chọn con quá lớn, con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn.

- Chọn những con thật chắc, bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.

- Nếu thích ăn ghẹ thịt thì chọn con đực, bấm tay vào sát phần yếm (phía dưới ức, gần chân mái chèo), nếu không lõm thì đó là cua ghẹ chắc thịt. 

- Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc chứ không mềm hoặc hơi lõm.

Nên chọn ghẹ có yếm màu đỏ, gạch màu hơi ngả vàng, các chân của ghẹ khi bóp chắc chứ không mềm, chân ghẹ tươi sẽ co chứ không duỗi.

Cách chọn mua ghẹ

Cách chọn mực

Để chọn mực tươi thì nên chọn con to, dày mình, trắng trong, thịt chắc không bị nát.

Mực nang: nên chọn con to, dày mình, có màu trắng đục, thịt chắc, không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài, phần râu mực cứng.

Mực ống: Chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, phần râu mực cứng, túi mực chưa bị vỡ.

Mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.

Cách chọn mực

 

Hải sản tươi sống và sức khỏe

Hải sản là nguồn cung cấp chất đạm tốt cho cơ thể

Khoa học về dinh dưỡng cho biết, hải sản cung cấp lượng protein rất lớn có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, protein trong hải sản có chất lượng cao, giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, lại dễ ăn, dễ tiêu hóa.

Phòng chống bệnh trầm cảm

Trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề an ninh, việc làm, kinh tế, khói, bụi, tiếng ồn… làm cho mọi người đều có khả năng mắc bệnh trầm cảm do gặp stress kéo dài. Nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh trầm cảm có liên quan đến nồng độ axit béo omega-3 trong cơ thể bị thấp. Trong khi đó, hải sản có chứa lượng axit béo omega-3, đặc biệt là DHA rất nhiều có thể giúp tăng lượng axit béo omega-3 trong cơ thể, từ đó giúp giảm và ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Hải sản còn có các hợp chất giúp giảm nguy cơ bị mất trí nhớ, Alzheimer… Nhờ đó nó có thể làm giảm các dấu hiệu trầm cảm và chống lại chứng trầm cảm mạn tính. Một vài nghiên cứu cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều hải sản sẽ giúp thai nhi phát triển với chỉ số thông minh cao hơn.

Tăng cường thị lực

Các loại hải sản, đặc biệt là các loại cá dầu chứa nhiều axit béo omega 3. Vì vậy, nếu ăn hải sản thường xuyên sẽ tăng cường khả năng thị lực. Trong các loại tôm, cua, rất giàu vitamin A, có tác dụng bảo vệ và tăng cường thị lực. Nếu ăn hải sản thường xuyên có thể cải thiện được tình trạng thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. Nói chung, hải sản bổ sung hàm lượng vitamin và chất khoáng giúp mang lại thị lực tốt hơn. Hiện nay, dầu cá chứa nhiều vitamin A giúp bổ sung cho cơ thể được chiết xuất từ một số loại hải sản như cá

Cung cấp vitamin D, cải thiện chức năng phổi

Khi cơ thể bị thiếu vitamin D sẽ làm giảm chức năng phổi một cách trầm trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cá là một loại thực phẩm giúp bảo vệ phổi. Bởi trong cá chứa nhiều vitamin D giúp bổ sung cho cơ thể. Các loại cá béo và dầu cá là hai nguồn cung cấp loại vitamin này, có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh về phổi, nhất là bệnh hen suyễn. Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá ngừ

Tốt cho tim mạch

Nguồn axit béo omega-3 có trong hải sản giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm giảm hàm lượng chất béo triglyceride trong máu, giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Do đó, để phòng tránh các bệnh tim mạch chúng ta nên ăn các loại hải sản từ 2 lần/tuần trở lên.

Trong các loại hải sản rất giàu chất khoáng sắt và kẽm, đó là những nguyên liệu giúp sản sinh ra máu giúp phòng và chữa bệnh thiếu máu. Nếu chúng ta thường xuyên ăn hải sản sẽ giúp tăng nồng độ hemoglobin của cơ thể.

Làn da sáng khỏe nhờ hải sản

Dầu cá hoặc cá tươi rất giàu omega 3 axit béo và protein. Protein tự nhiên giúp làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ. Nó cũng thúc đẩy quá trình sản sinh ra collagen trong cơ thể. Như vậy axit béo Omega 3 trong hải sản giúp bạn duy trì một làn da tươi trẻ. Bổ sung thường xuyên các loại hải sản khác nhau vào chế độ ăn uống của mình, bạn sẽ duy trì được một làn da sáng và khỏe mạnh.

Duy trì độ chắc khỏe cho xương

Trong hải sản giàu hàm lượng canxi, rất tốt việc đảm bảo sức khỏe của hệ xương. Trong thực tế, nếu bạn coi hải sản là nguồn thực phẩm thường xuyên trong chế độ ăn uống của mình, nó sẽ giúp cơ thể bạn giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến đau khớp, viêm khớp. Bên cạnh đó, protein trong cá còn có tác dụng giúp bạn củng cố cơ bắp sau những giờ luyện tập thể thao.

