congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Cảnh giác với 'bẫy' tuyển dụng

Đã xem: 1,722
Cập nhât: 11 năm trước
Sinh viên tìm việc bán thời gian, người mới ra trường tìm việc mưu sinh, v.v..., có cả tỉ lý do để bạn lên các web tuyển dụng trên mạng để tìm việc. Lợi dụng điều này, nhiều công ty "ma" đã mọc lên để giăng "bẫy" lừa đảo.Trong bài viết này, CongSo.com sẽ tổng hợp những cái "bẫy" đã đưa không ít người vào tròng một cách dễ dàng. Qua

Sinh viên tìm việc bán thời gian, người mới ra trường tìm việc mưu sinh, v.v..., có cả tỉ lý do để bạn lên các web tuyển dụng trên mạng để tìm việc. Lợi dụng điều này, nhiều công ty "ma" đã mọc lên để giăng "bẫy" lừa đảo.

Trong bài viết này, CongSo.com sẽ tổng hợp những cái "bẫy" đã đưa không ít người vào tròng một cách dễ dàng. Qua đó, các bạn hãy cảnh giác hơn khi tìm việc qua mạng.

Bẫy tuyển dụng
Phỏng vấn xin việc ở…quán trà đá  

Nếu như hiện nay, việc dán, phát tờ rơi, quảng cáo tuyển dụng việc làm bị lực lượng chức năng giám sát và xử lý nghiêm thì việc tung các tin tuyển người làm việc lại nở rộ trên các trang quảng cáo, rao vặt. Đánh đúng vào tâm lý của các bạn sinh viên trẻ là có được việc làm thêm, tăng thu nhập dịp hè, chuẩn bị cho năm học mới, các tin cung cấp việc làm thêm cũng đưa ra mức lương hấp dẫn: tuyển gấp kế toán, lương 3 triệu đồng, không môi giới… Thế nhưng, rất nhiều trong những tin quảng cáo đó là "bẫy tuyển dụng" lừa đảo sinh viên.   

Nguyễn Ngọc Minh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, qua đọc mẩu tin quảng cáo việc làm trên một tờ báo điện tử, Minh đã điện thoại cho người đăng tin tên Quân để xin đi làm kế toán. Thế nhưng, khác với tưởng tượng của Minh, cuộc phỏng vấn xin việc lại diễn ra ở quán trà đá vỉa hè.  Người đàn ông này tự nhận mình tên Quân, hiện là Trưởng phòng Tuyển dụng của Công ty TNHH HN.

Minh như được "rót mật" vào tai về công việc trong mơ với mức lương 3 triệu đồng. Đang nói chuyện, người đàn ông này bảo điện thoại hết pin, muốn mượn điện thoại của Minh để giao dịch công việc. Vừa bấm điện thoại xong, người đàn ông này lấy lý do ồn đi ra góc khuất cạnh quán trà đá để nói chuyện cho yên tĩnh. Chờ 20 phút vẫn không thấy người đàn ông này quay lại, chiếc điện thoại của Minh cũng "mất hút" cùng người đàn ông này.  

"Bẫy" quảng cáo

Từ một thông tin tuyển dụng trên trang web rongbay, Đào Thị H., sinh viên năm 3, Đại học DL Phương Đông đến xin việc tại một công ty tuyển trực điện thoại tại đường Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội.  H. được yêu cầu nộp số tiền 250.000 đồng tiền phí, 50.000 đồng tiền đào tạo và đi làm luôn tại công ty với công việc đơn giản: Chỉ cần ngồi ở công ty nghe điện thoại là H. sẽ được nhận số tiền lương 2 triệu đồng/tháng.

Thế nhưng, đến ngày hôm sau đi làm, H. bị đưa thêm yêu cầu phải "môi giới" được 2 người lao động 1 ngày mới được nhận tiền lương.  Cho đến ngày thứ 3, H. chỉ "dụ dỗ" được 1 người đến xin việc. Chủ công ty lạnh lùng thông báo tháng này H. lao động năng xuất thấp, bị trừ 50% lương. Ấm ức nhưng không biết làm thế nào, H. xin nghỉ việc và đòi 50% lương còn lại thì bị chủ công ty áp đặt luôn: Em tự phá hợp đồng nên không nhận được lương.

