Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp với mọi người là thời điểm bộc lộ trí tuệ cảm xúc của chúng ta nhiều nhất.
Tuy nhiên, ai cũng có thể nói chuyện, nhưng không phải ai cũng "biết nói chuyện".
Tin rằng các bạn cũng có thể đã gặp những trường hợp như này:
Trao đổi quan điểm với người khác, nói vài câu thấy không hợp nhau, chán không muốn nói chuyện.
Rõ ràng rất có năng lực, nhưng không giỏi nói chuyện, thường xuyên làm mất lòng khách hàng.
…
Rất nhiều khi, chúng ta rõ ràng chỉ muốn giao tiếp trên tinh thần chia sẻ và giao lưu với nhau, nhưng sau cùng lại không được như ý.
Tại sao vậy?
Thực ra, trong giao tiếp, có 6 sai lầm chí mạng mà chúng ta thường bỏ qua.
01
Thành kiến thường là vấn đề hay xuất hiện nhất trong giao tiếp.
Con người ta có xu hướng tìm kiếm bằng chứng để hỗ trợ các ý kiến mà họ đã tin và bỏ qua thông tin mâu thuẫn với các ý kiến hiện có.
Dùng một câu để khái quát thì là "người ta chỉ tin những gì mình muốn tin".
Một người bạn chia sẻ rằng chồng mình là người khá luộm thuộm, có một hôm cô không tìm thấy chiếc điều khiển từ xa, cô chắc nịch là chồng mình để lung tung.
Dù chồng một mực phủ nhận, nhưng cô vẫn kiên trì, rồi tìm đủ "bằng chứng" chứng minh mình đúng.
Kết quả hôm sau dọn nhà, phát hiện ra điều khiển rơi ở khe ghế sô pha, hóa ra là cô ấy hiểu lầm chồng mình.
Rất nhiều cặp vợ chồng ở chung với nhau lâu ngày nên họ luôn nảy sinh ra những "định kiến" trong mối quan hệ, chẳng hạn như "vợ tôi hay càn nhằn lắm" hay "chồng tôi luộm thuộm lắm"…
Lâu dần, vợ nói gì cũng là cằn nhằn, chồng làm gì cũng vẫn thấy luộm thuộm, hễ xảy ra chuyện gì là lập tức tìm cách hợp lý hóa quan điểm của mình.
Leonard Mlodinow nói, con người ta khi đưa ra phán đoán sẽ có 2 cơ chế:
Một là kiểu "cơ chế nhà khoa học", có chứng cứ rồi đi tới kết luận; hai là kiểu "cơ chế luật sư", kết luận rồi đi tìm bằng chứng.
Trên thế giới này, "nhà khoa học" rất ít", nhưng những "luật sư gà mờ" thì lại rất nhiều.
Bỏ chiếc kinh màu của bạn xuống, tránh những phán đoán sai lầm, giao tiếp như vậy sẽ trở nên trôi chảy hơn.
02
Chẳng hạn:
A: Anh ấy không biết bơi, vẫn muốn đi cứu người, nghe có vẻ không ổn lắm!
B: Thế không cứu nữa là vừa lòng bạn chứ gì!
A: Mật ong ở đây ngon quá!
B: Thế chắc ở các chỗ khác không ngon?
Những người sử dụng logic "không đen thì trắng" kiểu này để trả lời hầu hết thích suy nghĩ theo kiểu "tư duy nhị phân".
Trong mắt họ, cuộc sống giống như bộ phim truyền hình, ngoài người tốt ra thì đâu đâu cũng là người xấu.
Nhưng trong thế giới thực tế, bất kể là người hay chuyện gì cũng đều có một mặt khá phức tạp, vùng xám thường lớn hơn vùng đen trắng.
Vì vậy, trong giao tiếp, đừng cố ý bóp méo suy nghĩ của người khác.
Tránh tư duy logic kiểu không trắng thì đen là đang tránh những cuộc cãi vã không đâu có thể xảy ra.
03
Một vấn đề mà nhiều người gặp phải trong giao tiếp nhưng lại thường không nhận ra:
Rất nhiều khi, bạn cho rằng mình đã truyền tải được điều gì đó 100%, nhưng thực ra không phải.
Trong báo cáo hàng quý tại nơi làm việc, một nhân viên một mạch báo cáo hết 5 vấn đề khó khăn trong tiến độ của một dự án.
Vốn dĩ ý của anh ấy là "gặp vấn đề nan giải thì chúng ta phải giải quyết".
Nhưng các lãnh đạo ngồi trong buổi họp lại hiểu rằng "dự án khó như vậy, có phải anh đang không muốn làm?"
Trong quá trình giao tiếp với người khác, nếu chỉ tập trung vào việc thể hiện hết mình mà không xác nhận rõ mục đích giao tiếp, điều này sẽ dẫn đến sự sai lệch trong cách hiểu của cả hai bên.
Trong giao tiếp tại nơi làm việc, chúng ta nên chú ý hơn đến việc xác nhận mục đích giao tiếp với đối phương và xác nhận xem mục đích đó đã đạt được hay chưa.
Hỏi thêm một câu nữa, "Tôi nói vậy đã rõ chưa? Các bạn hiểu hết chứ?" thường là giải pháp tối ưu cho giao tiếp.
04
Làm người làm việc, kị nhất là để cảm tính lấn át lý trí.
Trong tâm lý có một khái niệm gọi là "định luật ưu tiên phán đoán cảm tính", nó có nghĩa là cảm xúc sẽ ưu tiên hơn lý trí và ảnh hưởng đến phán đoán của con người.