Rất tốt cho người bị bệnh thiếu máu

Hải sản rất giàu sắt và kẽm, đó là những dưỡng chất rất tốt để cải thiện các vấn đề xấu của bệnh thiếu máu. Việc bạn thường xuyên ăn hải sản sẽ giúp tăng mức độ hemoglobin của cơ thể. Bên cạnh đó, trong hải sản giàu kẽm, cũng giúp cho mái tóc của bạn thêm khỏe, đẹp.

Thức ăn bổ não

Hải sản được coi là một loại thức ăn bổ não được nhiều người ưa thích. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu người phụ nữ tiêu thụ hải sản trong thời kỳ mang thai, thai nhi của họ sẽ có cơ hội phát triển chỉ số thông minh cao hơn. Tuy nhiên, khi bổ sung hải sản, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Những lưu ý khi ăn hải sản

BS Đào Thị Yến Thủy, chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Tốt nhất hãy chọn hải sản còn sống (cá còn bơi, tôm nhảy, ghẹ sống), sau đó là hải sản đã được đông lạnh. Hải sản ướp đá cục thì cần xem xét kỹ hơn độ tươi sống… Hải sản tươi mới còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon khi ăn. Không chọn hải sản đã bị ươn thối, bể bụng, mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi hôi… vì dễ gây ngộ độc cho người sử dụng.

Muốn chế biến hải sản còn giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt thì nên hấp, luộc, nướng hơn là chiên. Cần làm sạch và tan mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt… Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt, ăn lúc còn nóng thì nhiều dinh dưỡng hơn để nguội. Hải sản không chứa nhiều chất béo nên không sợ bị nhiều năng lượng gây tăng cân không mong muốn. Có thể ăn lượng hải sản trong mỗi khẩu phần từ 70 – 90g (nhiều hơn thịt, chỉ 30 – 50g). Số lần ăn hải sản trong tuần được khuyến cáo nên nhiều hơn thịt, nên ăn cá ít nhất hai-ba lần/tuần vì cá chứa omega-3 có lợi cho tim mạch.

TS-BS Trần Thị Minh Hạnh (Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) lại khuyến cáo: Những người bị bệnh gút, bệnh viêm khớp cấp do tăng axit uric trong máu và gây lắng đọng các thể purin ở khớp, nên tiết chế ăn hải sản để tránh những cơn đau ở các khớp chân, tay. Cần lưu ý cách chế biến, hải sản chưa chín hẳn như gỏi cá sống, hàu sống, tôm, sò, mực nướng… có nguy cơ ẩn chứa vi trùng, ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột nếu ăn phải. Ngoài ra, nếu ăn phải hải sản nuôi, hải sản sống trong môi trường ô nhiễm sẽ có nguy cơ nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.

Hải sản tươi có thể gây dị ứng trên một số cơ địa mẫn cảm, hải sản ươn càng dễ gây dị ứng. BS Huỳnh Huy Hoàng – BV Da liễu TP.HCM cũng cho biết: Trong hải sản có chất histamin gây bệnh chàm, mề đay. Chàm chỉ làm lở, ngứa ngoài da, nhưng mề đay nếu bị nặng có thể dẫn đến phù miệng, phù thanh quản, dẫn đến khó thở. Vì vậy, những người có cơ địa dị ứng không nên ăn nhiều hải sản, nếu muốn ăn, nên tập từ từ, mỗi lần ăn một ít và tăng lượng dần lên. Một số người sau một thời gian tập có thể ăn được hải sản mà không bị dị ứng. Riêng đối với trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng với hải sản thì không nên ăn, dị ứng hải sản sẽ tự khỏi ở một số trẻ khi lớn.

Phụ nữ mang thai khi ăn hải sản cần chú ý chọn hải sản tươi sống, chế biến chín kỹ để tránh ngộ độc, ảnh hưởng tới thai nhi. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyên những phụ nữ muốn có thai, đang mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ cần tránh một số loại cá, một số loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao.

Những đối tượng không nên ăn hải sản

Biểu hiện khi bị dị ứng

Mực: những người tỳ thận dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng như tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục... thì không nên dùng.

Nên kiêng ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.

Ngao: dù là loại thực phẩm rất có lợi cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính... nhưng vì ngao vị mặn, tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên dùng.

Hàu: Là loại đồ biển rất giàu các acid amin cần thiết, các vitamin và nguyên tố vi lượng, rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu.

Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.

Tôm biển: những người bị dị ứng tôm, bị viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư, hỏa vượng biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì không nên ăn.

Ngoài ra, tôm biển không nên ăn cùng thịt dê và khi dùng thì không được uống vitamin C.

Cua biển: những người tỳ vị hư yếu biểu hiện bằng các triệu chứng như dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát..., những người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua thì không được dùng.

Cần chú ý không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Không bao giờ được ăn cua không còn tươi vì chất đạm trong cua rất dễ phân hủy và biến thành chất độc hại cho cơ thể.

