Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể
Khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:
Suy giảm hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).
Sự ô nhiễm không khí: khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.
Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có quá nhiều đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể – các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.
Uống ít nước: nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại đồng thời nâng cao sức đề kháng.
Thức quá khuya: Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya, sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn.
Stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ em và người lớn ốm khi uống kháng sinh sẽ khỏi rất nhanh, song khiến cơ thể người bệnh yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, chúng phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch.
Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng
Suy nhược tinh thần: Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác vì có khả năng đã bị giảm miễn dịch.
Dễ cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình cảm lạnh, cảm cúm.
Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu chậm hơn người khác, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc lao, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,… và bệnh thường xuyên tái phát.
Tiêu hóa kém: Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Tuy nhiên, với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.
Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể…
Hậu quả khi cơ thể suy giảm sức đề kháng
Sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Hầu hết các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đều “lợi dụng” sức đề kháng cơ thể suy yếu tấn công và “ký gửi” bệnh tật.
Ở những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…, sức đề kháng suy yếu cực kỳ nguy hiểm vì khi mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, các bệnh do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn,… sẽ gây biến chứng nặng như: viêm phổi cấp, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao, mỗi ngày có 80 người tử vong vì các bệnh liên quan đến tiểu đường. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 300.000 bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư, khoảng 165.000 ca mắc mới và 115.000 trường hợp tử vong. Đặc biệt, nhiều người trẻ tuổi đôi khi còn ỷ lại vào sự dẻo dai của cơ thể mà lơ là với sức đề kháng, dẫn đến người trẻ chết vì đột quỵ, cao huyết áp, tim mạch… ngày càng tăng.
Nghiêm trọng hơn, trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 đang có diễn biến phức tạp và khó lường, những đối tượng có sức đề kháng yếu là những đối tượng được “ưa thích” nhất. Ngay bây giờ, cần ăn uống đủ chất và có lối sống khoa học, lành mạnh góp phần nâng cao sức đề kháng để chủ động phòng, chống dịch Covid-19.
Ai dễ bị suy giảm sức đề kháng?
Sức đề kháng dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm, stress nhiều… đặc biệt là:
Người cao tuổi: Theo tuổi tác và bệnh lý, hệ miễn dịch của những đối tượng này bị “mài mòn”, các tế bào miễn dịch trở nên yếu ớt, già nua và chậm chạp hơn trong việc chiến đấu chống lại virus như khi trẻ tuổi.
Người mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, gan, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, sử dụng thuốc (kháng sinh, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc điều trị ung thư…), bị nhiễm các độc tố,…
Trẻ em: Giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi được coi là “khoảng trống miễn dịch” của trẻ, vì hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện, trẻ rất dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu.
Phụ nữ mang thai: mẹ bầu cũng là đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng tạm thời, phải đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng và khi mắc bệnh có thể dễ bị nặng, khó điều trị hơn so với người bình thường, lý do là một số loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
Người mới ốm dậy: Sau khi bị ốm hoặc ốm dậy, tình trạng chung của người bệnh là cơ thể mệt mỏi, miệng đắng, ăn không ngon miệng, chán ăn, tinh thần kém… và đây là khoảng thời gian hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn, virus xâm nhập.
Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế
Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Theo đó, Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, song song với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với Covid-19.
Cụ thể, trong công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.
Tiếp đó, số 5 trong công thức này nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:
15 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid-19
Theo thống kê về các đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19, thì người cao tuổi và người mắc các bệnh nền chiếm tỷ lệ cao, do sức đề kháng kém hơn các đối tượng khác. Sức đề kháng và miễn dịch của con người được hình thành và phát triển kể từ khi họ được sinh ra, điều kiện quyết định để tạo ra sức đề kháng và miễn dịch khỏe mạnh là do chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối và lối sống. “Ăn uống gì để tăng sức đề kháng?” trở thành mối quan tâm của cả cuộc đồng. Dưới đây là 15 loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo giúp tăng cường sức đề kháng tối ưu.
1. Trái cây họ cam quýt
Vitamin C được xem là “chìa khóa” tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả, bởi vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hầu như trong tất cả các loại trái cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh,… đều giàu vitamin C.
Tuy nhiên, cơ thể mỗi người không tự sản sản xuất hay tổng hợp vitamin C nên mỗi người cần bổ sung vi chất này hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đừng quên rằng, vitamin C có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, ho, sốt,… nên các loại trái cây này được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong thời dịch.
2. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng sức đề kháng hiệu quả bởi trong nó chứa rất nhiều vitamin C, gấp 3 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A, B, E6, phytochemical và carotenoid, nhất là beta carotene (tiền chất của vitamin A) dồi dào. Bên cạnh việc góp phần giúp sáng mắt, có lợi cho làn da… mà còn chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những loại rau lành mạnh nhất, giúp bổ sung nhiều vitamin (giàu hàm lượng vitamin A, C và E), có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp…
Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành, nhất là trẻ nhỏ. “Chìa khóa” để giữ nguyên dinh dưỡng của bông cải xanh là nấu càng ít càng tốt, hoặc tốt hơn là không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp là cách tốt nhất để giữ lại nhiều nhất các khoáng chất trong rau củ.