Trong cuộc sống, nhiều người không biết cách nói chuyện thường để miệng nhanh hơn não, nói ra những lời khiến người khác tổn thương.
Chẳng hạn những bậc cha mẹ thấy con mình phạm lỗi, tuy nhiên chưa kịp hỏi cho rõ ngọn ngành đã lớn tiếng mắng con.
Con tuy không nghịch nữa, nhưng nó sẽ tủi thân bên trong và không còn muốn giao tiếp với bạn.
Các nhà tâm lý học phát hiện, "con người ta thường vì không kiểm soát được cảm xúc của mình mà làm ra những hành vi phi lý trí.
Để rồi sau khi bình tĩnh lại, trở nên lý trí hơn, chúng ta lại ngồi đó hối hận vì những hành vi của mình."
Trong những trường hợp như vậy, cách làm đúng đắn nhất là giải quyết cảm xúc trước rồi sau đó mới xử lý sự việc.
Hãy lắng nghe suy nghĩ của con cái trước, để trẻ ở trong trạng thái cảm xúc tốt, kịp thời dạy dỗ giáo dục con.
Nếu không chúng sẽ chỉ nhớ về những nỗi sợ hãi trước sự khiển trách của bạn, rồi đóng trái tim lại, quên mất xem xét và sửa chữa những sai lầm của mình.
05
Có một mẫu câu khá gây phản cảm trong giao tiếp:
"Tôi biết rồi, có thế thôi mà…"
Darwin đã từng nói: Sự thiếu hiểu biết dễ dàng tạo ra sự tự tin hơn sự hiểu biết.
Trong quá trình giao tiếp, thường có những người luôn tỏ ra vượt trội hơn những người khác.
Dunning và Kluge, hai nhà tâm lý học tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ, thông qua nghiên cứu về kỹ năng đọc, lái xe và chơi cờ của mọi người đã phát hiện ra rằng:
Về khiếu hài hước, khả năng viết lách và khả năng logic, những người thiếu những kĩ năng đó nhất lại là những người luôn đánh giá quá cao bản thân.
Họ nghĩ rằng mình đạt trên 60% trong khi thực tế chỉ đạt 12%.
Đặc điểm hành vi này được gọi là "hiệu ứng D-K":
"Một số người không đủ năng lực, thường đưa ra kết luận sai trên cơ sở thiếu cân nhắc, lại thường chưa nhìn nhận đúng những khuyết điểm của bản thân.
Họ chìm đắm trong những ưu điểm ảo tưởng tự tạo, đánh giá quá cao trình độ năng lực của bản thân, và không thể đánh giá khách quan năng lực của người khác. "
Chúng ta cần phải đề phòng điều này trong quá trình giao tiếp với mọi người.
Đừng kiêu ngạo hoặc giả vờ hiểu biết, hãy luôn giữ một thái độ khiêm tốn đúng mực.
Bằng cách này, bạn mới có thể nói những điều người khác sẵn sàng lắng nghe và trao đổi những điều người khác sẵn sàng nói.
06
Trong xã hội hiện đại, ý thức cá nhân của con người ngày càng trở nên mạnh mẽ, ý thức về ranh giới cũng theo đó mà ngày càng trở nên quan trọng hơn trong giao tiếp.
Nhiều người rất "nhiệt tình" khi trò chuyện và thích coi chuyện của người khác là của mình.
Tham gia quá mức, can dự quá mức, xuất phát từ "lòng tốt" mà chỉ chỉ điểm điểm.
Khi giao tiếp với mọi người, chúng ta nên thường xuyên tự kiểm tra xem sự quan tâm của bạn có chứa — phán xét, buộc tội, phủ nhận, sửa chữa, kiểm soát hay các yếu tố khác hay không.
Nếu có, thì mối quan tâm của bạn có thể đang bị xáo trộn, bị "biến chất".
Khi tranh cãi hoặc xung đột với người khác, hãy chú ý nhiều hơn đến ranh giới và giới hạn của mỗi người.
Nhiều cặp vợ chồng cãi vã đều vì chuyện này chưa thảo luận xong đã mang chuyện khác vào để tranh luận tiếp.
Một cuộc cãi vã về công việc nhà bỗng nhiên lại liên quan đến việc "hối hận vì đã cưới anh" hay "chăm con không dễ dàng", sau cùng, càng nói càng ra nhiều vấn đề.
Rồi chúng ta bắt đầu tấn công vào hoàn cảnh gia đình, công việc, nợ cũ… chúng ta cứ không ngừng thách thức ranh giới khoan dung của cả hai bên.
Duy trì một mối quan hệ không phải chuyện đơn giản, nhưng để phá hủy nó thì lại chỉ cần một vài câu nói.
Khi giao tiếp với người khác, bạn phải có ý thức về ranh giới, đừng bỏ qua cảm xúc của đối phương mà bước vào vùng cấm của giao tiếp.
Tôn trọng giới hạn tự trọng của nhau, đôi bên mới có thể lâu dài.
Người ta thường nói rằng giao tiếp là một môn nghệ thuật, hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể nhìn nhận được một phần bản chất của giao tiếp, và rồi học được cách giao tiếp hiệu quả hơn và trò chuyện ấm áp hơn.
Mong rằng tất cả chúng ta đều sẽ đạt được mức độ giao tiếp thuần thục hơn và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình trong những ngày sắp tới.
Như Nguyễn
Tin nổi bật Chia sẻ