Bẫy quảng cáo
Cũng đọc thông báo tuyển dụng nhân viên văn phòng công ty với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng trên mạng, chị Nguyễn Phương Lê ở Đan Phượng, Hà Nội không quản ngại trưa hè nắng gắt, đến địa điểm đăng thông tin. Chị đã nộp cho nhân viên của công ty 200.000đ tiền phí giao dịch nhưng không có hóa đơn với cái hẹn "ngày mai đến làm việc, nhớ mang theo 3 triệu đồng tiền đặt cọc để đi làm". Chị Lê đã tặc lưỡi nộp 3 triệu đồng và được họ dẫn đến một công ty giới thiệu việc làm ở đường Trương Định.

Công việc đâu chưa thấy, chị Lê cả ngày chỉ ngồi trực điện thoại của những người gọi đến để xin việc và… ngủ gật. Bức xúc vì không có việc làm như quảng cáo, chị Lê quay lại nơi tuyển dụng ban đầu xin lại tiền đặt cọc thì bị từ chối thẳng thừng "bỏ dở nửa chừng thì mất tiền đặt cọc, không đọc kỹ hợp đồng à?".  

Trường hợp của anh Phạm Văn Hải là một ví dụ. Anh Hải đã nộp 1 triệu đồng cho công ty tuyển dụng. Được họ đưa  địa chỉ nơi làm việc, anh đi lòng vòng 2 tiếng đồng hồ mà vẫn không tìm thấy công ty đó đâu vì địa chỉ đó là… cây xăng...  
 
Tìm kiếm việc làm là một nguyện vọng chính đáng của nhiều sinh viên, để họ tránh bị lừa, các cơ quan chức năng cần tiến hành kiểm tra công tác "hậu" đăng ký kinh doanh trên toàn thành phố. Khi bị mắc "bẫy", người bị hại cần đến ngay cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật có căn cứ để điều tra, xác minh.

Nhà tuyển dụng ảo

Đọc thông tin tuyển dụng trên một trang web, Phạm Thị Hà, sinh viên năm cuối ĐH Thương mại, đã liên hệ và được hẹn đến văn phòng ở ngõ 322 Lê Trọng Tấn để làm thủ tục. Sau khi được một người tên Tuấn tại văn phòng giới thiệu về công việc thu ngân ở Big C với thời gian làm việc 8 tiếng mỗi ngày, tuần 5 ngày, mức lương 3,5 triệu đồng, Hà đồng ý nộp 250.000 đồng để làm bảo hiểm xã hội và sổ lương.

"Anh Tuấn đã viết cho mình tờ giấy thu tiền, đằng sau ghi địa chỉ liên hệ, nêu rõ gặp chị Hà, quản lý nhân sự của Big C để nộp hồ sơ và ký hợp đồng. Nếu chị Hà không nhận vào làm thì anh Tuấn sẽ hoàn lại đúng số tiền trên trong vòng buổi sáng ngày hôm đó", Hà cho hay.

Biên lai thu tiền

Khi đến căn nhà ở ngõ Cự Lộc (Thanh Xuân), do chị Hà "quản lý nhân sự của Big C" bận nên một người tên Hùng tiếp cô. Anh ta yêu cầu Hà đóng thêm 100.000 đồng để làm thẻ ra vào và hẹn 11h trưa cùng ngày, công ty sẽ nhắn tin yêu cầu những hồ sơ cần chuẩn bị.

Làm như chỉ dẫn trong tin nhắn, chiều 29/11 Hà mang hồ sơ đến thì nhân viên tên Hùng thông báo một số giấy tờ chưa hợp lệ, trong khi hợp đồng chỉ ký vào chiều nay nên cô không còn cơ hội. Nếu muốn chuyển sang phòng bán vé máy bay, Hà phải nộp thêm 50.000 đồng tiền sổ sách.

