congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Scandal trong truyền hình thực tế: Có chống cũng như không

Đã xem: 939
Cập nhât: 11 năm trước
Người ta kiếm tiền và danh vọng bằng tất cả mọi thủ đoạn có thể. Đem người khác ra để mua vui cho công chúng dù chỉ trong 1 vài trống canh cũng là 1 thành công vang đội của kịch bản từ các chương trình truyền hình thực tế. Công chúng luôn luôn phải xem những "kịch bản" có sẵn? Sao chỉ là quân cờ trong các cuộc thi truyền hình thực tế.Nhiều

Người ta kiếm tiền và danh vọng bằng tất cả mọi thủ đoạn có thể. Đem người khác ra để mua vui cho công chúng dù chỉ trong 1 vài trống canh cũng là 1 thành công vang đội của kịch bản từ các chương trình truyền hình thực tế. Công chúng luôn luôn phải xem những "kịch bản" có sẵn? Sao chỉ là quân cờ trong các cuộc thi truyền hình thực tế.Nhiều khán giả cho rằng mình có quyền quyết định bằng tin nhắn bình chọn hay tỏ thái độ trên các diễn đàn, trang mạng về các chương trình truyền hình thực tế, nhưng thực sự họ đã nhầm

Yêu, ghét - Đều do truyền hình thực tế "quản lý"!

Không như trước kia, khán giả giờ đây dường như có nhiều cơ hội để nắm bắt thông tin và bày tỏ cảm xúc hơn. Các chương trình truyền hình thực tế xuất hiện ồ ạt, chương trình nào cũng lôi kéo khán giả bằng cách cho họ quyền "tối thượng" để nhắn bình chọn nhằm "cứu" thí sinh mình yêu thích. Hôm sau, các báo đồng loạt đưa tin bài ồ ạt về đêm diễn, nếu không hài lòng, công chúng có thể lên mạng để viết bình luận tỏ thái độ. Tuy nhiên, sự thực, nhiều khán giả không biết rằng, họ đang bị truyền hình thực tế "dẫn dắt" chính cảm xúc.

Thu Minh - HLV The Voice

The Voice ngày càng giảm sức hút, đó là một điều mà không ai có thể chối cãi. Thế nhưng, những câu chuyện xoay quanh nó luôn là vấn đề muôn thuở, về âm nhạc, về tài năng và cả những scandal nở lên, xẹp xuống. Đi bất kỳ nơi đâu của người trẻ vào thứ 2, người ta cũng có thể nghe những cảm xúc đêm chủ nhật vừa qua. Người ta bàn luận về một Phương Uyên nắm tay Thiều Bảo Trang, về một Thái Trinh bị loại và một Bùi Anh Tuấn đến 57% lượng tin nhắn được bình chọn. Họ chê chương trình sai lầm, chửi mắng Hà Hồ quá hồ đồ, hoặc thậm chí, có người "hiểu biết" hơn, bảo rằng kịch bản cả đấy!

Thật ra, người "hiểu biết" ấy không sai hoàn toàn. Vì, The Voice là một kịch bản rất lớn. Kịch bản này không nêu chi tiết các huấn luyện viên chọn ai, loại ai, nhưng nó lại hướng vào một điểm chung: Làm sao để chương trình thu hút được dư luận, có được nhiều tiền đầu tư và từ đó sinh nhiều lợi nhuận? Chính vì thế, chương trình sẽ có những "cái mánh" của riêng mình. Những lời ngợi khen hay sự "ném đá" ào ào một nhân vật nào đó, thực ra cũng là một phần trong kịch bản.



 Bảo Anh đã từng gặp không ít scandal trong The Voice

Bảo Anh của The Voice là một ví dụ. Trần Lập chọn Bảo Anh từ tuần này sang tuần khác mặc những lời chê của dư luận. Họ bảo rằng tượng đài Bức tường đã chết, thậm chí, dư luận còn khẳng định gạch đá anh nhận được đủ để xây Vạn lý trường thành chứ không phải chỉ là một bức tường cỏn con. Nhưng, Trần Lập vẫn chọn Bảo Anh. Còn cô nàng hotgirl có giọng hát hơi yếu này thì bị stress trầm trọng vì người ta ghét nhiều đến thế. Nhưng rồi, đùng một cái, Trần Lập loại Bảo Anh trong đêm mà mọi người thấy cô ấy tiến bộ nhất. Và, cũng đùng một cái, Bảo Anh được bênh vực, yêu thương, được khán giả ra tay nghĩa hiệp.

