Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
1. Lên kế hoạch và tạo động lực
a. Lên kế hoạch
Lên kế hoạch là một phần cực kì quan trọng, góp phần giúp bạn giảm chi phí tiền bạc và thời gian, mà đạt được kết quả thi như mong muốn. Một số tips cho việc lên kế hoạch của mình:
Làm pre-test: Trước khi bắt tay vào tìm hiểu về từng phần trong TOEFL, bạn hãy dành thời gian làm 01 bài full test để xác định mức điểm hiện tại của mình, và đừng quá hốt hoảng nếu kết quả quá thấp so với target của bạn. Một khi biết mình đang ở đâu, việc lên kế hoạch của bạn sẽ bớt khó khăn hơn nhiều. (VD: nếu có background tốt, ngữ pháp vững, nói trôi chảy, thì khoảng thời gian ôn của bạn rút ngắn lại, cường độ ôn thi có thể giãn ra; còn nếu background chưa vững, nói kém, viết kém, bạn cần đầu tư thêm vài tiếng một tuần để ôn luyện các kĩ năng còn yếu).
Lên kế hoạch chung cho từng giai đoạn: mình ôn TOEFL bắt đầu từ tháng 6/2014, và thi vào tháng 10/2014 (tức là mình có 6 tháng để ôn luyện. Trong khoảng thời gian này, mình chia thành các giai đoạn nhỏ như sau:
Giai đoạn 1 - học các kĩ năng cơ bản cho từng phần (trong 2 tháng): Khoảng thời gian này mình lại chia thành 2 mốc nhỏ là tự học, và lập nhóm.
Giai đoạn 2 - luyện đề + review kĩ năng (2 tháng): mình dành khá nhiều thời gian cho phần này. Mấy tuần gần thi, có những ngày mình làm ít nhất 1 full test/ngày, có những ngày mình chỉ tập trung ôn luyện 1 kĩ năng.
b. Tạo động lực
Cách tạo động lực tốt nhất với mình là … đăng kí thi từ trước. Khi có áp lực tiền bạc hiện ra trước mắt (không thi tử tế thì phí mấy triệu lận), bạn sẽ tự đặt mình vào khuôn khổ và cần có một bản kế hoạch học thật nghiêm túc. Mình đáng ra thi từ tháng 9/2014, nhưng chần chừ mãi mới đăng kí thi.
Không học khi mệt hay vào những khoảng thời gian bạn thấy mất tập trung: cố học khi mệt sẽ chỉ khiến bạn thêm nản và mất thời gian. Hãy gấp sách lại và đi ngủ một giấc. Lúc tỉnh dậy, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để làm bài hiệu quả. Vào những lúc bạn phải lo nhiều việc cá nhân khác hay thấy dễ xao nhãng (gần giờ ăn cơm, lúc chuẩn bị đi học…), hãy để việc học sang một lúc bạn có thể sẵn sàng tập trung vào chỉ việc học thôi.
Xác định một khoảng thời gian nhất định trong ngày tập trung vào học: khoảng thời gian vàng của mình là từ 8-11h tối. Để tránh mất tập trung, khi học, mình tắt hết các thứ có thể gây xao nhãng như FB, email, wifi điện thoại…), thậm chí có hôm còn ngắt toàn bộ mạng để học. Mình cứ tập dần như vậy được một thời gian thì mình quen với cái nhịp học, nên không ngắt wifi cũng tự động chuyển sự tập trung sang việc học.
2. Sách và tài liệu ôn tập
Về tài liệu, mình dùng khá ít sách. Mình bắt đầu với Longman được hơn 1 tuần và thấy cách chia các kĩ năng của Longman không phù hợp với mình, nên mình chuyển sang Delta’s Key. Tuy nhiên, phần đề của Delta’s Key mình không luyện.
Cuốn Barron mình dự định lúc đầu sẽ dùng, nhưng sau chỉ dùng tham khảo qua một chút thôi. Phần các kĩ năng của Barron mình thấy họ viết khá chi tiết và áp dụng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và xem nó có phù hợp với mình hay không.
Phần đề full test mình chủ yếu dùng trong TPO (bản 30 tests). 01 tuần trước khi thi, mình có làm thử bộ 7 đề Barron nhưng thấy quá tricky và không sát với đề thi. Nếu có thời gian, bạn nên tham khảo bộ đề này để thử sức mình, nhưng không nên quá sợ hãi với nó Description: :D.
Về trick cho kĩ năng, mình luyện Notefull, nhưng chỉ để tham khảo thêm. Các tips của Notefull khá hữu dụng cho bạn trong quá trình làm đề. Tuy nhiên, có 1 phần Integrated Writing của Notefull mình thấy vô lý, đó là họ nói rằng mình có thể copy nguyên các từ trong article vào bài.
>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi TOEFL IBT
Mình không chú trọng vào việc dàn trải quá nhiều sách (vì mất thời gian + mệt). Thay vào đó, mình sử dụng 1 cuốn sách chính, và xung quanh là các tài liệu tham khảo bổ trợ, cộng với làm đề và review. Delta’s Key là cuốn chính mà mình sử dụng. Các tài liệu như Notefull, Barron… là tài liệu bổ trợ.