3. Tỏi
Tỏi không đơn thuần là một gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, mà còn được ví như loại “thần dược” giúp phòng chống lại các bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu,… Bởi trong tỏi chứa rất nhiều iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit) có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,… và rất nhiều khoáng chất cần thiết như i-ốt, canxi, magie,… Chính vì vậy, tỏi là thực phẩm hàng đầu không chỉ giúp nâng cao nâng cao sức đề kháng mà còn giúp phòng tránh các dịch bệnh khác.
4. Gừng/Sả/tía tô
Gừng/sả là thực phẩm được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nó có thể giảm buồn nôn rất hiệu quả và là “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.
Nấu nước gừng sả tía tô uống thường xuyên hàng ngày
Theo nghiên cứu mới đây, gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc dùng nấu chín, món tráng miệng, hoặc pha trà gừng để uống.
5. Cải bó xôi
Cải bó xôi (rau bina) không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Tương tự như bông cải xanh, việc nấu chín rau bina trong khoảng thời gian càng ngắn sẽ giữ lại chất dinh dưỡng nhiều nhất
6. Sữa chua nguyên chất
Sữa chua là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Không chỉ tăng khả năng phòng thủ tự nhiên hoàn hảo chống lại virus, đồng thời giúp bạn sở hữu thân hình cân đối và nước da mịn màng hơn.
Điều cần lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà bằng trái cây lành mạnh và mật ong.
7. Hạnh nhân
Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc bổ sung vitamin E. Đây là loại vitamin tan trong dầu, rất là cần thiết cho cơ thể.Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có một lượng chất béo thì cơ thể mới được hấp thu đúng cách. Vì vậy các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó giàu lượng chất béo và vitamin tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một khẩu phần ăn cho người lớn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ sẽ cung cấp 100% lượng vitamin E đảm bảo đủ chất hàng ngày.
8. Hạt hướng dương
Trong hạt hướng dương có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magie, vitamin B6 và vitamin E,… Ngoài ra, hạt hướng dương cũng rất giàu selen. Các khoáng chất này mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cơ thể, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm căng thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm và duy trì chức năng cho hệ thống miễn dịch.
9. Nghệ
Nghệ là loại thực phẩm được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền nhiều đời qua. Chứa hàm lượng “hợp chất quý” curcumin cao, nghệ được biết rộng rãi nhờ công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,…
Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong các nghiên cứu gần đây đã cho thấy curcumin có tác dụng tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả. Cụ thể, curcumin giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, có hại cho cơ thể; tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thế. Đây là thông tin rất hữu ích, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa và dịch bùng phát như hiện nay.
10. Trà xanh
Trà xanh là một thức uống gần gũi, quen thuộc với bất kỳ người Việt, trong lá trà xanh có chứa chất flavonoid – một chất có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời. Ngoài ra, trà xanh giàu epigallocatechin gallate, EGCG và cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt, có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các lympho T hiệu quả.
“Việt Nam có nhiều gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ có nhiều kháng sinh thực vật và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch. Trà xanh cũng là một trong những thức uống truyền thống của người Việt giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt hợp chất EGCG – là yếu tố chống oxy hóa có trong sản phẩm giúp nâng cao miễn dịch, giảm mệt mỏi căng thẳng”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc y khoa Trung tâm dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome cho biết.
11. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C hàm lượng cao. Theo nhiều nghiên cứu, loại trái cây này chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày.
Không những vậy, đu đủ còn có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và folate, những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
12. Bơ
Bơ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết, gồm kali, folate, vitamin C và vitamin K. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả bơ giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.
13. Gia cầm
Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà tây, gà ta,… có chứa rất nhiều vitamin B6, đây là một vi chất cực tốt hỗ trợ cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể, rất cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
14. Hải sản
Hải sản không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà còn giàu kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một thực phẩm tăng cường sức đề kháng rất tốt cho trẻ em và người lớn. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại hải sản giàu kẽm có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,…
Để cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh dịch, mỗi người cần tuân thủ nguyên tắc “ăn cho lành, tập cho đều, duy trì cân nặng hợp lý”. Tuy nhiên, không có một thức ăn nào là hoàn hảo và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể, vì vậy cần đa dạng, cần phối hợp từ nhiều loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự kết hợp cân đối giữa chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, rau củ, trái cây,…). Ngoài ra, nên cân đối cả dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn. Tăng cường ăn vừng, lạc, đậu, rau xanh và hoa quả chín. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày (tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động).
Tăng sức đề kháng giúp cho mỗi người chống lại được sự xâm nhập của mầm bệnh, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng
Các nghiên cứu cho thấy người có sức đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn, ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, khi người bệnh có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…
Vì vậy, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học, mỗi người cần xây dựng cho bản thân và gia đình cuộc sống lành mạnh, vui khỏe, sống khỏe để tạo nên bộ “áo giáp hoàn hảo” để chủ động phòng chống lại dịch bệnh. Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho bạn:
Thực phẩm tăng sức đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 chưa có hồi kết. Do đó, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2.
Kiến Minh
Tin nổi bật