congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Chuyên gia tâm lý nói: Có 1 kiểu HỦY HOẠI trẻ từ bên trong mà hàng triệu bố mẹ đang mắc phải!

Đã xem: 77
Cập nhât: 2 năm trước
Thời thơ ấu vô cùng quan trọng để rèn luyện thói quen của trẻ và được gọi là 'thời kỳ xi măng ẩm'. Đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc phần lớn vào cách định hình của cha mẹ.

Một đêm, khi đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, điện thoại của tôi bỗng đổ chuông, tôi ngạc nhiên khi thấy người gọi đến. Đó là cô bé 9 tuổi tôi quen khi đang làm chuyên gia tâm lý trẻ em tại một cơ sở giáo dục. Chúng tôi đã không gặp nhau từ khi tôi chuyển công tác, vậy mà trong những ngày nghỉ lễ, con tự dưng lại gọi điện muộn như vậy.

Ngay lúc vừa kết nối điện thoại, chưa kịp hỏi câu gì thì tiếng khóc chói tai của đứa trẻ truyền đến, đập vào màng nhĩ khiến tim tôi đập mạnh. Không thể quá kích động ảnh hưởng đến đứa trẻ, nên trước tiên tôi nhẹ nhàng dỗ dành con đừng khóc, hít thở sâu để tâm trạng ổn định lại. Đứa trẻ cũng rất ngoan ngoãn làm theo sự hướng dẫn, nhanh chóng nguôi ngoai một chút, rồi khóc nức nở giải thích cho tôi hiểu tại sao mình lại buồn như vậy.

"Bố và mẹ con lại cãi nhau, họ nói rằng họ không muốn sống cùng nhau nữa. Mẹ hỏi con rằng con nên đi với bố hay ở với mẹ, nhưng con muốn sống với bố mẹ". Nghe những câu nức nở của đứa trẻ, tim tôi nhói lên như bị ai đâm trúng.

Trường hợp cô bé này không phải cá biệt. Trên thực tế, nhiều khi cha mẹ vô thức bộc lộ những cảm xúc tiêu cực của mình với con cái, đó là một hành vi hết sức sai lầm.

Chẳng hạn trước đó, một cậu bé ở Trung Quốc gọi số 110 đến gặp cảnh sát và nói: ''Chú cảnh sát! Chú đưa mẹ con đi được không!". Sau khi cảnh sát một mực từ chối, đứa trẻ không chịu thua: ''Chú cảnh sát có thể đưa con đi không? Con không muốn sống với mẹ nữa! Nếu không đưa mẹ đi, hãy đưa con đi!". Khi cảnh sát kiên nhẫn hỏi lý do, cậu bé bắt đầu tố cáo mẹ mình, hóa ra là do bố đi công tác ít khi ở nhà, còn mẹ thì rất cáu gắt, cậu bé mong cảnh sát nhốt mẹ vào tù hai ngày để có thời gian suy nghĩ.

Sự việc như vậy mới nghe qua khiến người ta buồn cười, nhưng sau khi xem kỹ lại thì thấy rất đáng suy ngẫm.

Đối mặt với bạo lực bằng lời nói và bạo lực hành vi do cha mẹ, một đứa trẻ không có nghị lực phản kháng và bảo vệ lập trường của mình phải đau khổ như thế nào mới gọi cảnh sát đến giúp đỡ? Trẻ con rất đơn giản và nghịch ngợm, và chúng cũng dễ bị tổn thương! Đứa trẻ đã làm gì sai mà phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực của chúng ta một cách vô điều kiện và không cần lý do như thế?

Đầu tiên chúng ta hãy liệt kê những cách mà cha mẹ có thể "trút bỏ" những cảm xúc tiêu cực lên con cái:

1. Giận đứa trẻ

Đôi khi cha mẹ có thể vì một số việc mà tâm trạng không vui, những cảm xúc tiêu cực trong lòng không thể trút bỏ được, con cái mắc lỗi thì cứ thế mà dùng cơ hội này để xả cơn tức giận. Chỉ trích trẻ, áp đặt sự tức giận của mình lên đó là cách chuyển những cảm xúc tiêu cực sang trẻ một cách "hoàn hảo".

2. Không quan tâm vì nghĩ trẻ còn nhỏ

Trong cuộc sống luôn có những điều không vừa ý, từ những chuyện vụn vặt, đến tình cảm vợ chồng, tình làng nghĩa xóm. Tất nhiên, người lớn phải đối mặt với nhiều áp lực và rắc rối hơn. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vô thức kể cho con nghe về những cảm xúc tiêu cực của mình. Ví dụ, nếu vợ chồng không hòa thuận, mắng nhiếc tính xấu của nhau, bị ai đó vô tình đụng phải liền to tiếng trước mặt con cái.

Đôi khi cha mẹ trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, họ cảm thấy thoải mái, không quan tâm đến việc ảnh hưởng đến con cái. Họ nghĩ rằng con cái vẫn còn nhỏ không để trong lòng. Thực tế không phải vậy. Trẻ càng nhỏ thì khả năng tiếp nhận của trẻ càng mạnh. Vì đang trong giai đoạn khám phá thế giới bên ngoài nên cái nhìn về cuộc sống, giá trị và cách nhìn của trẻ đều còn nhiều bỡ ngỡ nên nhận xét, hành động của cha mẹ dễ khiến trẻ hình thành những suy nghĩ lâu dài.