Hà chỉ là một trong hàng trăm nạn nhân của những chiêu lừa tuyển dụng. Lê Thúy Hạnh, sinh viên năm thứ 4 ĐH Khoa học Tự nhiên, kể do năm cuối phải chi nhiều khoản, song không dám xin thêm gia đình nên cô đã tìm việc làm thêm. Nộp hồ sơ vào một công ty trên đường Lương Thế Vinh, khi đến nơi Hạnh được giới thiệu vị trí nhân viên văn phòng trực điện thoại, báo giá tour.

Họ nói sẽ giao cho Hạnh làm thủ quỹ, giữ tiền công ty nên phải đặt cọc 500.000 đồng để làm tin, sau 6 tháng sẽ được lấy lại. Nộp tiền xong, công ty cử người chở Hạnh ra "văn phòng giao dịch" nằm trên đường Nguyễn Trãi. Một chị giao việc cho cô phải đi tìm kiếm báo giá của 10 tour.

Hạnh lăn lộn để thực hiện công việc được giao, nhưng khi đem kết quả đến nộp thì bị nói là làm sai, bắt mang về nhà làm lại. Họ còn thông báo, 10 ngày qua do chưa hoàn thành công việc nên Hạnh chưa được nhận chính thức.

"Giá 10 tour trên do em tự đi tìm hiểu ở các công ty du lịch nên không có lý do gì lại sai. Sau này em mới hiểu đó là cách họ làm cho em nản mà bỏ việc, chấp nhận mất 500.000 đồng tiền đặt cọc", Hạnh tâm sự.

Nên tìm những kênh chính thống
Làm sao để không "sập bẫy"

Tìm kênh chính thống

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM, cho biết tìm việc qua mạng giúp người lao động thuận lợi về thời gian, đi lại nên phương thức ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, thông tin tuyển dụng trên mạng khó kiểm chứng, người tìm việc dễ mắc bẫy. Bạn có thể tìm việc qua những trang web tìm việc uy tín như vietnamwork, timviecnhanh, v.v...

Ngoài ra, Bà Nguyệt Ánh khuyên: “Để tránh bị lừa, người lao động nên tìm đến các kênh chính thống như trung tâm giới thiệu việc làm của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, hội phụ nữ, các phiên giao dịch việc làm định kỳ do ngành lao động địa phương tổ chức”.

Xác định tính chất công việc qua mẩu quảng cáo

Nếu có một mẩu quảng cáo mà bạn cảm thấy quá tốt, hứa hẹn đem lại một nguồn thu nhập lớn sau một thời gian ngắn làm việc, bạn nên cảnh giác vì có thể công việc thực chất sẽ không tốt như thế. Theo kinh nghiệm cho thấy, không ít công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự cho vị trí mà họ cần, họ có thể dùng ngôn từ rất mơ hồ khi quảng cáo để thu hút ứng viên.

Các mẩu quảng cáo càng mơ hồ bao nhiêu, bạn càng phải cảnh giác bấy nhiêu. Nên tránh những loại quảng cáo nói rằng nhà tuyển dụng cần những “người năng động” mà không mô tả chi tiết công việc sẽ làm là gì, hoặc các cụm từ như “thu nhập không giới hạn” hàm ý bạn sẽ phải làm việc theo chế độ hoa hồng.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải sử dụng thông tin trong quảng cáo để xác định đích xác tính chất công việc càng sớm càng tốt. Cụ thể là, một số công ty làm việc theo chế độ hoa hồng thường làm mọi cách để ứng viên đến “trình diện” họ. Theo kinh nghiệm của Nguyên Phương, nhân viên một công ty tổ chức triển lãm, nếu trong quảng cáo mô tả việc một người phải làm là sắp xếp các cuộc hẹn và tổ chức hội thảo, điều đó gần như cho thấy chắc chắn rằng công việc đó liên quan đến tiếp thị và bán hàng. Trong khi đó, các mẩu quảng cáo lớn thì thường xác định tính chất công việc và các lợi ích kèm theo một cách rõ ràng.

https://www.vieclamvui.edu.vn/


Chuyên mục: Giáo dục Nghề nghiệp

Tin nổi bật Giáo dục Nghề nghiệp