Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Có một video trong "vòng kết nối của bạn bè" được một phụ huynh chia sẻ. Một thiếu nữ tát mẹ ngoài đường, người trên phố tiến tới can ngăn liền bị cô gái động tay động chân không kiêng nể. Thái độ hằn học, coi trời bằng vung của cô gái khiến ai nấy đều tức giận và bất lực. Nhiều đứa trẻ từ nhỏ là "gấu con", bố mẹ dễ dàng bỏ qua vì nghĩ "con còn nhỏ biết gì", nhưng từ sự nuông chiều và bảo kê này, chúng đã dần trở thành "gấu người lớn".
Giáo dục như thế nào luôn là một vấn đề đau đầu và vô cùng nặng nề, nhưng có một người chỉ trong vài chục chữ, đã thể hiện nguyên tắc cốt lõi của giáo dục. Ông chính là Kỷ Hiểu Lam (1724-1805) - một vị quan, cũng là một danh sĩ dưới triều Thanh, Trung Quốc.
Ông sinh ra trong gia đình quan lại, năm 6 tuổi ông đã tham gia thi Đồng, chính bởi thành tích vượt trội nên được mệnh danh là thần đồng Kỷ Hiểu Lam tham gia vào rất nhiều nhiệm vụ biên soạn sách cổ quan trọng, trong số đó đáng được nhắc tới nhất tất nhiên là "Tứ khố toàn thư", kiệt tác từng được Kỷ Hiểu Lam chỉ đạo biên soạn với vai trò quan Tổng soạn. Về cấp bậc chức vụ, Kỷ Hiểu Lam làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư, Hiệp ban Đại học sĩ, còn được phong là Thái tử Thiếu bảo, cấp bậc Chính nhị phẩm.
Vì làm việc ở xa nhà trong một thời gian dài, ông đã để lại một bức thư cho vợ, thuyết phục cô giáo dục con cái. Trong "Bức thư của Kỷ Hiểu Lam" ông: "Có bốn giới và bốn đức: Một kiêng dậy muộn, hai kiêng lười biếng, ba kiêng xa xỉ, và bốn kiêng kiêu căng.
Trong khi tuân giữ bốn giới, cũng có bốn quy tắc phải tuân theo: Một là siêng năng đọc sách, thứ hai là kính trọng thầy cô, thứ ba là yêu thương quần chúng, và thứ tư là ăn ở cẩn thận. Tám nguyên tắc trên là những quy tắc khuôn vàng, thước ngọc để dạy con, nên ghi tạc trong lòng, dùng chúng để dạy dỗ ba đứa con của chúng ta".
Ông cho rằng, cần giúp trẻ sửa chữa những thói quen xấu, thiết lập các giá trị đúng đắn, tu dưỡng tâm trí liêm chính, trở thành một người độc lập, trưởng thành và tích cực.
"Tứ giới" – Bốn điều kiêng
Tứ giới bao gồm: "Nhất giới yến khởi, nhị giới lãn noạ, tam giới xa hoa, tứ giới kiêu ngạo".
Kiêng dậy muộn
Kỷ Hiểu Lam luôn nghiêm khắc bảo ban con phải dậy sớm, ông cho rằng ngoài lợi ích mang đến cơ thể khỏe mạnh và tinh thần phấn chấn, quan trọng nhất là nó giúp trẻ em loại bỏ tính lười biếng. Muốn tu thân, có kỷ luật trước tiên phải bắt đầu từ chữ "Cần", lấy cần cù trị lười nhác, lấy cần cù trị ngu hèn, chăm chỉ thì thiên hạ không có việc khó.
Kiêng lười nhác
Những kẻ phàm phu trong thiên hạ xưa nay đều vì một chữ lười mà bại vong. Đa phần con người sống một đời bình thường không có gì nổi trội chỉ vì lười nhác.
Kiêng xa hoa
Sự suy bại của một gia tộc lại bắt nguồn từ hai chữ "xa hoa". Những ví dụ về việc ăn chơi xa hoa vô độ dẫn tới bại vong trong lịch sử nhiều không kể xiết. Chỉ khi có được sự an tịnh trong nội tâm mới có thể tu dưỡng thân tâm, chỉ khi có tác phong tiết kiệm, đơn giản mới có thể nuôi dưỡng phẩm đức.
Kiêng tự cao
Nhìn lại một số trẻ em ngày nay được gia đình chiều chuộng, bao bọc, sẽ mất bình tĩnh, phàn nàn nếu không suôn sẻ, gặp thất bại thì né tránh, ngại khó. Hiểu lam chỉ muốn bọn trẻ hiểu, không ai là tâm điểm duy nhất, có thể tận hưởng cái đẹp và tình yêu mãi mãi, trước những khắc nghiệt của cuộc sống, mọi người đều bình đẳng, đừng quá tự cao.
Chỉ bằng cách duy trì một trái tim khiêm tốn và tôn kính, bạn mới tiến bộ từng ngày. Một người kiêu ngạo sẽ mất đi động lực tiến về phía trước. Con người hễ kiêu ngạo ắt sẽ đặt mình cao hơn mọi người, mà lên mặt chỉ huy.
"Tứ nghi" – Bốn điều nên
Tứ nghi bao gồm: "Nhất nghi cần độc, nhị nghi kính sư, tam nghi ái chúng, tứ nghi thận thực".
Nên chăm chỉ học hành
Chăm chỉ đọc sách sẽ khiến tất cả những điều còn nghi hoặc có căn cứ đáng tin, khiến mọi hoài nghi đều có phép tắc để tuân theo, khiến sự ngu muội thay thế bằng thông tuệ, khiến sự lạc hậu được tiếp xúc với những tư tưởng mới mẻ.
Nên kính thầy
Những bậc phụ mẫu thời cổ đại khi dẫn con tới theo học những trường tư thục phải làm lễ khấu bái thầy. Trong mắt của cổ nhân đạo tôn sư vô cùng trọng yếu.
Nên yêu thương mọi người
Giáo dục trước tiên phải lập đức, học cách làm người, yêu người, tu dưỡng tâm tính, sau đó mới học tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng năng lực.
Nên ăn uống cẩn trọng
Ăn uống không chừng mực, thức khuya dậy muộn, đều là biểu hiện của một cuộc sống không có kỷ luật. Những căn bệnh hiện đại trong xã hội ngày nay như ung thư, đái tháo đường, bệnh gút… rất nhiều khi đều là vì dinh dưỡng thừa mứa và mất cân bằng gây nên. Cho nên về phương diện ăn uống cũng cần dạy trẻ phải biết chừng mực.
Theo Hiểu Đan - Theo Phụ nữ Việt Nam
Tin nổi bật Suy ngẫm