Vị trí huyện Thạch Thất Đường ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai; Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình); Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây; Thạch thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn
Vị trí huyện Thạch Thất
Đường ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ;
- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai;
- Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình);
- Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây;
Thạch thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10 m đến hơn 15 m. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 - 50cm.
- Dạng địa hình đồng bằng: bên bờ trái sông tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.
Các trường hợp thu hồi đất
Điều 38. Các trường hợp thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
4. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
7. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;
11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
Điều 39. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi ngày đối với đất nông nghiệp và một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại.
Điều 40. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Điều 41. Việc thu hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao đất cho tổ chức phát triển quỹ đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.
2. Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án đối với các trường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
3. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện việc thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này thì đất đã thu hồi thuộc khu vực nông thôn được giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý, thuộc khu vực đô thị và khu vực đã được quy hoạch để phát triển đô thị được giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý.
Điều 42. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi
1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 43 của Luật này.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
4. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
5. Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi giá trị nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được bồi thường, hỗ trợ.
6. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.
Điều 43. Những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường
1. Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này;
b) Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
d) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
đ) Đất thuê của Nhà nước;
e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật này;
g) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó;
c) Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 của Luật này.
3. Người bị thu hồi đất quy định tại khoản 1 nhưng không thuộc khoản 2 Điều này được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.
4. Chính phủ quy định việc xử lý đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật này.
Điều 44. Thẩm quyền thu hồi đất
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được uỷ quyền
Điều 45. Trưng dụng đất có thời hạn
1. Nhà nước trưng dụng đất có thời hạn trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác.
Hết thời hạn trưng dụng đất hoặc đã thực hiện xong mục đích trưng dụng đất, Nhà nước trả lại đất và bồi thường thiệt hại cho người bị trưng dụng đất do việc trưng dụng đất gây ra.
2. Chính phủ quy định cụ thể về việc trưng dụng đất.
Phong thủy ao hồ trong nhà: Cẩn thận họa nhiều hơn phúc
Nhiều nhà muốn đào một cái ao nuôi cá và tạo thế giàu sang nhưng không ngờ nó lại mang họa. Ngày xưa khi làm ăn phát đạt, ai cũng muốn xây một ngôi nhà thật đẹp, trong khuôn viên ngôi nhà đào một cái ao hoặc để nuôi cá chơi.
Nhưng về khía cạnh phong thủy, ít ai biết rằng chính những cái ao đó lại mang họa đến nhiều hơn là phúc.
1. Một số kiểu ao hồ nên tránh
Nếu bên Đông, bên Tây ngôi nhà đều có ao, người trong nhà thần kinh bất ổn. Đằng sau nhà có 2 cái ao, hoặc bên trái, bên phải hay trước nhà đều có ao. Phong thủy cho đó là thế chân rồng chân hổ giẫm lên nhau, ắt có tà dâm.
Trước nhà, sau nhà có ao cũng rất hung, người xưa nói: “Tiền đường hạ cấp đường, nhi tôn huyền tiểu vong”, nghĩa là ao trước ao sau nhà, con cháu đoản thọ. 2 hoặc 3 ao liền nhau, gia chủ có nguy cơ đối mặt với tai họa.
Nếu hình dáng ao trông như hoa mai thì chủ nhà dễ góa bụa.
Vị trí và hình dạng ao không thống nhất cũng gây họa. Ví như: có cái lồi ra, có cái thụt vào hoặc hình như quả bầu, có cái nhỏ cái to nối liền nhau, bệnh tật và tai họa sẽ đến với nam chủ nhân.
Người xưa thường nói “Thượng đường liên hạ đường, quả phụ thủ không phòng, phong tật bất ly sàng”, nghĩa là ao trên liền ao dưới, vợ góa giữ phòng không, ao to nối ao nhỏ, bệnh phong chẳng rời giường.
Trường hợp ao hoặc bể bơi gần nhà, để ánh sáng mặt trời phản xạ được vào trong nhà, phong thủy học gọi cái ao hay bể bơi này là “gương soi chậu máu” hoặc “vạn đạo kim quang” chiếu vào
nhà ở. Gặp trường hợp như vậy, người xưa nói trước sau cũng thất vận.
Có nhà đào ao trước cửa ở thế “gương soi chậu máu”, giữa cửa nhà có treo 1 cái gương to (để trấn trạch hoặc để chơi) thì sát khí càng mạnh, độ hung càng lớn.
Để hóa giải tình trạng “gương soi chậu máu”, nên thả bèo kín ao để giảm tia nắng khúc xạ vào nhà. Ngoài ra, có thể trồng cây trúc phía bờ ao đối diện ngôi nhà. Trúc dễ trồng, mọc nhanh, sẽ chắn những tia nắng khúc xạ vào nhà khi chiều tà, sát khí giảm hẳn.
Một số gia đình có ao tù, nước không lưu thông, bẩn, không có lợi cho sức khỏe. Đồng thời theo phong thủy học, nơi đó cũng dễ gây nên hung tướng cho người ở. Trường hợp này tốt nhất là lấp ao. Nhưng trước khi lấp ao phải hút hết nước, làm cho ao khô đi, bốc hết bùn ở đáy ao.
Nếu khuôn viên khu nhà rộng cần có ao thì phải bố trí ở hướng Đông Nam, cách nhà từ 18m trở lên. Nhưng tốt nhất là không có, mà có thì nên lấp.
Có loại ao thuộc dạng chảy vòng quanh, xung quanh trồng cây mà không có đông người tụ tập hay khách sạn, nhà hàng… thì không phát sinh vấn đề gì. Nhiều khả năng lại biến thành cát tướng.
2. Ao hồ tốt theo phong thủy
Trước nhà có ao như vậy thì có tiền của. Người xưa nói, ao bán nguyệt sinh tiền, hàng nghìn kho lúa, trẻ con ngã không chết đuối. Tuy nhiên, cũng nên đề phòng trẻ em về nạn sông nước.
- Ao có hình vuông như nghiên mực
Người xưa nói: “Tiền đường tự nghiên trì, tử lục đăng cao đệ, đường thanh do như kính, quý sinh minh”, nghĩa là ao trước nhà giống cái nghiên mực, con cháu thi đỗ cao, nước ao mà trong như gương, sinh con quý và thông minh.
Trước nhà có ao như vậy là tốt, nhưng vị trí ao phải xa cửa nhà, sao cho ánh nắng chiều tà không được phản xạ tia nắng chiếu vào nhà.
Trên đây là quan niệm của phong thủy học về ao, hồ, giếng nước đối với người ở, những quan niệm này chỉ có giá trị tham khảo khi nghiên cứu nhận thức của người xưa.
Cập nhật những thông tin về thị trường nhà đất huyện Thạch Thất tại đâu?
Nguồn: https://trungtammoigioi.com/moi-gioi-nha-dat-huyen-thach-that/87