Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân cảm cúm ngày càng tăng. Bạn hiểu gì về bệnh cảm cảm cúm? Lúc nào thì cơ thể dễ bị cảm cúm nhất?
Dưới đây là 6 thời điểm mà con người dễ bị cảm cúm nhất
1. Lúc cơ thể chuyển sang nhiệt độ nóng lạnh đột ngột
Theo Đông y, tất cả bệnh cảm cúm là do bị khí lạnh ở ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra. Trong môi trường ấm áp, lỗ chân lông của con người nở ra, đột nhiên tiếp xúc với không khí lạnh, những người có sức đề kháng tốt, lỗ chân lông sẽ lập tức thu nhỏ lại để chống chọi với gió lạnh. Nhưng những người sức đề kháng kém thường không dễ làm được điều này.
Nhóm người dễ bị cảm : Người già, trẻ nhỏ, người có thể chất yếu, người mắc bệnh mãn tính.
2. Có mặt ở những nơi dễ bị truyền nhiễm
Những người sinh sống hoặc thường xuyên có mặt ở những nơi như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, sân chơi trong nhà, dễ mắc bệnh cảm cúm nhất. Những chốn đông người, gió không lưu thông tốt, là nơi tập trung nhiều virus nhất. Những loại virus này sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp, vì thế chỉ cần một người bị cảm cúm, có thể lây virus sang người khác qua cái hắt hơi.
Nhóm người dễ bị cảm : Người già, trẻ nhỏ, người thích mua sắm.
3. Lúc tâm trạng bất thường
Tâm trạng ảnh hưởng nhất định tới việc cảm cúm, khi cáu kinh hoặc chán nản, con người dễ bị cảm cúm hơn. Cáu kỉnh có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, lúc này chỉ một chút khí lạnh cũng có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh rồi. Còn khi chán nản, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất của cơ thể khiến ăn không ngủ, ngủ không yến, dẫn tới sức đề kháng suy giảm, cũng dễ bị cảm cúm.
Nhóm người dễ bị cảm : Những người trong thời kỳ mãn kinh, người bận rộn và stress.
4. Lúc quá mệt mỏi
Khi bạn ngủ, không ít yếu tố miễn dịch được sản sinh tại thời điểm này, chúng giống như một rào cản, bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh cảm lạnh và các bệnh khác. Nhưng không ít các bạn trẻ lại dành thời gian ngủ của bản thân cống hiến cho công việc, câu lạc bộ đêm, lên mạng… dẫn tới mệt mỏi quá sức. Thức đêm nhiều đều khiến khả năng miễn dịch suy giảm, khiến cơ thể phải “đầu hàng” trước bệnh cảm cúm.
Nhóm người dễ bị cảm : Những người thường xuyên thức khuya, áp lực công việc quá lớn.
5. Lúc lái xe quá lâu
Cuộc sống ngày càng thuận tiện và thoải mái, chúng ta sẵn sàng trở thành “đầy tớ trung thành” của máy tính, xe hơi, ngồi cả ngày trong xe và trước máy tính. Ngồi lâu có thể khiến virus cảm cúm có cơ hội xâm nhập cơ thể bạn.
So với những người có hoạt động thể dục thể thao 5 lần trở lên mỗi tuần, số lần cảm cúm của những người người chỉ tập thể dục 1 lần hoặc hoàn toàn không thể dục trong tuần cao hơn tới 54%.
Nhóm người dễ bị cảm : Người lái xe đường dài, dân công sở không vận động.
6. Lúc uống rượu hút thuốc vô độ
Không ít người sau khi uống rượu mới phát hiện mình đã bị cảm, đây là do tác dụng đặc điểm của rượu dễ dẫn tới cảm cúm. Dưới sự kích thích của rượu, các mao mạch bị tắc nghẽn, khiến nhiệt độ cơ thể nóng lên.
Rất nhiều người sẽ tán nhiệt bằng cách đổ mồ hôi, lúc này nếu bị kích thích bởi khí lạnh hoặc điều hòa không khí, rất sẽ bị cảm lạnh và sốt. Nguy cơ bị cảm cúm, thời gian khỏi bệnh và triệu chứng của những người hút thuốc cao hơn và nặng hơn so với người không hút thuốc.
Nhóm người dễ bị cảm : Những người nghiện rượu và thuốc lá.
Cảm cúm mùa đông nên làm gì?
- Việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng muối cao có thể dẫn tới lượng nước bọt tiết ra giảm đi, khiến niêm mạch miệng bị phù nền, sung huyết, virus tăng lên, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cuối cùng dẫn đến bệnh cảm cúm.
- Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều đường, có thể tiêu hao các chất dinh dưỡng như vitamin và nước trong cơ thể, gây khô miệng, khiến sức đề kháng suy giảm, từ đó gây ra cảm lạnh.
- Ăn quá nhiều chất béo như bơ, các loại thịt, canh thịt… có thể làm giảm khả năng chống virus và các tế bào miễn dịch trong cơ thể, dễ gây ra cảm cúm.
- Do đó, một chế độ ăn uống tránh xa những thực phẩm giàu béo, đường và muối mới có thể giảm cảm cúm. Ngoài ra, vitamin có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Khi bị cảm phải nạp các loai vitamin (thông qua thức ăn thì tốt hơn).
- Bảo đảm không khí trong nhà sạch sẽ là chìa khóa để phòng ngừa cảm lạnh.
- Thường xuyên mở cửa, khí thải mà cơ thể thải ra và khói bụi trong nhà có thể lưu thông ra ngoài, giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Những người hoạt động trong nhà quá lâu, nguy cơ mắc cảm lạnh cao gấp đôi hoặc ba lần so với người bình thường bởi không khí trong nhà không lưu thông dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp…
Tin nổi bật Phổ biến kiến thức Sức khỏe