Những đối tượng không nên ăn hải sản

Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ

Tôm, cua, sò, hến chết có chứa nhiều vi khuẩn, không nên ăn vì có thể có độc tố, dễ gây ngộ độc. Không nên ăn hải sản và uống bia cùng lúc vì dễ bị bệnh gút. Không nên ăn hải sản và trái cây cùng lúc vì dễ bị đau bụng. Không ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C dễ gây ngộ độc.

Không nên uống trà sau khi ăn hải sản bởi trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan, lắng đọng trong cơ thể.

Do hải sản đã có sẵn tính hàn, nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh… dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu. Những người tỳ thận dương hư không nên ăn mực.

Những điều kiêng kỵ khi ăn hải sản tươi sống

Không ăn hải sản chưa được nấu chín: Trong hải sản có chứa nhiều vi khuẩn như vibrio parahaemolyticus, lungfluke, đây là các loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt khá tốt, các loại vi khuẩn này sẽ không chết nếu hải sản không được nấu chín. Khi ăn phải hải sản chưa nấu chín thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng ho ra máu, co giật…

Không ăn tôm, cua, sò, hến đã chết: Các loại thực phẩm này khi chết thì có tốc độ suy giảm protein khá nhanh so với thực phẩm khác, khiến cho hải sản có mùi hôi, khi ăn vào cơ thể có thể gây ngộ độc mà biểu hiện thường thấy là đau đầu, chóng mặt, nôn ói, đau bụng…Cua khi chết thì vi khuẩn liền phồn thực sẽ sinh sôi rất mạnh mẽ làm chuyển hóa lượng histidine thành histamine gây ngộ độc.

Không uống bia khi ăn hải sản: Trong hải sản có chứa nhiều purien khi vào cơ thể sẽ hình thành nên axit uric, do đó nếu uống bia trong khi ăn hải sản sẽ làm tăng lượng axit uric. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút, viêm các khớp xương gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không ăn trái cây khi đang ăn hải sản: Thói quen ăn trái cây sau khi ăn là khá phổ biến để giúp làm cho miệng sạch sẽ và khử mùi hôi của hải sản. Nhưng đây lại là một thói quen sai lầm. Bởi vì khi ăn cả hai loại cùng một lúc sẽ làm cho quá trình hấp thụ protein, canxi của hải sản kết hợp với lượng tannin có trong trái cây tạo ra một loại canxi không tan, điều này sẽ gây kích ứng lên hệ tiêu hóa gây chướng bụng, nôn…

Không ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược lại. Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người. Vì vậy cần kiêng kỵ ăn hải sản với thực phẩm này.

Không uống trà sau khi ăn hải sản: Bởi vì lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa.

Hạn chế việc ăn hải sản sống: Một số loại hải sản khi ăn sống sẽ khiến cho các vi khuẩn có trong hải sản không được tiêu diệt và ký sinh khi vào cơ thể, sẽ gây ra một số bệnh về mắt, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa…

Không ăn những hải sản đã được chế biến quá lâu: Trong hải sản có chứa nhiều protein do đó khi những loại hải sản này chết hoặc được bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ rất dễ dàng bị nhiễm khuẩn và dễ dàng gây bệnh. Một số loại hải sản như: cá ngừ, cá thu… khi để quá lâu thì lượng vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển, điều này sẽ làm chuyển hóa lượng histidine thành histamine gây ngộ độc như: da nổi mẫn đỏ, ngứa, khó thở…

Không ăn hải sản với những thực phẩm có tính hàn khác: Các loại hải sản có tính hàn khá cao do đó nếu ăn với các thực phẩm có tính hàn khác như: dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột), rau muống, dưa hấu, lê, nước đá… sẽ gây nên hiện tượng chướng bụng, khó tiêu. 

Không dùng hải sản đông lạnh để luộc, hấp: Những loại hải sản này khi được bảo quản trên ngăn đá quá lâu sẽ hình thành nhiều vi khuẩn, mất đi các protein có lợi cho sức khỏe…Do vậy cần phải chế biến bằng cách chiên, xào ở nhiệt độ cao thay vì hấp, luộc. 

Không ăn các loại hải sản có nghi ngờ chứa chất độc: Vào những mùa nhất định trong năm thì một số loại hải sản sẽ có nguy cơ nhiễm độc cao như cá nóc, sao biển, sứa…Các loại hải sản này hầu như không nhiễm độc do vi khuẩn mà là do chất độc có sẵn trong cơ thể và thường được tiết ra theo từng mùa trong năm. Do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của những loài hải sản này để tránh tình trạng ngộ độc khi ăn.

Do đó cần lựa chọn hải sản tươi sống để chế biến thành thức ăn, luôn đảm bảo toàn bộ quy trình chế biến phải hợp vệ sinh, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ bị ngộ độc do ăn hải sản. Đồng thời những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì không nên ăn hải sản.

Mua hải sản tươi sống ở đâu

Hải sản tươi sống

Mua hải sản tươi sống chất lượng tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Hải sản tươi sống

Nguồn: https://thegioiamthuc.com.vn/hai-san-tuoi-song-97.html

Đăng bởi Phương Mai 22-04-2016 7927

Tin nổi bật Ẩm thực Phổ biến kiến thức Ẩm thực