Tác động của việc tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực đối với trẻ em

1. Những rạn nứt trong mối quan hệ cha mẹ - con cái

Không khí gia đình đầm ấm rất quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ, nếu cha mẹ thường xuyên đặt những cảm xúc tiêu cực lên con cái và coi chúng như bao đấm, những đứa trẻ bất lực sẽ có cảm giác bất lực và bất bình, trở nên dè dặt, không còn dám giao tiếp và liên hệ với phụ huynh.

Nếu bạn nói về điều tồi tệ của ai đó trước mặt con cái cũng sẽ khiến trẻ méo mó hình ảnh của một người trong tiềm thức, ví dụ mẹ nói với trẻ rằng bố lương thấp, không có tay nghề thì trẻ sẽ coi thường bố, cũng có thể dẫn đến rạn nứt tình cảm trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.

2. Trẻ phát triển tính xấu

Hãy thử tưởng tượng xem, một đứa trẻ thường xuyên bị áp lực cao, sợ hãi việc bố mẹ trút bỏ cảm xúc tiêu cực, liệu tính cách của nó có tích cực, vui vẻ và hoạt bát không? Nói chung, nếu cha mẹ thường xuyên gieo rắc cảm xúc tiêu cực cho con cái thì tính cách của trẻ phải có xu hướng cáu kỉnh hoặc hướng nội, đồng thời sẽ có những cảm xúc bất ổn.

3. Dễ có hành vi cực đoan

Cách cha mẹ cư xử cũng sẽ có tác động đến con cái, chúng cũng sẽ bắt chước cách trút giận của cha mẹ và thể hiện cảm xúc tiêu cực của mình lên những thứ yếu hơn mình. Có nhiều lý do để tin rằng rằng kẻ bạo hành cũng đã từng bị hành hạ, để lại bóng đen về tâm lý của chính mình nên mới có hành vi vô cảm như vậy.

Cha mẹ phải thay đổi kịp thời, ngừng trút những cảm xúc tiêu cực lên con cái một cách vô thức, và đừng coi trẻ như ''thùng rác'' có thể chấp nhận mọi thứ! Chúng ta phải chú ý đến lời nói và việc làm của mình trước mặt con cái, đặc biệt là kiểm soát biểu hiện cảm xúc.

Cách cha mẹ đối phó với những cảm xúc tiêu cực của trẻ

1. Hãy để cảm xúc của bạn lắng xuống

Trước tình trạng kích động của trẻ, cha mẹ nên bình tĩnh kịp thời, có thể dùng phương pháp hít thở sâu: Nhắm mắt, điều chỉnh nhịp thở, đồng thời thời gian hoặc nhanh chóng tìm thấy thứ bạn thích, chuyển hướng sự chú ý của bạn và nghĩ nhiều hơn về những điều hạnh phúc. Nên nhớ, cơn giận bốc đồng là "ma quỷ" đáng sợ nhất, trên đời có thuốc chữa hối hận, đừng vì tính bốc đồng mà làm những việc không thể quay đầu.

Trước tình trạng kích động của trẻ, cha mẹ nên bình tĩnh kịp thời, có thể dùng phương pháp hít thở sâu.

2. Chú ý đến từ ngữ

Cha mẹ phải luôn chú ý đến lời nói của mình, dù là trong giao tiếp hàng ngày với con hay khi con không ổn định về cảm xúc, ví dụ: Bạn mệt mỏi sau một ngày bận rộn nhưng con bạn yêu cầu bạn kể chuyện trước khi đi ngủ, và khi bạn kể chuyện hồi còn bé, con than phiền kể chuyện không hay, lúc này bạn tức giận mắng con đòi hỏi, vô ơn.

Cách khiển trách này sẽ khiến trẻ sợ hãi. Nếu bạn nói theo cách khác: ''Con ơi, mẹ bận cả ngày và rất muốn ngủ, con à, hãy quan tâm đến mẹ nhé?". Tôi tin rằng trẻ sẽ hiểu được sự vất vả của bạn, và điều này cũng cho trẻ biết rằng mẹ không phải là siêu nhân toàn năng, mẹ cũng mệt, và mẹ cần được chăm sóc.

Cha mẹ cũng nên quan tâm hơn đến cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và cân nhắc nhiều hơn đến sự phát triển lành mạnh của con cái. Để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, bạn phải chọn cách đúng đắn, nếu trẻ làm sai điều gì đó, đừng mắng mỏ trực tiếp, hãy quan tâm đến trẻ hơn và giải quyết vấn đề bằng cách trao đổi với trẻ.

Thời thơ ấu vô cùng quan trọng để rèn luyện thói quen của trẻ và được gọi là "thời kỳ xi măng ẩm". Đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc phần lớn vào cách định hình của cha mẹ. Để con trẻ có một tương lai tươi sáng thì cha mẹ phải không ngừng hoàn thiện đồng thời học hỏi cách giáo dục con phù hợp nhất.

Theo Wang He

Theo Hiểu Đan

Đăng bởi Hải Lý 14-06-2022 77

Chuyên mục: Chia sẻ

Tin nổi bật Chia sẻ