Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Với việc The Artist (2012) đã giành được 5 giải thưởng Oscar năm nay, đây dường như là thời điểm lý tưởng để nhìn lại thời kỳ vàng son của thể loại phim câm. Mặc dù ngày nay, với nhiều người, thể loại phim này có vẻ đã lỗi thời và trở nên dư thừa, nhưng rạp chiếu phim câm vẫn có thể đem đến một hình thức giải trí của một thể loại phim độc đáo.
Ảnh hưởng của phim câm đối với nền điện ảnh đương đại là rất rõ ràng mà thậm chí, nhiều bộ phim đã trở thành biểu tượng. Nếu thích những bài thơ ca ngợi của Michael Hazanavicius hay các bộ phim câm, bạn sẽ tìm thấy dưới đây nhiều tác phẩm được yêu thích.
Wings (1927)
Wings, sử thi điện ảnh được làm năm 1927 về cuộc chiến trên không trong Thế Chiến lần thứ nhất, là bộ phim đầu tiên trong lịch sử Oscar đoạt giải phim hay nhất.
Câu chuyện xoay quanh một tam giác tình yêu giữa hai chàng phi công thời kỳ đệ nhất thế chiến và một nữ lái xe cứu thương. Mặc dù bộ phim có hơi dài lê thê, nhưng lại có những cảnh chiến đấu mà được thực hiện rất xuất sắc. Các trận chiến trên không thật sự tuyệt đẹp và các cảnh chiến đấu dưới hầm đã gây cảm giác mạnh.
William Wellman, một cựu phi công máy bay tiêm kích trong Thế Chiến lần thứ nhất, đã đạo diễn Wings để đem đến cho người xem cái nhìn về một cuộc chiến tranh hiện đại ít tư liệu hình ảnh nhất. Ông đã lắp máy quay vào các máy bay tiêm kích và cho phi công thực hiện những cuộc không chiến mạo hiểm và chân thực, kết quả thu được vẫn khiến khán giả xem phim gần 100 năm sau phải kinh ngạc.
Randy Haberkamp, chuyên viên văn thư của Viện hàn lâm, cho biết: “Một điều khiến bộ phim Wings thú vị đến vậy là nó từng giống như một Avatar hay Star Wars của thời kỳ đó. Nó thực sự là một bộ phim hành động kinh điển”.
Le Voyage dans la Lune (1902)
Georges Méliès, đạo diễn của Le Voyage dans la Lune, đã gây chú ý trong năm nay khi bộ phim Hugo (2012) của ông nhận giải thưởng Oscar. Méliès luôn nghĩ mình là một ảo thuật gia và ông được biết đến như một bậc thầy của phim “feerie”, thỏa mãn được trí tưởng tượng và hình ảnh. Trong đó, không thể không nói tới bộ phim “đắt” nhất và nổi tiếng của ông là Le Voyage dans la Lune.
Được xem là bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên, Le Voyage là cuộc hành trình của một nhóm nhà khoa học đến mặt trăng. Ở đó họ gặp các sinh vật kỳ lạ ngoài hành tinh được gọi là “người trên mặt trăng” vào thời điểm dường như không họ không tìm được cách để trở lại mặt đất.
Thiết kế xuất sắc và hiệu ứng đặc biệt mang tính đột phá đã góp phần mang lại thành công về mặt thương mại cho bộ phim. Nhưng bên cạnh chiếc túi ảo thuật của Méliès, lối kể chuyện tường thuật của bộ phim cũng được đánh giá là ý tưởng cực kỳ tiến bộ thời bấy giờ.
The Tramp (1915)
Mặc dù không phải là tác phẩm đầu tiên của đưa tên tuổi Charlie Chaplin trở thành biểu tượng trên màn ảnh nhưng The Tramp là chắc chắn là đại diện tiêu biểu của ông. Chaplin cũng tái hiện các nhân vật trong các tác phẩm phim câm kinh điển như as City Lights (1931) và Modern Times (1936), nhưng The Tramp được đánh giá là thương hiệu của vị đạo diễn kiêm diễn viên vĩ đại này.
Bộ phim kể câu chuyện về “người hùng của chúng ta” đang bị những kẻ lang thang sách nhiễu đã nhờ tới sự giúp đỡ của một nữ nông dân. Cô gái sở hữu một trang trại nhưng không có ai chung tay cùng phát triển nó. Mặc dù chỉ là một câu chuyện đơn giản, nhưng Chaplin đã mang lại cho The Tramp sự vui nhộn lẫn chút bi kịch và khiến cho bộ phim vui buồn lẫn lộn.
Battleship Potemkin (1925)
Các tác phẩm mô phạm của Sergei Eisenstein được đánh giá là những bộ phim tuyên truyền tốt nhất từng có trước đây. Đứng đầu trong số đó là Battleship Potemkin, một bộ phim cực kỳ có ảnh hưởng đối với điện ảnh thế giới và được xem là một mốc quan trọng trong lịch sử ngành nghệ thuật thứ bảy.
Battleship được chia thành 5 tập với chương về cuộc binh biến ở Potemkin năm 1905, nói về sự kiện một nhóm thủy thủ tàu chiến của Nga chống lại chỉ huy Sa hoàng cuả họ. Bộ phim sử dụng yếu tố bạo lực và mô phỏng trong một số phim như The Godfather (1972), Brazil (1985) và The Untouchables (1987).
