congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Rưng rưng nhớ Tết thời sinh viên

Đã xem: 993
Cập nhât: 11 năm trước
Chỉ còn một tuần nữa là không khí Tết tràn ngập trên khắp mọi nơi. Thích nhất là không khí về quê của sinh viên, thật háo hức và hạnh phúc khi được về quê sau những tháng ngày xa cách. Mâm cơm ngày Tết Ngày ấy, tôi ít có cơ hội được là sinh viên như thế. Cứ đến mùa thi xong, bạn bè chạy đi gửi đồ để về

Chỉ còn một tuần nữa là không khí Tết tràn ngập trên khắp mọi nơi. Thích nhất là không khí về quê của sinh viên, thật háo hức và hạnh phúc khi được về quê sau những tháng ngày xa cách.

Mâm cơm ngày Tết

Ngày ấy, tôi ít có cơ hội được là sinh viên như thế. Cứ đến mùa thi xong, bạn bè chạy đi gửi đồ để về quê, thì tôi lại lặng lẽ trên chiếc xe đạp ra chùa ngồi đọc sách. Tôi sợ nhìn cảnh bạn bè về quê, tôi sợ nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình sẽ không cầm chân tôi ở lại.

Không khí tết rộn ràng nơi miền quê

Tôi còn nhớ, cái máy cầm tay để học tiếng anh, chiếc cassette tôi dùng ghi lại lời nói của mình và nhờ các anh em công nhân gần nhà chuyển về quê " Ba mẹ kính nhớ, các em thương yêu của anh hai ! Vậy là một mùa xuân nữa không về, có lẽ nỗi nhớ của một mình con không sao, chỉ là nỗi nhớ của gia đình mới lớn. Giọng nói này để ba mẹ và các em xem con vừa về đến nhà như bao bạn sinh viên khác...."

Sinh viên háo hức về quê ăn Tết

Mùa Tết ngày ấy tôi làm ở Đầm Sen, chiếc xe đạp của anh Toàn, người anh kết nghĩa cho tôi là người người bạn thân nhất, tôi thường tâm sự với nó trên mọi nẻo đường. Mỗi ngày đến nhà hàng Thủy Tạ, tôi làm nhừ tử để được vài chục ngàn, thậm chí còn lỗ. Sáng đến 6 giờ, quét dọn khu sân khấu giữa hồ. Lấy nước ngọt ngâm đá, và sắp xếp ghế mỗi chỗ ngồi là ba ghế.

Sinh viên không về quê ăn tết mà ở lại làm thêm để trang trải cuộc sống

Khi chương trình ca nhạc bắt đầu, khách kéo vào đông nghẹt, tôi vừa mời họ mua nước nếu muốn ngồi, nếu họ không mua phải mời họ đứng dậy....nhiều lúc tôi bị họ chửi đúng là mấy thằng sinh viên nghèo! Khách ngồi gần hết số ghế, tôi cũng không được tên chủ này tha, hắn yêu cầu tôi cứ kéo ghế đi mời những người vòng ngoài còn đứng. Tôi mời và dĩ nhiên là tệ hơn mời vé số. Trưa nắng, mồ hôi ước, tôi kéo ghế như muốn rã chân. Gần hết buổi ca nhạc, hắn yêu cầu tôi đi lấy các lon nước ngọt khách uống dở để ném vào sọt vì sợ nước đổ sẽ làm dơ sân bãi.

Ca nhạc tan, mọi người òa ra, đá lon nước bụp bụp, len ken nghe rất ngán. Ngán vì sẽ dọn mệt lả. Tôi cùng với một cô đã già chắc là chuyên lấy ve chai là hai công nhân duy nhất dọi toàn bộ sân bãi để chuẩn bị cho suất chiều.

Tôi cũng như các em sinh viên bây giờ, cũng lo kiếm việc làm thêm dịp tết

Hộp cơm mà hắn cho như đổ vào thùng rổng, tôi cố chấp nhận và nằm dài góc sau của toilet nghỉ ngơi chừng 15 phút và tiếp tục y chang như thế cho ca chiều. Và sau ca chiều, nhẹ hơn một chút là không phải rửa sân bãi, mà chỉ quét sơ hết các lon và phun bột cho buổi dancing ban đêm. Tôi không mời nước vì sân bãi chỉ để vài chiếc ghế xung quanh, còn để trống cho các cặp đôi nhãy. Ra trước cổng bán nước ngọt. Tôi nhai từng viên đá nhỏ, tưởng tượng viên đá như mứt đậu hoặc hột hướng dương. Làm mệt từ 6 giờ sáng đến 12 giờ khuya, tôi được 60 ngàn. Với số tiền đó tôi sợ không đủ đóng học phí, xin hắn không ăn cơm hộp để có thêm 20 ngàn. Nhưng hắn nạt nộ còn hù bỏ đói. Mình buồn ra phía toilet khóc thì cô giặt khăn an ủi....

Đêm về khuya, từ Đầm Sen đạp về góc đường Độc Lập, đến nhà trọ của mấy em công nhân may đã về quê, còn lại bà chủ nhà ngon giấc. Mình không dám vào, nên đánh xe ra góc chùa, nằm ngon giấc để sáng sớm về thay đồ tiếp tục chiến đấu...

Vậy đó, một đoạn ngắn nhưng rõ ràng, bạn bè của mình là những người lấy ve chai, giặt khăn toilet...còn những tên khốn nạn vô lương lại là những người giàu có. Tên của hắn là Độ, tên khốn này sau đó vài năm mình có kiếm hắn trong lần tình cờ đưa người thân vào Đầm Sen vừa thăm lại vừa tìm hắn. Mình tìm hắn để xin hắn lập lại câu hắn chửi, để mình nghe xem có hay không?

Tết lại đến, chắc chắn có nhiều bạn sinh viên nghèo như tôi ngày ấy, cũng ở lại. Và trong số đó cũng bị bọn khốn chèn ép, bóc lột nhưng không sao các bạn trẻ à, càng khó khổ bao nhiêu, mới là môi trường nuôi ý chí.

Nguyễn Chí Thành


Chuyên mục: Chia sẻ

Tin nổi bật Chia sẻ