congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Nghỉ việc cũng nên chuyên nghiệp

Đã xem: 1,011
Cập nhât: 11 năm trước
Nhiều người còn mắc sai lầm nghiêm trọng hơn khi đứng giữa văn phòng công ty mà khoe khoang về công ty sắp tới. Điều đó chỉ khiến đồng nghiệp bực bội và các sếp sẽ có sự đánh giá bạn là nhân viên cư xử thiếu chuyên nghiệp. Hãy để hình ảnh bạn vẫn đẹp kể cả khi đi(Ảnh minh họa).Bạn quyết định rời khỏi công ty hiện tại để tìm đến một môi

Nhiều người còn mắc sai lầm nghiêm trọng hơn khi đứng giữa văn phòng công ty mà khoe khoang về công ty sắp tới. Điều đó chỉ khiến đồng nghiệp bực bội và các sếp sẽ có sự đánh giá bạn là nhân viên cư xử thiếu chuyên nghiệp.

congso.com

Hãy để hình ảnh bạn vẫn đẹp kể cả khi đi(Ảnh minh họa).
Bạn quyết định rời khỏi công ty hiện tại để tìm đến một môi trường mới. Dù "nhảy việc" ngày nay dễ dàng hơn trước kia nhưng bạn cũng nên ra đi một cách chuyên nghiệp.

Sau đây là những điều bạn nên tránh và việc bạn nên làm để rút lui một cách êm đẹp:

Trước hết, bạn cần phải thông báo nghỉ với nhân sự theo đúng quy định của công ty và có kế hoạch để bàn giao công việc. Kể cả thời gian này, bạn hay bất đồng với sếp, với đồng nghiệp, cảm giác bực bội, khó chịu nhưng cũng không nên vì sắp ra đi mà bôi xấu sếp, chê bai đồng nghiệp của mình.

Nhiều người còn mắc sai lầm nghiêm trọng hơn khi đứng giữa văn phòng công ty mà khoe khoang, ca ngợi hết lời về công ty sắp tới. Điều đó chỉ khiến đồng nghiệp bực bội và các sếp sẽ có sự đánh giá bạn là nhân viên cư xử thiếu chuyên nghiệp bởi như thế chẳng khác gì bạn đang quay lại chê bai công ty cũ. Bạn cũng đừng bao giờ có suy nghĩ đánh cắp bất cứ tài liệu, tài sản hay phá hỏng cơ sở dữ liệu của công ty cho... bõ tức.

Nếu bạn thực sự muốn nói một vấn đề gì đó mang tính chất xây dựng cho công ty thì nên hẹn gặp trưởng phòng nhân sự hoặc vào phòng sếp để nói chuyện trực tiếp. Lúc này, bạn, có thể chia sẻ thật về lý do khiến bạn muốn rời khỏi công ty. Sếp sẽ rất biết ơn vì những đóng góp của bạn và tôn trọng bạn vì cách cư xử đúng mực.

Bạn cần nhớ rằng, dù làm ở công ty khác nhưng vẫn trong cũng ngành, cùng lĩnh vực, việc nhân sự ở công ty này quen biết ở công ty kia không có gì khó hiểu. Thậm chí các sếp thường xuyên nắm bắt, trao đổi tình hình với nhau. Việc bạn cư xử không ra gì trước lúc ra đi sẽ khiến hình ảnh của bạn xấu đi.

Thay vào đó, khi quyết định nghỉ, bạn nên viết một bức thư ngắn gọn và trực tiếp gửi cho sếp. Sếp phải là người đầu tiên biết chuyện này, do chính bạn nói ra chứ không phải nghe người này người kia nói lại hay xì xào bàn tán đâu đó ngoài hành lang.

Thông báo nghỉ việc vào thời điểm thích hợp, theo quy định của công ty, báo trước đủ thời gian để công ty bố trí người thay thế. Nếu có thể, bạn nên hoàn thành hết dự án, công việc đang dang dở rồi hẵng nghỉ.

Trước khi nghỉ hẳn, bạn nên liệt kê danh sách công việc cần bàn giao. cả việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành, ghi rõ nguồn cơ sở dữ liệu để người thay thế bạn dễ dàng nắm bắt với công việc. Ngoài dữ liệu, các số điện thoại, email liên hệ với mọi người khi bạn còn làm việc cũng nên giao lại. Tốt hơn là bạn nên thông báo cho những đối tác ấy biết ngày cuối cùng bạn làm việc tại công ty và giới thiệu người mới với họ để tiện cho liên lạc về sau.

Đã làm việc tại công ty này một thời gian, khi ra đi, bạn cũng nên có lời tạm biệt. Nếu có điều kiện, hãy tổ chức một buổi liên hoan nhỏ với bạn bè, đồng nghiệp để chào và chúc mọi người ở lại và làm tốt công việc. Nếu không, ít nhất bạn cũng nên gửi email chào toàn thể mọi người trong công ty với sự chân thành và thiện chí.


Chuyên mục: Giáo dục Nghề nghiệp

Tin nổi bật Giáo dục Nghề nghiệp