Don’t Change Your Husband (1919)
Don’t Change Your Husband là phim hài của đạo diễn huyền thoại Hollywood Cecil B. Demille. Đó là câu chuyện về một phụ nữ đã ly hôn, sau đó tái hôn với một tay chơi và được xem là đại diện của thế hệ “phụ nữ mới”. Cụm từ này ám chỉ những người phụ nữ từ bỏ vai trò của người phụ nữ nội trợ truyền thống để thay đổi bản năng giới tính của họ.
Gloria Swanson, nữ diễn viên chính trong phim Don’t Change Your Husband, là một trong những diễn viên nổi tiếng nhất của nền điện ảnh… không tiếng. Sau đó, bà còn hóa thân vào vai Norma Desmond, ngôi sao phim câm nhiều cay đắng trong phim Sunset Boulevard (1950) của Billy Wilder – một bộ phim mà đạo diễn Michael Hazanavicius, tác giả của The Artist, đã bày tỏ sự cảm ơn trong bài phát biểu nhận giải thưởng Oscar của mình. . Sau khi tham gia bộ phim này, Swanson trở thành thần tượng thời đại của t thế hệ thiếu niên lúc bấy giờ.
Metropolis (1927)
Hơn 80 năm kể từ khi bộ phim khoa học viễn tưởng Metropolis của Fritz Lang được phát hành, bộ phim vẫn đem đến những trải nghiệm thú vị. Bộ phim được lấy cảm hứng từ tình yêu của Lang dành cho đường chân trời Mahattan, đã truyền cảm hứng cho vô số những bộ phim khoa học viễn tưởng.
Tuy nhiên, câu chuyện chính trị - xã hội của nó đã gây tranh cãi và kết quả là bộ phim “bị biến mất” mãi cho đến vài năm trở lại đây khi những bản cắt ban đầu của bộ phim được tìm thấy tại một viện bảo tàng ở Argentina. Một phiên bản được phục hồi và được đánh giá là phù hợp với bản phim đầu tiên của Lang, được phát hành vào năm 2010. Được xem là những tàn tích cuối cùng của kỷ nguyên phim câm, Metropolis là một minh chứng cho sự tiến bộ của phương tiện truyền đạt.
The General (1926)
The General là bộ phim hài, hành động với sự góp mặt của diễn viên đồng thời là đạo diễn của phim, Buster Keaton. Ông vào vai người đuổi theo những kẻ đã đánh cắp chiếc xe lửa chở người cô bạn gái. Keaton đã tự mình thực hiện tất cả những pha nguy hiểm trong phim đồng thời phô diễn được sức mạnh cơ bắp và khả năng hài hước trong các tình huống đối mặt với hiểm nguy.
Mặc dù có nhiều tình tiết vui nhộn nhưng vào thời điểm phát hành, phim đã không được đánh giá cao. The General hoàn toàn xứng đáng được công nhận là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của kỷ nguyên phim câm.
Nosferatu (1922)
Giống như Fritz Lang, F.W. Murnau cũng là một đạo diễn của trường phái chủ nghĩa hiện thực Đức. Nosferatu là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của ông và là một niềm vui thật sự của người Gothic.
Mặc dù còn có nhiều hạn chế so với những bộ phim kinh dị đương đại, nhưng sức mạnh lớn nhất của Nosferatu nằm trong bầu không khí đầy ám ảnh mà nó tạo ra. Diễn viên Max Schreck đã rất xuất sắc trong vai trò của diễn viên chính. Bên cạnh đó, khâu hóa trang và cách thể hiện bằng động tác cơ thể đã giúp ông mang lại hiệu quả trong việc tạo ra sự hiện diện thực sự của ma quỷ.
The Four Horsemen of the Apocalypse (1921)
Giống như George Valentin trong The Artist, Rudolph Valentino là nam diễn viên điển trai của phim câm. Với thành công về mặt thương mại của The Four Horsemen of the Apocalypse, chàng diễn viên người Ý Valentino được phụ nữ gán cho biệt danh là “người tình lý tưởng” và “Don Juan thời hiện đại”.
Bộ phim là câu chuyện sử thi gia đình lấy bối cảnh thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ I. Tuy nhiên, bộ phim đã “quyến rũ” người xem qua những điệu nhảy hấp dẫn của diễn viên. Sự kết hợp giữ yếu tố sex với cuộc phiêu lưu đã đưa The Four Horsemen of the Apocalypse trở thành một trong những bộ phim có doanh thu hàng đầu của kỷ nguyên phim câm.
The Passion of Joan of Arc (1928)
Gây tranh cãi khi phát hành, The Passion of Joan of Arc của Carl Theodore Dreyer là một trong những bộ phim vĩ đại nhất của mọi thời đại. Với phần diễn xuất tuyệt vời của Renée Jeanne Falconetti trong vai nữ chiến binh có cuộc đời bi thương cộng với chủ đề về sự đàn áp và giai điệu tự nhiên, The Passion of Joan of Arc có thể không nhận được sự yêu thích của số đông nhưng là bộ phim thật sự có giá trị.
Tin nổi bật Giải trí