Khán giả luôn có xu hướng cộng đồng, và chống lại "quyền lực" - đó là một thực tế. Lợi dụng những điều này, The Voice làm cực-kỳ-tốt. Bảo Anh ra đi trong lời khen ngợi, thương tiếc và vinh quang, nếu cô còn ở lại vào lúc đó, thì về sau cô vẫn là một "Bảo Anh hát dở vào vòng trong vì đẹp!". Nhưng, bây giờ công chúng quên luôn điều đó, họ quay lại an ủi Bảo Anh, mắng nhiếc chương trình. Công chúng quyền lực ư? Không! Nhân vật quyền lực ở đây là The Voice. Xây dựng một Bảo Anh hút dư luận, họ muốn công chúng ghét thì tự nhiên ghét. Nhưng khi "hết vui", họ muốn Bảo Anh được yêu thương thì cũng làm được. Tình "thực tế" là vậy.

Vậy thì, công chúng đang làm gì?

Công chúng cũng chỉ là một "quân cờ" mà thôi.

Tương tự như thế với trường hợp Hương Giang Idol. Vietnam Idol vẽ lên cho công chúng một Hương Giang xinh đẹp, rất dũng cảm sống thật với chính mình. Giang được yêu thích, được khen ngợi, là "miếng mồi" ngon duy nhất từ Vietnam Idol mùa giải năm nay. Nhưng, càng về sau, thì chương trình càng làm cho Hương Giang bớt hút, bớt được khen. Việc chọn ca khúc Gee là một ví dụ, chương trình hoàn toàn có quyền yêu cầu, giám đốc âm nhạc hoàn toàn có khả năng đề nghị Hương Giang hát một ca khúc khác. Nhưng, họ vẫn để Giang chọn Gee - một ca khúc Hàn Quốc, một khu vực có lực lượng fan cuồng nhất, yêu thần tượng nhất. Để làm gì? Để Hương Giang chạm vào "khu vực" này và thay họ nhận "gạch đá," để chương trình cuốn hút hơn và tạo ấn tượng hơn.




Hương Giang cũng là nhân vật  được Vietnam Idol đưa vào nhằm thu hút sự chú ý của truyền thông

Và tương tự như Bảo Anh, Hương Giang hát càng yếu, thì càng được vào vòng trong. Vì thế, có thể, tới đây, trong một đêm thi nào đó, khi Hương Giang bất ngờ hát cảm xúc hơn, tiến bộ hơn, thì lại bị loại. Vậy những người làm truyền hình thực tế muốn gì? Câu trả lời đơn giả đó là: Muốn chương trình "dậy sóng". Khán giả sẽ lại bênh vực Giang mà quên mất đi cô nàng này từng hát Gee, Tinh xót xa thôi tệ thế nào...

Thí sinh chuyển giới chia sẻ: "Tôi đầu tư bài vở nghiêm túc chứ không làm trò cười trên sân khấu để bị gọi là thảm hoạ hay gì khác, nhưng tôi thấy mọi người sử dụng cụm từ này thoải mái quá nên cũng không có gì bất ngờ"

Khán giả muốn chống lại truyền hình thực tế ư? Thật khó, bởi tất cả động thái của dư luận, chương trình tiên liệu cả rồi.

Thí sinh cũng chỉ là "quân cờ"!

Mặc dù ban tổ chức các chương trình đều nói rằng, nguyện vọng của họ là tìm ra một tài năng cho nền âm nhạc Việt, nhưng tất cả công chúng đều biết đó chỉ là lời nói mang đậm tính lý thuyết và nhuốm màu xã giao. Họ kinh doanh, làm chương trình và sống bằng nghề đó, thì không thể nào họ làm một điều gì phi lợi nhuận và nâng cao tinh thần văn hóa. Thực tế là vậy!

Tất nhiên, chẳng thể chối cãi được rằng tài năng họ vẫn tìm ra, nhưng đó là mục đích lớn nhất và duy nhất thì là một suy nghĩ sai lầm. Người làm chương trình có thể biến được một người bình thường thành một nhân vật nổi tiếng. Thì hà cớ gì họ không thể làm ngược lại với những kẻ đã được họ nâng lên?

Thí sinh này cũng đã mạnh miệng tuyên bố:Tôi chấp nhận bị dư luận ném đa chứ không bỏ cuộc

Trả lời về áp lực phải nhường vị trí của mình cho Hồng Phước, Hương Giang trả lời: “Giả dụ con cái quý vị học không giỏi thì quý vị có bắt nó phải bỏ học hay không? Tuần qua, tôi biết có nhiều người có ý ép tôi phải bỏ cuộc. Nhưng khi tham gia một cuộc chơi như thế này, không phải cứ nói dừng là dừng, ngoại trừ lý do sức khỏe không tốt. Những người tạo áp lực cho tôi không cầm điện thoại lên để nhắn tin, tại sao tôi phải bỏ cuộc và làm thất vọng những khán giả đã ủng hộ mình?”.

