Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Suốt 3 ngày Tết ngoài niềm vui thì chắc hẳn các chị em phụ nữ cũng có rất nhiều câu chuyện muốn chia sẻ, tâm sự cùng nhau. Cô vợ tên Mai (32 tuổi, ở Hưng Yên) trải lòng:
“Mình vừa ghi dấu ấn sâu đậm với cả nhà chồng rồi. Từ ngày về làm dâu được 5 năm vợ chồng mình ở trên Hà Nội làm ăn nên cũng không về quê thường xuyên. Có một vài người họ hàng gặp 1, 2 lần mình chẳng nhớ rõ mặt. Trưa nay nhà mình hóa vàng, tiễn chân các cụ không mời khách vì mấy ngày Tết đi chơi chúc tụng cũng mệt lắm rồi.
Vừa bê mâm lên thì có người đến chơi, bố chồng mình mời vào ăn cơm luôn. Chồng mình thì thầm vào tai giới thiệu người họ hàng này có vẻ cũng không gần lắm.
Bữa cơm tưởng chừng như rất bình thường thì lại có thêm người đến chúc Tết và chồng mình cũng mời ngồi ăn, uống chén rượu đầu xuân. Bắt đầu từ lúc đó là rượu cứ rót xoay vòng hết cốc nọ đến cốc kia”.
"Bữa cơm tưởng chừng như rất bình thường thì lại có thêm người đến chúc Tết và chồng mình cũng mời ngồi ăn, uống chén rượu đầu xuân". Ảnh minh họa
Mai kể thêm, các vị khách đi cùng cả vợ nhưng vợ nhắc thế nào cũng không có dấu hiệu dừng lại. Họ có cả ngàn lý do để ép rượu nhau.
“Thấy hết rượu ông anh họ hô to bắt chồng mình mang thêm chai nữa ra. Nào là ‘Anh chúc riêng chú’, ‘Chén này anh mừng cho chú’ nào là ‘Chú không uống là không nể anh rồi’… Nhìn chồng đỏ mặt tía tai, tối qua còn mới bị đau dạ dày, mình quyết nhảy vào cứu nguy.
Mình lên tiếng: ‘Em xin phép bác, người ta bảo vợ chồng chia ngọt sẻ bùi nên để em thay chồng em nể bác chén này’. Mọi người ngơ ngác còn ông khách lại cao hứng khen: ‘À em dâu được quá nhỉ. Anh rất ủng hộ phụ nữ uống được rượu’. Cạn chén đấy xong mình kéo vợ ông ấy ngồi xuống cùng rót ra 2 cốc nước lọc vừa cười vừa nói: ‘Giờ đến lượt em mời bác nhé. Em chúc bác chén này, chúc bác năm mới luôn tỉnh táo làm chỗ dựa vững chắc cho vợ con. Bác đừng thấy em rót nước trắng mà bác từ chối nhé, bác không uống chén này là bác không nể vợ con bác đâu. Mình hơn nhau ở sự tỉnh táo chứ không hơn nhau ở cốc bia chén rượu. Giờ thì em xin phép cất rượu đi để các bác ăn cơm cho đảm bảo sức khỏe chứ năm mới đã say lại say cả năm thì vợ con lấy gì mà dựa’.
Bố chồng mình ra ngoài bàn ngồi uống nước mà cứ nhìn con dâu tủm tỉm cười. Chị vợ kia cũng được đà mắng chồng 1 trận. Mình mà không liều 1 phen thì có khi khách ngồi đến sáng mai. Đấy các ông cứ tưởng tửu lượng khá là hay, là cái đáng tự hào rồi uống xong chỉ khổ vợ khổ con đi dọn. Chưa kể chẳng may lái xe có tai nạn thì đúng là zô 1 phút thành chậm cả đời”.
Chắc hẳn rất nhiều người hưởng ứng với cách xử lý của nàng dâu trên. Chuyện các ông chồng ham vui mà quên đi vợ con hay đến chính cả an toàn của bản thân không phải hiếm. Trong những tình huống thế này các bà vợ nên làm gì?
Ảnh minh họa
- Quán triệt trước từ ở nhà, nên khuyên bảo khéo léo để đàn ông hiểu đi chúc Tết phải mang đúng tính chất và ý nghĩa của việc chúc Tết, ham bia rượu không phải khổ mình còn khổ cả nhà người ta.
- Với những ông chồng đã từng có hành động say xỉn mất kiểm soát cần chụp ảnh, quay phim lưu làm “tư liệu” để tiện việc cảnh cáo. Nếu cần thiết nhờ bố mẹ, anh em hoặc những người anh ta quý mến để khuyên bảo, nhắc nhở.
- Với những ông chồng khó có thể kiềm chế được bản thân, nói 1 đằng làm 1 nẻo thì phải mạnh tay: “Anh mà cứ như thế thì chúng ta đi riêng ra, em còn nhiều việc phải làm không đi theo dọn dẹp cho anh được. Anh ăn Tết thì em cũng phải được ăn Tết”.
- Điều quan trọng nhất là làm tư tưởng cho đàn ông họ hiểu việc ép rượu hay nể mà uống đều là những hành động kém văn minh. Đàn ông bản lĩnh là biết từ chối cốc rượu để nghĩ đến sự an toàn cho vợ con.
Theo PV - Thể Thao Văn Hóa
Tin nổi bật Suy ngẫm