Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh. Chỉ cần có lối sống lành mạnh, khoa học thì có thể phòng được một số bệnh trong đó có bệnh đái tháo đường (tiểu đường).
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
Ảnh minh họa: Internet
Một nghiên cứu vừa được thực hiện bởi các nhà khoa học Anh phát hiện rằng, một vài thay đổi đơn giản trong cuộc sống hàng ngày đã được chứng minh mang lại lợi ích to lớn trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong cộng đồng, và cứu được nhiều sinh mạng người mỗi năm.
Theo những phát hiện của cuộc nghiên cứu kéo dài 20 năm ở Anh về bệnh đái tháo đường típ 2 (Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương). Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh đái tháo đường có thể tránh được nếu mọi người tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, uống ít rượu, tập thể dục đều đặn và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tạp chí Daily Express (Anh) đưa tin.
Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tăng gần gấp đôi ở những người Nam Á, châu Phi và gốc Afro-Caribbean.
Theo Mike Knapton, phó giám đốc của tổ chức British Heart Foundation (Anh), nhiều người thường đánh giá thấp tầm quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Knapton nói: "Điều cốt yếu để kéo giảm nguy cơ tử vong do bệnh đái tháo đường là phòng ngừa, can thiệp sớm và điều trị. Có những biện pháp rất đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện để tránh béo phì - tác nhân hàng đầu gây bệnh đái tháo đường. Và một chế độ ăn uống lành mạnh cần được thực hiện ngay từ khi còn trẻ, trước khi chúng ta phải đối diện với những rủi ro phát triển bệnh đái tháo đường lúc về già".
Cuộc nghiên cứu, được tài trợ bởi Wellcome Trust và tổ chức Bristish Heart Foundation, đã xem xét các dữ liệu về sức khỏe của gần 5.000 người sống ở London (Anh), có độ tuổi từ 40-69, vừa được công bố trên tạp chí Diabetes Care (Mỹ) số ra mới nhất.
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:
Đủ chất Đạm - Béo - Bột - Đường - Vitamin - Muối khoáng - Nước với khối lượng hợp lý.
Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận ...
Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
Đơn giản và không quá đắt tiền.
Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn
Theo Wiki, phunuonline
Tin nổi bật Sức khỏe