congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Lại chuyện bán hàng đa cấp: Nam sinh đổ nợ vì cả tin

Đã xem: 1,602
Cập nhât: 12 năm trước
Không ai lạ gì khi nghe đến cụm từ "bán hàng đa cấp" hay còn gọi là kinh doanh theo mạng. Đây là một mô hình kinh doanh tiên tiến đã phát triển lâu đời trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì cụm từ này lại thường đi liền với từ "lừa đảo". Một câu chuyện đau lòng xảy ra với cậu sinh viên nghèo. Vì nghe lời đường mật mà cậu đã dấn thân

Không ai lạ gì khi nghe đến cụm từ "bán hàng đa cấp" hay còn gọi là kinh doanh theo mạng. Đây là một mô hình kinh doanh tiên tiến đã phát triển lâu đời trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì cụm từ này lại thường đi liền với từ "lừa đảo".

Một câu chuyện đau lòng xảy ra với cậu sinh viên nghèo. Vì nghe lời đường mật mà cậu đã dấn thân vào vòng xoáy đa cấp để rồi phải nai lưng trả nợ đồng thời mất luôn cả tình cảm bạn bè.

Cơ hội làm giàu

Một ngày đẹp trời, Quang rủ C. - người bạn cùng phòng trọ cũ của mình đi chơi. Không hề tỏ ra khó khăn, ngược lại C. còn tỏ ra khá nhiệt tình khi nhắc nhở Quang khi đi nhớ mang theo cả chứng minh thư và thẻ sinh viên để được giảm giá vé vào. Chưa tới địa điểm cần đến, C. bảo Quang xuống xe vào đây với mình một lát có chút việc, xong việc rồi đi.

Tưởng rằng có việc gì cần thiết, Quang theo chân C. lên một tòa nhà khá cao nằm trên đường Định Công. Vừa lên tới nơi, Quang thấy rất đông người qua lại, đó toàn là những người khá trẻ tuổi, năng động và sự tò mò cũng tăng dần. Rồi ngay lập tức, Quang được bạn và một anh lạ mặt dẫn vào ngồi trong một hội trường để nghe thuyết trình, chia sẻ của những người được cho là thành đạt giới thiệu về công việc này. Mất thời gian ngồi nghe khoảng 2 tiếng mà chẳng hiểu gì nhiều, cuối cùng Quang cũng được ra khỏi căn phòng ấy.

Đa cấpQuang lại tiếp tục bị đưa đẩy hết từ người này sang người kia để nghe thuyết giảng
(Ảnh minh họa)

Đang mừng thầm vì tưởng rằng bây giờ sẽ được đi chơi, nào ngờ, Quang lại tiếp tục bị đưa đẩy hết từ người này sang người kia để nghe thuyết giảng. Các anh, các chị được gọi là tuyến trên của C. bắt đầu công cuộc “khai thông tư tưởng” làm giàu cho Quang.

Lần lượt từng người một đến gặp riêng Quang để nói, phân tích, chia sẻ những kinh nghiệm của mình về công việc này chỉ nhằm hướng tới một mục đích cuối cùng là thuyết phục em tham gia vào mạng lưới kinh doanh theo mạng của một công ty bán hàng đa cấp. Những lời nói phát ra từ những anh chị chuyên viên kinh doanh này như rót mật vào tai Quang.

Từng bước … vào tròng

Anh tuyến trên lần lượt đưa ra các phương án giúp Quang “huy động vốn” từ người thân, bạn bè. Bắt đầu liệt kê danh sách những người có khả năng vay được tiền, sau đó gọi điện cho từng người với những cách nói chuyện khác nhau sao cho họ tin những lời mình nói là thật.

Với bố mẹ thì anh ta khuyên Quang: “Em cứ gọi nói là bố mẹ gửi lên cho con 3 triệu để con đóng tiền học chứng chỉ tiếng Anh và tin học”, còn với bạn bè thì: “Em phải nói giọng gấp gáp và dứt khoát vào, bảo mày cho tao vay vài trăm, tao đang có việc rất gấp, tao sẽ trả mày nhanh thôi, mày bạn thân của tao phải tin tao chứ…”. Nhưng vì Quang không dám làm liên lụy tới mọi người đặc biệt là gia đình nên Quang quyết định không gọi.

