congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Làm gì khi răng bị xỉn màu

Đã xem: 1,328
Cập nhât: 12 năm trước
Ai cũng mong muốn có hàm răng trắng hơn, sáng như những người mẫu trong các đoạn quảng cáo kem đánh răng. Bởi họ hiểu rằng không gì gây “ấn tượng” cho người khác hơn bằng “khoe” bộ răng vàng, xám và xỉn của mình. Nguyên nhân khiến răng xỉn màu?Có 2 loại răng xỉn màu: nội sinh và ngoại sinh. Xỉn màu nội sinh là từ sâu

Ai cũng mong muốn có hàm răng trắng hơn, sáng như những người mẫu trong các đoạn quảng cáo kem đánh răng. Bởi họ hiểu rằng không gì gây “ấn tượng” cho người khác hơn bằng “khoe” bộ răng vàng, xám và xỉn của mình.

Nguyên nhân khiến răng xỉn màu?

Có 2 loại răng xỉn màu: nội sinh và ngoại sinh. Xỉn màu nội sinh là từ sâu bên trong cấu trúc răng và không thể cứu vãn bằng các phương pháp làm sạch răng thông thường. Xỉn màu ngoại sinh là tình trạng xỉn trên bề mặt của răng và có thể làm sạch bằng các phương pháp làm trăng răng.


Xỉn màu nội sinh do:

Nhiễm quá nhiều florua – quá nhiều một thứ rất tốt đều có hại. Việc “tiếp nhận” quá nhiều florua qua nước uống có hàm lượng florua cao, hay dùng loại kem đánh răng có quá nhiều florua đều có thể dẫn tới sự hình thành các chấm trắng trên răng; nặng hơn là răng chuyển màu vàng, xám hay đen.

Dược phẩm - một số loại kháng sinh và thuốc không kê đơn có thể gây đen hay xỉn màu răng mãi mãi. “Thủ phạm” thường gặp là kháng sinh tetracycline (gây ra màu răng vàng, nâu, đen hay xanh) và thuốc kháng histamine.

“Tai nạn” - Răng bị tổn thương hay được sửa chữa đều có thể gây ra tình trạng ố đen hay xỉn màu. Nước bọt có tính axit cao cũng có thể bào mòn men răng, khiến bề mặt răng bị “rỗ”, các chất tạo màu dễ dàng xâm nhập. Một số nguyên nhân khác gây đổi màu răng là răng bị tổn thương, chết răng và tổn thương tủy răng.

Tuổi tác và giới tính – cùng với tuổi tác, lớp men răng ngày càng mỏng hơn khiến răng dễ ngả màu vàng, nâu hơn. Gen cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết cấu men răng dày và trắng thế nào.

Xỉn màu do ngoại sinh:

Dinh dưỡng – đồ uống và thực phẩm có tính axit cao và đường có thể gây xỉn màu răng. Cà phê và trà cũng là những “thủ phạm” nặng ký nhưng cũng không nên coi thường các loại nước quả sẫm màu, vang đỏ, vang trắng và đồ uống lạnh. Bia cũng có thể gây vàng răng. Các thực phẩm màu như cherry, dâu tây, gia vị cay, đậu nành. Các thực phẩm nóng hay lạnh đều có thể ảnh hưởng đến men răng, gây nứt men răng, khiến các chất màu dễ dàng “cố thủ”.

Hút thuốc – chất nicotine gây xỉn màu răng. Răng sẽ chuyển sang màu nâu đến đen. Dùng thuốc lá nhai cũng làm răng đổi màu.

Vệ sinh răng miệng kém – Những thói quen vệ sinh răng miệng kém như không đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn khu trú ở các khe răng, gây vàng và xanh răng.

Điều trị ố vàng răng

Đối với ố vàng răng ngoại sinh thì việc xử lý rất đơn giản do chúng chỉ ở trên bề mặt của răng. Chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt là cải thiện được tình hình. Có thể dùng các sản phẩm làm sạch răng chuyên dụng thường xuyên. Đến nha sĩ để làm trắng răng bằng sóng siêu âm, các chất làm trắng cho phép.

Đối với ố răng nội sinh thì việc “tẩy” trắng răng khó hơn rất nhiều. Cách tốt nhất là trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách điều trị thích hợp.

Giữ răng luôn trắng bóng:

- Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên

- Bỏ thuốc lá

- Tăng cường súc miệng bằng nước sạch sau khi uống cà phê, trà và các loại đồ uống có thể gây đổi màu răng.

- Dùng ống hút khi uống nước quả, nước lạnh

- Thường xuyên đi kiểm tra răng

- Cẩn thận với các loại chất làm trắng răng “thần kỳ” vì nó sẽ gây hại hơn là có lợi


Chuyên mục: Làm đẹp Sức khỏe

Tin nổi bật Làm đẹp Sức khỏe