Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Cụ Lê Thiện Thành vốn là một Phật tử và đã ăn chay trường được rất nhiều năm. Tính đến bây giờ, cụ đã được 102 tuổi, tuy vậy cụ vẫn dồi dào sức sống và hoạt bát như người trẻ tuổi.
Cụ có thể tự mình đạp xe đạp, đi bộ tập thể dục, và giảng kinh pháp cho những người đồng đạo, khuyên họ sống hướng thiện, không nên làm điều ác.
Lúc đến thăm cụ, tôi thực sự rất ngạc nhiên vì trông tinh thần cụ còn rất tốt. Cụ nói chuyện rất vui tính, kiến thức lại uyên sâu, khiến tôi bị chìm vào cốt truyện lúc nào không hay.
Tôi tò mò hỏi cụ Thiện Thành về bí quyết "qua mặt thời gian", sống trẻ khi ở tuổi già của cụ, thì nhận được lời chia sẻ nhiệt tình đó là:
1. Đừng ăn quá nhiều
Cụ nói với tôi, cái gì quá cũng không tốt. Ngày còn nhỏ, ba mẹ thường bắt con cái ăn cho no mới được rời bàn. Nhưng thực chất, ăn quá no sẽ khiến đường tiêu hóa của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bởi vì chức năng hệ tiêu hóa bị quá tải, nên đôi khi có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở một vài trường hợp.
Ngoài ra, nếu mỗi ngày chúng ta đều ăn quá no, sẽ khiến máu lưu lại lâu trong hệ tiêu hóa, mà như vậy các cơ quan khác sẽ xuất hiện dấu hiệu thiếu máu cục bộ. Kể từ đó, sản sinh ra các bệnh về nội tạng khác, trong đó có tiểu đường và suy tim.
Điều này nếu diễn ra về lâu về dài sẽ có hại cho sức khỏe, làm giảm tuổi thọ của bạn!
Do đó, hãy tập cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh, duy trì đầy đủ ngày ba bữa, nhưng tránh ăn quá nhiều.
2. Đừng tức giận
Tức giận sẽ sinh bệnh đấy!" Đó là lời mà cụ Thiện Thành đã chia sẻ với tôi. Theo nghiên cứu, thường xuyên tức giận sẽ rất dễ kích thích dạ dày, tim mạch, dẫn đến khí trì trệ, hoặc khí chuyển nghịch, gây bất lợi cho cơ thể.
Hơn nữa, nó còn làm chức năng tim bị suy giảm, dễ bùng phát các bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến việc tuần hoàn máu của cơ thể.
Những người ít bệnh tật, hoặc thường xuyên vượt qua được bệnh tật, không phải nhờ ăn thịt nhiều, cũng không phải nhờ uống thuốc bổ nhiều, mà đó là vì họ có thể giữ được thái độ vui vẻ, tích cực trong mọi tình huống.
Đối với bất kì sự việc nào đi nữa, họ cũng không dễ dàng nổi nóng, nhờ vậy đảm bảo được sự ổn định của các chức năng bên trong cơ thể.
Cho nên mới nói, không nóng giận cũng là một yếu tố quyết định tuổi thọ có lâu dài hay không!
3. Đừng thức khuya
Còn trẻ thì còn thức, đó là nếp sống của rất nhiều giới trẻ ngày nay.
Dù đã biết rằng, duy trì một thời gian ngủ đúng giờ, đủ giấc mới có thể giúp điều hòa các chức năng cơ thể và đảm bảo sự ổn định của hệ thống nội tiết, nhưng họ vẫn bị "cuộc sống về đêm" cám dỗ và bỏ qua ý nghĩa của việc bảo vệ sức khỏe.
Chính điều này đã dẫn đến những "zombie thời hiện đại", sáng đi làm trong trạng thái phờ phạc, tinh thần thiếu tỉnh táo, tối lại về nhà bấm điện thoại thâu đêm.
Bạn biết không, nếu thức đêm càng lâu, thì khí huyết trong cơ thể càng kém, sự chuyển hóa của các chất bị mất thăng bằng, và lão hóa sẽ ngày càng đến gần.
Muốn biết rõ, bạn cứ thử thức đêm ba ngày liên tiếp, da của bạn sẽ bắt đầu xấu đi, và trạng thái tinh thần luôn mệt mỏi, cáu gắt, cả người cũng chẳng muốn làm việc gì.
Nếu không kiểm soát tốt thời gian, rồi sẽ có một ngày bạn phải hối hận!
4. Đừng hút thuốc, uống rượu
Cụ Thiện Thành không có thói quen hút thuốc, uống rượu. Từ nhỏ đến lớn, ông chưa bao giờ đụng vào một điếu thuốc, lúc đi làm vì tính chất công việc thì có uống chút rượu. Nhưng sau này khi đã nghỉ việc, tuyệt nhiên không đụng đến nó nữa.
Nhờ vậy, ông rất ít khi mắc bệnh vặt.
Hút thuốc và uống rượu chính là hai thói quen tai hại nhất khiến con người có nguy cơ mắc các bệnh ung thư và viêm nhiễm.
Do đó, để nâng cao chất lượng cuộc sống, bạn phải kiên quyết loại trừ những thói quen xấu này.
5. Đừng ngồi một chỗ quá lâu
Những người làm văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ quá lâu, hiếm khi vận động. Điều này dẫn đến rối loạn nội tiết và khiến hiệu quả trao đổi chất bị suy giảm rất nhiều.
Dù là người cao tuổi hay người trẻ tuổi đi nữa, vận động luôn là cách được đề cập đến nhiều nhất để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
6. Đừng lười biếng tư duy
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Seoul, Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng, quá trình lão hóa não của những người già tích cực sẽ chậm hơn so với những người sống tiêu cực.
Lối sống "trẻ trung", tiếp nhận cái mới và luôn vui vẻ ở một bộ phận người già thời nay giúp họ đạt được mức tuổi thọ lý tưởng.
Ở một mức độ nào đó, một người có tâm hồn trẻ tương đương với việc có một cái nhìn lành mạnh về cuộc sống, họ có một nhân sinh quan tốt. Ngược lại, những người có tâm lý già trước tuổi, dễ bi quan, chán nản, sẽ giống như đang chậm rãi uống một liều thuốc độc, khiến cả tinh thần lẫn thể xác bị tổn hại nặng nề.
Như câu nói của nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami: "Con người ta không già đi từ từ, mà già đi trong tích tắc."
Lão hóa sẽ không bắt đầu từ nếp nhăn hay tóc bạc, mà bắt đầu từ chính tâm hồn của bạn. Chỉ những ai sống lạc quan mới mãi mãi giữ được "tuổi trẻ". Nhờ đó mà thể chất thêm khỏe mạnh!
Empathy
Tin nổi bật