Tđã có chút mạo hiểm, và tôi đã sẵn sàng ra về nếu như đó là một thất bại. Hôm nay, nếu tôi là người ra về thì tôi sẽ cười chứ không phải khóc như thế này. Tuy nhiên, xin mọi người hãy ủng hộ Phước trong thời gian tiếp theo chứ đừng mãi hỏi về kết quả hôm nay”

Khán giả ngày nay cứ loay hoay mắng chửi những thí sinh, về một Bùi Anh Tuấn ham làm hoàng tử, so kè với Bằng Kiều. Trong khi, ai nói rằng Bùi Anh Tuấn là hoàng tử - đó chính là Thu Minh. Ai so Bùi Anh Tuấn với Bằng Kiều - đó chính là khán giả. Nhưng 2 điều đó vẫn khiến công chúng ghét Tuấn, dù rằng Tuấn chẳng làm gì, chẳng phát ngôn gì và cũng chẳng phản biện gì. Câu hỏi đặt ra là, từ đâu công chúng trở nên gay gắt và dễ dàng yêu ghét đến vậy? Tất nhiên, là vì chương trình thực tế.

Các nhà làm chương trình cố gắng xây cho Bùi Anh Tuấn hình ảnh hoàng tử, nếu không khi biên tập họ đã cắt phăng cái đoạn phát ngôn ấy của Thu Minh đi. Nếu không, trong các thông cáo báo chí hoặc lời dẫn của MC, họ đã không nhắc đến một "hoàng tử The Voice". Chương trình đưa, truyền thông đẩy, công chúng mắc câu, và Bùi Anh Tuấn bị ghét vì những điều thiên hạ làm xung quanh. Nhưng, Tuấn không được quyền trách cứ ai, không được quyền phản kháng. Bởi vì, khi Tuấn tham gia vào chương trình này, thì Tuấn phải chấp




Uyên Linh cũng từng là đỉnh điểm scandal trong Vietnam Idol 2010

Còn nhớ câu chuyện của Vietnam Idol 2010, về một Uyên Linh đình đám thời điểm đó. Giọng hát của Uyên Linh giờ đây không còn gì để bàn cãi, nhưng vì sao từ một cô gái được vớt, Uyên Linh lại thành một hiện tượng? Vì tài năng? Vì khán giả nhận ra giọng hát hay của Linh? Không, tất cả cũng chỉ là một trong những "chiêu" của truyền hình thực tế. Cái mà chương trình không tiên liệu được, đó là công chúng phản ứng theo số đông quá nhiều, đẩy Uyên Linh lên nhanh và lên cao như vậy, còn việc tạo lên câu chuyện, xây lên mái nhà, thì hoàn toàn là công sức của các nhà làm nên Vietnam Idol mùa giải đó.

Chương trình truyền hình thực tế hưởng lợi từ chính thí sinh và khán giả

Vì thế, trong tất cả, thí sinh, khán giả, đều là con cờ, gay gắt với nhau và chương trình hưởng lợi.

Khán giả nên tỉnh táo và nhẹ nhàng hơn?

Chính vì những khôn ngoan của chương trình, mà khán giả đang bị cuốn vào mớ bòng bong. Đáng cười hơn, là khán giả bị xoay trong mớ bòng bong với cảm xúc của chính mình. Qua một đêm, Bảo Anh từ ghét sang yêu. Qua một đêm, Bùi Anh Tuấn trở thành hoàng tử. Qua một đêm, Hương Giang trở thành biều tượng của sự dũng cảm và sự rộng rãi của truyền thông Việt. Nhưng từ các chương trình này, cũng qua một đêm, tất cả điều đó có thể sẽ tắt lụi.

Đưa ra những vấn đề này, với cái nhìn bao quát và giản đơn, công chúng hãy tỉnh táo và nhẹ nhàng hơn với tất cả: với thí sinh, với huấn luyện viên, và với cả những bước chân của truyền hình thực tế.

Bởi vì xét đến cùng, họ làm chương trình, để chúng ta giải trí cơ mà!


Chuyên mục: Showbiz
Các bài viết liên qua đến Scandal trong truyền hình thực tế: Có chống cũng như không

Tin nổi bật Showbiz