Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Giới thiệu máy ảnh Nikon D3300
Thiết kế
D3300 có thân hình gần như giống hệt D3200, và do đó cũng giống với cả mẫu D3100 ra mắt từ năm 2010. Thân máy khá nhẹ và tạo ra cảm giác cầm tay khá dễ chịu. Phía trên gờ cầm tay có kích cỡ khá lớn là nút nguồn và nút cò, cùng các nút phụ trợ khác như nút quay video, nút bù sáng và nút Info. Bánh xe chọn chế độ có khá nhiều tùy chọn như các chế độ PSAM quen thuộc, chế độ Guide (hướng dẫn) và Effects (Hiệu ứng).
Chế độ Guide Mode đã được Nikon thiết kế lại. Chế độ này giờ đã được chia làm 2 loại nhỏ: Easy Operation chỉ cho phép người dùng tùy chỉnh một số cài đặt cơ bản, trong khi Advanced Operation sẽ mô tả các tùy chỉnh hợp lý nhất cho từng loại cảnh vật và cho phép người dùng tự thay đổi tùy chỉnh theo ý mình.
Ví dụ, khi lựa chọn chế độ Sports (ảnh Thể thao) trong muc Distant Subject (mẫu vật ở xa) được xếp loại Easy Operation, D3300 sẽ mô tả với bạn các tác vụ mà máy đang làm, sau đó hỏi bạn muốn sử dụng ống ngắm hay Live View. Từ đây, D3300 sẽ cho phép bạn điều chỉnh chế độ flash, chế độ drive và ISO. Tuy vậy, các cài đặt cho phép người dùng tùy chọn này sẽ không được lưu riêng cho từng loại cảnh vật.
Nút Fn có thể tùy biến được sẽ cho phép bạn điều chỉnh chất lượng ảnh, ISO, cân bằng trắng hoặc kích hoạt menu Active D-Lighting.
Lưng máy cũng có rất nhiều nút bấm: nút xem ảnh, Menu, phóng to, thu nhỏ và nút i cho phép truy cập nhanh vào các cài đặt hay dùng nhất. Nikon cũng đã thiết kế lại các nút điều hướng ở phía sau để cho phép người dùng di chuyển theo đường chéo. Đây là một thay đổi đặc biệt hữu dụng khi bạn thay đổi điểm lấy nét tự động.
Khe cắm thẻ SD được đặt ở cạnh bên phải của máy, trong khi pin được đặt ở cạnh đối diện. Màn hình LCD của D3300 vẫn được sắp xếp khá hợp lý như nhiều model Nikon khác: các tùy chọn được đặt ở phía dưới màn hình thay vì bị rải rác trên khắp các cạnh màn hình.
Cùng với đầu phát Composite, cổng HDMI, USB và cổng cắm GPS của riêng Nikon, D3300 được trang bị thêm một khe cắm riêng cho microphone ngoài.
Rất tiếc, D3300 vẫn còn thiếu rất nhiều tính năng chụp ảnh có mặt trên các sản phẩm cạnh tranh, ví dụ như tính năng bracket mức phơi sáng thường và mức phơi sáng flash. Chế độ nhả cò "yên lặng" vẫn có mặt trên Nikon D3300, dù đây không phải là một mô tả chính xác bởi D3300 vẫn để phát tiếng cò nhỏ trong chế độ này.
Điểm mạnh
- Cải thiện chất lượng ảnh chụp so với thế hệ trước.
- Hiệu năng xử lý khá ổn cho tầm giá.
Điểm yếu
- Hơi ít tính năng.
Kết luận
Dù vẫn còn một số thiếu sót song khó có thể phủ nhận được rằng máy ảnh Nikon D3300 đang là một trong những mẫu DSLR giá rẻ tốt nhất hiện nay. Với chất lượng ảnh chụp khá tốt cho tầm giá cùng các chế độ Guide Mode dành cho người mới học chụp ảnh, Nikon D3300 thực sự là một lựa chọn hợp lý so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc hiện nay.
Một vài lưu ý khi mua máy ảnh cũ
Xác định rõ nhu cầu chính khi mua máy ảnh: điều này sẽ tác động đến giá cả, các phụ kiện đi kèm cũng như vòng đời của chiếc máy.
Tìm hiểu báo giá máy mới tại các cửa hàng, khoanh vùng mẫu máy thật sự quan tâm để nắm được mức giá hợp lý.
Tìm hiểu tính năng, phản hồi chất lượng của các dòng máy đó trước khi mua. Không nên mua dòng máy quá cũ, chất lượng phần cứng cũng như công nghệ không còn đảm bảo.
Theo nhiều thợ sửa chữa, màn hình, ống kính và pin là những yếu tố dễ bị tác động nhất trong quá trình sử dụng, cần kiểm tra kĩ những yếu tố này.
Cần chú ý hình thức bên ngoài, những vết xước nhỏ tối thiểu là có thể chấp nhận được do quá trình sử dụng hoặc bị cọ xát vào các vật khác. Tuy nhiên vết nứt hở kẽ, vết xước dài hoặc bị móp thì khả năng là máy đã bị va đập mạnh.
Kiểm tra ốc vít trên máy và trên ống kính xem có bị xước, toét ren không.
Ống kính có bị bụi và xước không, thử zoom xa, zoom gần xem mô tơ có phát tiếng kêu to khác thường không, có bị lọc xọc không.
Thử tất cả các nút xem có chắc tay không, các nút hoạt động có chính xác không, độ nhạy của các nút có tốt không đặc biệt là nút chụp.
Nếu có thể yêu cầu người bán sạc đầy pin từ trước để có thể thử vận hành tại chỗ một khoảng thời gian đủ dài để kiểm tra kỹ, đồng thời xem có hiện tượng sụt pin không, pin có bị chai không. Sạc pin có được không.
Kiểm tra màn hình LCD có điểm chết hay không, màn hình hiển thị chất lượng thế nào, chụp tờ giấy trắng xem có xuất hiện điểm đen không.
Chụp với chế độ tự động, trong điều kiện ánh sáng thấp xem flash hoạt động thế nào, có tự đánh không, mức độ bao phủ ánh sáng tốt không.
Phụ kiện đi kèm tốt nhất là còn đầy đủ: giấy tờ mua bán, thời điểm bảo hành đi kèm, vỏ hộp, cáp, đĩa CD, pin, thẻ nhớ… Lưu ý test sử dụng các phụ kiện này.
Mua máy máy chụp hình Nikon ở đâu
Mua bán máy chụp hình Nikon cũ đã qua sử dụng tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Bán máy chụp hình Nikon
Nguồn: https://mayanhkythuatso.vn/ban-may-chup-hinh-nikon-55.html
Tin nổi bật Phổ biến kiến thức