Đa cấp
Lúc này, anh ta trên chỉ còn cách bảo Quang mang cầm chiếc thẻ sinh viên và chứng minh nhân dân của Quang. Anh ta bảo có thể cầm được 6,5 triệu đồng.

Rất nhanh chóng, anh ta dẫn theo Quang và C. tới một quán cầm đồ đã được bắt mối trước để cắm thẻ, chứng minh rồi lại quay trở về công ty để hoàn tất hồ sơ. Vậy là 6,5 triệu vừa cầm được trên tay đã nhanh chóng chuyển sang tay người khác để cuối cùng đổi lại chỉ là một tấm thẻ với vài tờ giấy. Cảm giác tiếc nuối bắt đầu hình thành, nhưng đã quá muộn, tiền đã trao tay, hồ sơ đã hoàn thành.

Cầu cứu người thân, bạn bè

Ngay hôm sau, Quang lên công ty gặp lại người hôm qua đã nhiệt tình hướng dẫn mình, nói rằng em muốn rút lại hồ sơ, lấy lại tiền nhưng đã qua muộn. Nỗi buồn cứ thế dâng lên, Quang lại lật đật bắt xe về và bắt đầu gọi điện liên hệ với bạn bè hỏi vay tiền để chuộc lại giấy tờ đã cắm với lãi là 1%/ngày tương đương 65.000 đồng/ngày.

Sau một tuần, Quang mới huy động được đủ số tiền phải trả để chuộc giấy tờ lại, cả gốc cả lãi cũng 7 triệu. Cầm được giấy tờ của mình trong tay, Quang cũng cảm thấy yên tâm phần nào. Quang bảo: “Giờ em mới thực sự hiểu rõ rằng không có một công việc nào quá dễ dàng mà lại có khả năng đem lại nhiều tiền”.

Là thành viên của mạng lưới, khi tham gia chương trình này, Quang được nhận một sản phẩm là máy khử độc Ozone nhưng cậu không lên lấy.

Đa cấp
Lúc đầu thì Quang nghĩ rằng phấn đấu làm việc một thời gian ngắn, mời được nhiều bạn bè tới là sẽ lấy lại được tiền nhanh chóng. Anh chị tuyến trên còn không ngừng hướng dẫn cho Quang cách nói dối để hẹn bạn tới công ty giống như cách mà C đã dùng với mình. Chỉ cần đưa được bạn tới, phần còn lại các anh chị sẽ lo.

Nhưng rồi ngồi nghĩ lại, Quang cảm thấy công việc mình vừa theo mang tính chất như lừa bịp người khác vậy. Đặc biệt, đó lại đều là bạn bè, người thân của mình nên sẽ rất dễ dàng làm mất đi tình cảm bạn bè tốt đẹp. Vì vậy mà Quang quyết định bỏ luôn, coi như một lần "mất tiền ngu" để khôn ra khi sống ở nơi đầy rẫy những trò lừa tinh vi này.

Từ chuyện của Quang, chúng ta cũng cần cảnh giác hơn khi đi tìm việc. Dưới đây là những thủ thuật trong bán hàng đa cấp đã cuốn nhiều người vào:

Nhận diện thủ thuật bán hàng đa cấp

Gây lòng tin “ảo” bởi quảng cáo quá mức hoặc nhập nhằng các tác dụng của sản phẩm cần bán

Thông thường, các sản phẩm được phân phối theo mạng bán hàng đa cấp hay còn gọi là kinh doanh đa cấp (KDĐC) đều được phù phép, “thần bí hóa” hoặc “đa năng hóa” các tác dụng và tiện ích khác thường mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng, theo kiểu “có 1 nói 10”, khoe vống lên các tác dụng “3 trong 1”, thậm chí rất khác nhau của sản phẩm.
Đảm bảo rằng khi nghe họ nói xong thì lòng tin của bạn sẽ được tăng lên rất nhiều về những thần dược và những sản phẩm kỳ diệu mà họ giới thiệu.

