Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Cũng như những nơi khác, trong môi trường công sở nếu có người thế này thì sẽ có người thế khác, có người tốt tất sẽ có kẻ xấu. Vấn đề quan trọng không phải họ tốt như thế nào hay xấu ra sao mà điều quan trọng là bạn phải ứng xử với họ sao cho không mất đi hòa khí nơi công sở.
Đồng nghiệp đố kỵ
Trong công việc, không ít thì nhiều bạn cũng sẽ gặp phải những đồng nghiệp thích đố kỵ với người khác. Làm sao để ứng xử với họ đây?
Xoa dịu tính đố kỵ
Bạn có hay trách mắng đổ lỗi cho đồng nghiệp, có coi thường đồng nghiệp và hay khoe khoang thành công của bạn tức là chính bạn đã kích thích cho tính đố kỵ của họ phát triển. Đừng tỏ ra “ta đây” trước mặt đồng nghiệp. Hãy thân tình chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm thành công của bạn. Hãy làm sao để tính đố kỵ của đồng nghiệp không còn “đất” sống.
Dành được sự kính trọng của đồng nghiệp
Nên nhớ rằng bạn sẽ không là gì nếu không có tập thể. Hãy là người biết mình biết ta, dù bạn thật sự có năng lực vẫn phải luôn tỏ ra cầu tiến và học hỏi đồng nghiệp. Nên nhớ, ai cũng có thể là thầy của bạn ở một lĩnh vực nào đó, bạn không phải là anh Biết Tuốt.
Nếu bạn thật sự có tài nhưng vẫn luôn cầu tiến và hòa nhã, bạn sẽ nhận được lòng kính trọng của đồng nghiệp thay vì sự đố kỵ.
Phòng còn hơn chữa
Nếu bạn nhận thấy có người đang khó chịu với mình thì hãy nhanh chóng ngăn chặn sự khó chịu ấy. Khiêm tốn, nhún nhường nhưng đừng để sự đóng góp của bạn không được nhận ra. Chúc mừng cho thành công của người đồng nghiệp một cách chân thành. Chỉ một thoáng ghen tị của bạn cũng khiến người khác coi thường.
Đối phó với hành động của họ
Nếu không thể xoa dịu sự ghen ghét của đồng nghiệp thì bạn hãy chứng minh khả năng của mình bằng hành động cụ thể. Đồng thời bạn cụng nên biết khen ngợi mọi người, luôn mỉm cười vui vẻ, làm việc chăm chỉ và tránh xa những cuộc tụ tập bàn tán.
Tìm đồng minh từ cấp trên
Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm để bảo vệ chính mình là tìm đồng minh. Càng có hậu thuẫn từ cấp trên thì bạn càng có cơ hội dành phần thắng nhiều hơn. Đừng một mình giải quyết mà hãy trình bày mối lo ngại của bạn với sếp và thông báo những động thái của đối phương.
Nắm giữ bằng chứng
Lưu lại những cuộc đối đầu giữa hai người kèm theo bằng chứng. Nếu bạn nhận được những lá thư nói xấu từ anh ta, hãy lưu giữ chúng lại, nhưng nhớ đừng gửi thư đáp trả với lời lẽ tương tự nhé. Chúng giúp bạn rất nhiều trong việc đối phó với hạng người này.
Cho họ cơ hội
Bạn đang cố tránh một mâu thuẫn lớn vì vậy hãy cho họ cơ hội sửa sai. Chỉ cần một sự tha thứ nhỏ cũng giúp hình ảnh bạn lớn lên rất nhiều. Hãy làm cho người đồng nghiệp xấu tính cảm thấy xấu hổ và muốn xin lỗi. Hãy là người độ lượng và bao dung, bạn sẽ có thêm bạn và bớt thù.
Đồng nghiệp thích "đâm sau lưng"
Nạn đâm chọt nơi công sở có muôn hình vạn trạng, và liệu bạn đã biết cách đối phó?
Chân dung "kẻ tiểu nhân"
Chẳng lẽ ngậm bồ hòn làm ngọt?
Nếu rơi phải trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và nhận xét thật kỹ xem những sự kiện đâm chọt là cố ý hay vô ý. Đừng phản ứng quá đà, khiến giận quá mất khôn. Nếu thật sự bạn là tâm điểm trong mọi hoạt động quấy phá và đã xác định rõ người chĩa mũi dùi vào mình – hãy hành động:
Đồng nghiệp nói nhiều
Công việc đang chất đống, deadline thì gần kề mà đồng nghiệp của bạn cứ như "máy khâu" suốt cả ngày từ chuyện thời trang, ăn uống đến chuyện gia đình thì thật phiền toái. Để đối phối với những đối tượng này bạn cần phải:
Thẳng thắn
Có thể cô ấy vô ý không nhận ra bạn đang rất bận. Sao bạn không nói thẳng: “Xin lỗi, sáng mai mình phải hoàn thành dự án rồi. Lúc khác bọn mình nói chuyện nhé”.
Báo trước
Có thể thông báo trước cho đồng nghiệp ngay khi bạn vừa đặt chân đến cơ quan là hôm nay bạn rất bận nên không thể “tụ tập buôn bán” gì được. Nên nói với thái độ hài hước và hơi nuối tiếc, để không làm mếch lòng đồng nghiệp: “Hôm nay bận quá, không đi buôn dưa cùng các cậu được rồi”.
Chuyển địa điểm
Nếu như chỗ làm việc của bạn bị “bao vây”, không thể tập trung làm việc, hãy tạm thời di cư đi đâu đó, chẳng hạn như vào phòng họp, hoặc mang tài liệu giấy tờ ra phòng nghỉ.
Gợi ý phương án khác
Bạn biết cô nàng đồng nghiệp còn nhiều chuyện để kể với bạn, mà nếu không cho cô ấy nói ra thì chắc cô ấy “chết mất”. Thế thì hãy gợi ý cho cô ấy một cơ hội khác đi, chẳng hạn “Này chuyện của cậu có vẻ hấp dẫn đấy, để dành trưa nay bọn mình đi ăn cơm rồi kể nhé. Giờ làm đã kẻo sếp mắng”.
Không trả lời
Nếu đồng nghiệp của bạn chỉ là kẻ không biết điều, cố tình phá rối, hãy thực hiện phương án 3 không: không nhìn, không cười, không trả lời. Lịch sự lắm thì cũng chỉ ậm ừ cho qua thôi.
Nhờ người khác can thiệp
Có thể tham khảo lời khuyên của những người nghiêm túc, điềm đạm, không có “tiền án” buôn dưa lê để có cách “xử lý” những đồng nghiệp nói nhiều.
Tin nổi bật Giáo dục