Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Có nhiều sự khác biệt giữa nghệ trắng, nghệ vàng và nghệ đen cũng như tác dụng của từng loại nhưng nhiều người vẫn quan niệm không đúng về các loại nghệ này, thậm chí dùng thay thế cho nhau trong việc chữa bệnh đau dạ dày.
> Chống hôi miệng bằng thức ăn
> Da trắng mịn màng nhờ khoai lang
> Chuối - Công dụng trị bệnh ít ai ngờ tới
> Công dụng dưỡng da từ cây phỉ
Nghệ trắng, Ngải trắng, Ngải mọi, Nghệ sùi - Curcuma aromatica Salisb., thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.
Lợi ích của nghệ trắng
Theo các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, củ nghệ trắng chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm curcuminoit có tác dụng kháng sinh mạnh nên được công nhận là thảo dược có nhiều lợi ích trong y học. Trong thành phần nghệ trắng còn có chứa một chất dầu bay hơi có mùi thơm, vị cay, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa một số bệnh ung thư do tác dụng tiêu diệt và loại bỏ các khối u, các chất này còn có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ các chất béo dư thừa trong máu, đồng thời làm giảm ngưng kết tiểu cầu (chống huyết khối) nên có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp.
Nghệ trắng còn có tác dụng kháng viêm mạnh nên được dùng điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và hệ tiêu hóa, chữa đau đầu, viêm da và nhiễm trùng da. Người ta bào chế nghệ trắng và mật ong để làm mỹ phẩm chữa các bệnh viêm da mạn tính và mụn trứng cá. Phụ nữ sau sinh có thể ăn mỗi ngày một muỗng dạng bột sẽ giúp ăn ngon miệng và bồi bổ cơ thể.
Theo y học cổ truyền, nghệ trắng có vị cay, đắng, có tác dụng hành khí giải uất, lương huyết phá ứ lợi mật, trừ hoàng đản. Thường dùng chữa tức ngực, trướng bụng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, các trường hợp viêm gan mạn, xơ gan đau nhức, vàng da ứ mật, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Mỗi ngày 2-4 g dạng sắc hoặc bột. Người ta còn phơi khô ngâm rượu chung với một số vị thuốc khác như quế chi, cỏ xước, ngưu tất, thiên niên kiện, thổ phục linh để chữa đau khớp.
Phụ nữ mang thai, người sau mổ không được dùng
Có nhiều sự khác biệt giữa nghệ trắng, nghệ vàng và nghệ đen cũng như tác dụng của từng loại nhưng nhiều người vẫn quan niệm không đúng về các loại nghệ này, thậm chí dùng thay thế cho nhau trong việc chữa bệnh đau dạ dày. Ba loại tuy hình dáng thân cây, lá và hoa trên mặt đất hơi giống nhau nhưng rễ của các loại này hoàn toàn khác nhau về màu sắc, kích cỡ, hình dáng, mùi vị và tác dụng.
Vì vậy cần chú ý khi sử dụng, bột nghệ vàng có màu vàng sặc sỡ hơn đã được nghiên cứu và được dùng rất phổ biến trên toàn thế giới, có tác dụng tốt chữa đau dạ dày và làm lành các vết loét dạ dày, trong khi các loại còn lại ít sắc tố hơn và công dụng cũng khác nhau nhưng nhiều người cứ dùng lẫn lộn rồi truyền miệng nhau mà không có một chứng cứ khoa học nào.
Hiện nay, FDA (Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) chưa công nhận tác dụng chữa bệnh của nghệ trắng, nhiều thí nghiệm cần được tiến hành hơn để đảm bảo an toàn và hiệu quả của nó trong điều trị. Nó cũng được cảnh báo là không dùng cho phụ nữ đang mang thai vì có nhiều nguy cơ sẩy thai. Không được dùng trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật vì nó làm chậm quá trình đông máu gây chảy máu nhiều và có thể dẫn đến tử vong. Dù sao thì khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thảo dược thiên nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Nghệ trắng còn có tên khác là nghệ rừng, ngải dại, ngải mọi, ngải trắng, nghệ thơm, tên khoa học là Curcuma aromatica, thuộc họ gừng. Đây là một trong nhiều cây cũng thuộc chi Curcuma (nhưng khác với nghệ vàng, nghệ đen, cùng họ gừng). Cây có thân rễ phát triển thành nhiều củ mập và có màu trắng và thơm, mùi không nồng như củ nghệ vàng. Nghệ thơm được các thầy thuốc Trung Hoa dùng để chữa lành các bệnh về phổi. Cây được tìm thấy nhiều ở phía đông dãy Hy Mã Lạp Sơn và thích hợp khí hậu ấm áp. Nó phát triển nhanh và mạnh trong những tháng mùa hè. Người ta đào lấy củ, hấp chín, phơi khô, tán thành bột và ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, họ cũng trộn chung với bột lá cà ri làm gia vị chế biến thức ăn.
>> Tác dụng 'thầm lặng' của cà phê
Tin nổi bật Sức khỏe