Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Đối với mỗi người, một tủ quần áo đầy ắp trang phục cũng giống với một bữa ăn có thật nhiều món. Quần áo, trang phục đã và đang là món ăn tinh thần của hàng tỷ con người toàn cầu. Mặc dù vậy, nếu thường xuyên mua quần áo, bạn có nhận ra rằng trong tủ quần áo của mình có những chiếc mới cứng, chỉ được sử dụng vài lần hoặc thậm chí là còn nguyên mác?
May thay, đây là hiệu ứng có thật và không chỉ mình bạn, có rất nhiều người khác cũng gặp phải tình trạng tương tự. Để giải thích cho lý do đó, một số nhà nghiên cứu tâm lý tiêu dùng đưa ra các giả định dưới đây.
Chúng ta quên đi những mặt xấu
Để giải thích đơn giản cho nhiều quần áo còn nằm nguyên trong tủ thời gian dài, người mua chính là nguyên nhân chính. Mỗi khi chúng ta vào một cửa hàng quần áo, nhiều sản phẩm khiến chúng ta ưa thích ngay lập tức. Thế nhưng, về cơ bản chúng ta chỉ thích một phần nào đó của sản phẩm này, ví dụ như hoạ tiết, màu sắc, thiết kế... nhưng quên đi cái nhìn tổng thể cũng như những mặt chưa tốt của sản phẩm.
Mặt sau của chiếc áo này rất đẹp.
Mặc dù vậy, vì quyết tâm đi mua sắm cũng như nhìn thấy ưu điểm lớn nên chúng ta vẫn sẽ lựa chọn mặt hàng này. Trong tâm lý mua sắm, đây là một hành vi thường gặp khi mà tâm trí người dùng thường xuyên bỏ qua những thông tin không hợp với suy nghĩ. Bạn đã thích một thứ gì đó thì khó lòng bạn bỏ được nó xuống. Mình thích thì mình cứ mua thôi, đúng không nào?
Điều này còn khó quyết định hơn với những sản phẩm được bày bán dưới dạng hàng giảm giá, chúng ta nhanh chóng nhìn thấy nó đẹp, giá rẻ nhưng quên đi những mặt sau mà não bộ lờ đi, ví dụ như vải lỗi, lem màu...
Chúng ta mua sắm cho giấc mơ chứ không phải cho hiện thực
Lý do phổ biến thứ 2 khiến nhiều người rơi vào bẫy mua sắm đó là chúng ta mua dựa theo trí tưởng tượng. Đã bao giờ bạn nhìn thấy một chiếc áo thật đẹp sau đó nghĩ nó sẽ siêu hợp với đôi giày ở nhà? Đây là điều thường gặp, và tỷ lệ "siêu hợp" như phía trên tương đối nhỏ.
Đa phần chúng ta đi mua sắm đều có suy nghĩ: "Ôi, món đồ này sinh ra để dành cho thứ ... ở nhà mình có"
Vì tự đặt mình vào trí tưởng tượng nên mọi thứ chúng ta suy nghĩ có xu hướng không mấy đúng đắn, tới khi áp dụng chúng vào thực tế và nó lệch lạc, xin chúc mừng vì bạn đã vỡ mộng, giờ thì cất tủ muôn đời cái áo mới mua.
Khi mua sắm, con người thường vẽ ra những viễn cảnh của bản thân trong tương lai, mua áo xong sẽ có một cô nàng xinh xắn vồ vào mặt... Đó cũng là lý do tại sao nhiều người thích mua sắm, đơn giản vì họ thích sống trong những viễn cảnh này. Trong trí tưởng tượng, các yếu tố về tỷ lệ không mấy chính xác, khả năng nhớ màu sắc cũng không được tốt cho lắm nên đừng bất ngờ nếu nó khác xa với những tưởng tượng ban đầu.
Chúng ta quá yêu thích vật phẩm này
Đây là điều không thường gặp, thế nhưng nó giống với chuyện bạn mua một chiếc điện thoại cực đắt tiền và cuối cùng chẳng dám dùng vì sợ làm hỏng nó... Quần áo hay các vật dụng thời trang cũng vậy, có một số vật phẩm chủ nhân yêu quý nó đến nỗi... không dám dùng vì sợ sẽ làm hỏng nó.
Theo nghiên cứu, đa phần những người mất mát nhiều khi còn nhỏ dễ gặp phải hiệu ứng tâm lý này, khi mà nỗi sợ trở thành rào cản lớn giữa chúng ta với món đồ yêu thích. "Mình vừa mua một chiếc áo trắng, đẹp tuyệt vời, vừa như in, nhưng nếu nó dính một chút trà vào thì...", đó có phải là thứ nhiều người gặp phải không?
Chúng ta mua sắm khi không tỉnh táo
Có rất nhiều người dùng đi mua sắm khi mà tinh thần, tâm trí không ổn định. Bạn vừa gặp phải một ngày rất buồn sau đó quyết định đi mua sắm để đời tươi vui hơn, thế nhưng ngày hôm sau bạn nhận ra rằng những vật phẩm mình mua hôm qua trông thật tối tăm, u ám... Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều tới việc mua sắm, đừng nên đi mua sắm khi không thoải mái, sáng suốt.
Mua sắm khi tâm trạng không ổn định dẫn tới những vật phẩm thừa thãi trong tủ quần áo.
Thêm vào đó chính là tình trạng mua hàng trực tuyến ngày một phổ biến, chúng ta nhìn hình ảnh trên mạng, thấy chúng thật hợp với người mẫu trong ảnh sau đó chuyển tiền nhanh chóng và mua về. Nhưng, ôi thôi, nó đâu có vừa với mình, giờ thì lại mất công đi đổi hoặc nhiều khi bạn quá ngại ngùng để đổi và biến nó thành một vật phẩm dính liền với tủ quần áo.
Hình ảnh quen thuộc với nhiều người mua hàng trên mạng.
Các vật phẩm được bày bán trực tuyến luôn có xu hướng cuốn hút người mua bởi các hiệu ứng hình ảnh, sử dụng người mẫu cực chuẩn, mục đích luôn là khiến người dùng lập tức mua hàng nhưng quên mất rằng họ không giống người mẫu trong hình chút nào.
Van Vu - Kinh Doanh & Tiếp Thị
Tin nổi bật