3. Các công cụ trợ giúp
5 bí quyết bỏ túi để luyện thi TOEFL iBT đạt điểm cao
Bí quyết số 1: Hãy kết hợp ôn luyện nhiều kỹ năng cùng một lúc
Thông thường, khi luyện thi TOEFL, các bạn học sinh hay ôn luyện từng kỹ năng riêng rẽ, ví dụ dành riêng một buổi trong tuần làm bài nghe, hoặc bài nói, bài viết. Cách ôn luyện này chưa hẳn đã tối ưu, vì phần lớn các bài thi TOEFL iBT hiện nay là dạng integrated (đan xen các kỹ năng với nhau), nên nếu ôn luyện các kỹ năng riêng rẽ sẽ khiến thí sinh không quen với việc kết hợp nhiều kỹ năng cùng lúc để làm bài. Ví dụ như khi luyện nghe thì nên nói lại hoặc viết tóm tắt lại nội dung bài nghe, khi đọc cũng nên víêt tóm tắt lại nội dung bài đọc.
Bí quyết số 2: Thay vì luyện kỹ năng take notes, hãy luyện kỹ năng tự tóm tắt bài nghe trong đầu
Với kỹ năng nghe TOEFL, nhiều người vẫn cho rằng take note (nghe và gạch dàn ý các ý chính) là kỹ năng quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào ghi chép là một sai lầm lớn vì khi bạn bận ghi chép thì bạn có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều thông tin quan trọng. Việc cần làm là bạn phải luyện tập nghe hiểu bằng cách nghe và nói lại nội dung bài nghe của mình. Để không phụ thuộc quá nhiều vào ghi chép, bạn nên tập cách xác định cấu trúc của bài nghe, xem phần nào nội dung gì, có mục đích gì, chi tiết này có hàm ý gì, là ý chính hay là ý phụ.
Để làm được việc này, khi luyện nghe TOEFL, bạn nên khai thác tapescript (nội dung bài nghe). Khi đọc tapescript, bạn sẽ ghi lại được một số từ vựng, thành ngữ chính, cũng như nắm được một số cụm và cách nói trong ngữ cảnh hàn lâm và trong cuộc sống hàng ngày. Cách giúp bạn nắm ý chính bài nghe nhanh nhất chính là trau dồi vốn các thành ngữ phong phú, cũng như tập nắm bắt ngữ điệu của người nói để định hướng ngữ cảnh của bài nghe.
Một giờ học tại Trung tâm tiếng Anh và Tư vấn du học SummitMột giờ học tại Trung tâm tiếng Anh và Tư vấn du học Summit
Bí quyết số 3: Tập trung trau dồi kỹ năng Skimming (tìm ý chính của bài) và Scanning (tìm chi tiết liên quan và đoán nghĩa từ vựng trong ngữ cảnh)
Với bài đọc TOEFL thì kỹ năng quan trọng nhất là skimming- tìm ý chính của đoạn/bài, scanning- tìm chi tiết liên quan và đoán nghĩa của từ vựng trong ngữ cảnh. Cấu trúc của bài đọc TOEFL khá rõ ràng nên khi đọc cần nắm vững ý chính của từng đoạn, mục đích của tác giả trong đoạn văn là gì (luyện tập bằng phương pháp skimming), có như thế thì mới giải quyết được những câu liên quan đến suy luận hoặc mục đích.
Hầu hết các bài đọc TOEFL đều chú trọng vào việc kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và kiến thức nền của thí sinh. Chính vì thế để làm được bài đọc tốt thì bạn nên tìm hiểu một chút về văn hóa xã hội, nền giáo dục của Mỹ kết hợp với các kiến thức về một số chuyên ngành cơ bản như nhân chủng học, thiên văn học, kinh tế học, sinh học.... Những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi phải giải quyết các câu hỏi về Summary (tóm tắt) hay Inference (câu hỏi suy luận).
Bí quyết số 4: Để rèn kỹ năng viết TOEFL, hãy học cách lý luận chặt chẽ cho một luận điểm thay vì nhiều góc độ
Đối bài viết thường gặp dạng câu hỏi “Agree or disargee” (Đồng ý hay không đồng ý với một luận điểm). Với dạng câu hỏi này thì các bạn nên đứng hẳn về 1 phía chứ không nên trung lập ở giữa, như thế sẽ làm cho lập luận của mình không được thuyết phục. Tuy nhiên, khi luyện tập, để nghĩ ra được nhiều ý hỗ trợ cho bài của mình, bạn nên nghĩ ý chứng minh cho cả 2 phía.
Khi luyện viết TOEFL nhớ chú ý đến tính chặt chẽ và thống nhất của bài, vì đây là nhân tố chính quyết định xem bài của bạn có được điểm cao hay không. Để đảm bảo được điều này thì hãy tạo thói quen tự sửa bài của mình. Khi viết xong hãy để 1, 2 ngày sau khi bạn đã quên là mình viết gì trong bài, lấy bài ra đọc lại và xem có lỗi chính tả hay ngữ pháp gì trong bài không, các câu có liên quan đến nhau không, có câu nào thừa không.
Bí quyết số 5: Với bài nói, hãy xây dựng dàn bài nói chung để tạo sức bật nhanh hơn
Việc luyện thi nói TOEFL khá khó vì bạn phải nói và ghi âm trong thời gian ngắn. Để luyện tập nói cho TOEFL trước tiên bạn phải luyện tập phản xạ nói. Đối với tiêu chí chấm bài nói, sự trôi chảy là quan trọng nhất, vì thế bạn nên tập nói trong vòng 2 phút hoặc 3 phút liên tục về 5-6 chủ đề.
>> Xem thêm: Tiếng Anh phỏng vấn xin việc
Quan trọng hơn là bạn nên xây dựng một dàn bài nói chung (template) để nói về nhiều chủ đề. Dàn bài này sẽ bao gồm các cụm để áp dụng vào tất cả các bài như “From my point of view”, “in my opinion”. Chuẩn bị template như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để tư duy các ý chính và có sức bật nhanh hơn.
Tin nổi bật Việc Làm