Trở thành người tiêu thụ bất đắc dĩ vì phải mua sản phẩm và tiền đặt cọc là thủ tục đầu tiên bắt buộc để tham gia kinh doanh mạng

Đây là nguyên tắc bất di bất dịch đối với bất kỳ mạng KDĐC nào và đối với bất kỳ sản phẩm nào được phân phối qua mạng này. Nói cách khác, người tham gia phải tự mình trở thành người tiêu thụ sản phẩm dù muốn hay không, dù muốn giảm béo hay giảm gầy, dù có bệnh hay không có bệnh (trong khi ở kinh doanh đại lý thương mại khác thì đại lý chỉ là người trung chuyển hàng hóa thuần túy, không bắt buộc phải là người tiêu dùng hay mua hàng…). Nghĩa là, khi đã mất tiền mua hàng thì đại lý kinh doanh mạng buộc phải tìm mọi cách bán lại hàng này nếu không muốn trực tiếp tiêu dùng.

Nhận biết đa cấp
Bị quyến rũ bởi tỉ lệ tính hoa hồng cao do giá bán quá cao

Điều dễ nhận thấy là các phân phối viên và đại lý trong hệ thống kinh doanh mạng luôn phải mua sản phẩm với giá cao đến bất ngờ, thậm chí cao gấp vài lần giá của chính sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương đương trên thị trường. Đồng thời, để an ủi và kích thích động lực kinh doanh của các phân phối viên, các nhà tổ chức KDĐC thường trích lại hoa hồng cho người tham gia khá cao, từ 20-50% tổng doanh thu theo lời họ tự miêu tả… Hơn nữa, về hình thức, cách thức ăn chia còn được thiết kế theo kiểu “phản ứng dây chuyền”, hình tháp để tăng độ hấp dẫn cho nhà phân phối cấp 1 (cấp cao nhất)…

Việc bán sản phẩm giá cao khiến người mua, dù được thưởng hậu đi nữa, vẫn chỉ là tự “ăn thịt chính mình”, do phần thưởng chính là phần “đắt đỏ vượt trội” mà họ đã mua theo “giá gốc” đó, hoặc chỉ “ăn bánh vẽ”, vì việc bán được sản phẩm cho người tiêu dùng thực sự khác là rất khó, mà chủ yếu là bán lại cho các đại lý khác thấp hơn (cấp 2, cấp 3…) hoặc tự bỏ tiền để mua tiếp sản phẩm, nhằm duy trì vị thế đại lý “cấp 1” của mình.

Lợi ích thụ hưởng hoa hồng của các phân phối viên là không chắc chắn và lợi ích của người tiêu dùng không rõ ràng, thiếu bảo đảm

Như trên đã nêu, lợi ích của các phân phối viên và đại lý tham gia kinh doanh mạng là không chắc chắn vì họ phải mua sản phẩm với giá cao trong khi nhu cầu thị trường và sức tiêu thụ thực tế là chưa rõ. Sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, các lợi ích của sản phẩm khá “tù mù”, không được thẩm định khoa học, công khai và được quảng bá rộng rãi, nên người tiêu dùng khó có thể dễ dàng rút tiền túi mua sản phẩm với giá đắt, trừ những người nhẹ dạ cả tin hoặc ham lời muốn mua để có quyền tham gia kinh doanh mạng. Lợi nhuận kinh doanh mạng và cả của người phân phối thường chỉ là tổng số các khoản “học phí” mà những người đã, đang và sẽ tham gia kinh doanh mạng phải trả và chuyển hóa nội bộ từ túi người này sang túi người kia mà thôi.

Lợi ích của người tiêu dùng thuần túy các sản phẩm được phân phối qua mạng KDĐC cũng không được bảo đảm, do trước hết các tiện ích của sản phẩm hoặc chưa rõ ràng hoặc đã bị phóng đại và thiếu các hướng dẫn sử dụng cụ thể, chủ yếu do các đại lý thiếu chuyên môn, thừa nhiệt tình truyền đạt lại tùy theo nhận thức, mục đích và thiện chí của mình.

https://www.vieclamvui.edu.vn/

Theo Zingnews


Chuyên mục: Giáo dục Nghề nghiệp

Tin nổi bật Giáo dục Nghề nghiệp