Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Chia sẻ từ chị Trần Thu Hà về việc bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại tình dục - tác giả cuốn Con nghĩ đi mẹ không biết, Buông tay để con bay
UNICEF thống kê rằng 93% những kẻ lạm dụng, xâm hại trẻ em là người quen biết. Trong đó: 34.2% là thành viên trong gia đình. 58.7% là người có quen biết với trẻ.
Chỉ có khoảng 7% là người lạ.
Ở 1 thống kê khác, trung bình một kẻ ấu dâm thực hiện 117 tội ác tình dục trong đời, và trung bình một gã khốn cưỡng hiếp 50 trẻ em trước khi có một em dám nói ra.
Thế nên, mình hay nói là cần phải dạy giới tính cho con bắt đầu từ 0 tuổi! Từ nhỏ, dạy con biết yêu thương mình, gìn giữ giá trị của mình. Từ nhỏ, đừng bao giờ chê bai ngoại hình của con.
Cơ thể con là của riêng con. Con được quyền từ chối.
Từ nhỏ, con phải BIẾT MÌNH QUÝ GIÁ và đáng trân trọng.
Cơ thể con là của riêng con. Con được quyền từ chối. Không ai có quyền được nói xấu hay xâm hại con.
Thậm chí con có thể làm những việc trái ngược với tập quán truyền thống như từ chối ôm, hôn ai mà con ko muốn, kể cả bố mẹ ông bà, chú bác, thầy cô giáo...
Về quê, gặp ông bà nào sờ vào vùng kín giỡn “cho ông/bà xem chim nào”, thì cứ từ chối thẳng thắn, cứ hét lên ha. Thà bị cho là ghê gớm mất nết, còn hơn là mất mạng. Nếu con không hét được, hãy về kể với mẹ để mẹ hét cho con.
Quan trọng nhất, nền móng nhất là dạy con biết yêu thương mình, gìn giữ giá trị của mình. Từ nền móng đó sẽ dần dần dẫn tới việc con sẽ biết làm thế nào.
Nhỏ thì dạy đơn giản, lớn thì dạy phức tạp dần lên. Nhưng quan trọng nhất vẫn là dạy con về Giá Trị của con. Và hành trình này là hành trình dài cả đời, không phải dạy 1 tiết 2 tiết là xong.
Cách bảo vệ con gái trước nguy cơ bị xâm hại tình dục
Chia sẻ từ chị Lê Bảo Trinh người mẹ có con gái, con trai đang trong độ tuổi dậy thì.
Là 1 người Mẹ có con Gái đang lớn Trinh có quan điểm riêng của mình trước nay như sau.
Chồng Trinh có đi nhậu hay gặp bạn bè giao tiếp thì gặp nhau ngoài đường chứ ko ở nhà . Nếu như tổ chức ở nhà thì Trinh ko cho con gái mình đến gần, kiểu như bưng đồ ăn hay lấy bia.
Nếu ai lên chơi trừ Ba mẹ, còn lại họ hàng Trinh sẵn sàng thuê khách sạn cho ở chứ ko để ở nhà Trinh
Nhà của Trinh không cho gởi con cháu hay bất cứ ai lên ở nhờ hay ở đở nếu là con trai, hoặc bà con lên ở nhờ kiểu chú bác nói chung khác phái.
Trinh ko cho ôm hun con Gái Trinh dù là thương này kia, quá lắm thì vuốt cái đầu mà cũng ko cho luôn, nói chuyện được rồi nó con gái ôm hun làm gì , đừng nói thương.
Tính Trinh rất khó chịu về vấn đề Con cái, nói thẳng ra Trinh chẳng tin tưởng ai hết, buồn thì chịu .
Với Trinh Con cái mới quan trọng chứ ko có chuyện sợ mích lòng sợ nói này nói nọ rồi chiều theo.
Trinh luôn bên cạnh tâm sự chia sẻ với Con như người bạn . Khi con Trinh sai Trinh la rồi hướng lại cháu. Ai ăn hiếp con Trinh kiểu như đổ oan nói này nói nó, Má Trinh chửi cho chứ không kiểu bắt con mình phải chịu đựng.
Tính của Trinh mà hàng xóm đồn bậy bạ ko đúng tự thêu dệt làm ảnh hưởng đến danh dự Con Trinh thì Trinh đốt nhà Tán vỡ mồm, mang giày cao gót giẫm nát mỏ chứ ko có chuyện nhịn.
Khi mình làm Mẹ là phải mạnh mẽ. Thời buổi giờ khác rồi quỷ yêu nhiều lắm. Với chịu khó lắng nghe con mình nói đừng hở cái chửi bới rồi cái gì cũng bắt tụi nó nhịn đi .
Cha mẹ cần chịu khó lắng nghe con mình nói đừng hở cái chửi bới
Chia sẻ từ bác sĩ Nguyên Khanh
Mỗi chúng ta bắt đầu từ giờ nên tập một thói quen văn minh là đứng xa các cháu ít nhất 1m trong không gian hẹp và hạn chế việc bắt chuyện làm quen nếu không có cha mẹ các cháu đứng cùng. Hãy báo cho bảo vệ, người quản lý tòa nhà nếu thấy có bất thường dù là nhỏ nhất. Yêu thương trẻ con như thế mới là thật sự yêu thương.
Để nhận diện được những kẻ bệnh hoạn, lệch lạc trong đời sống thường ngày là không thể, đó có thể là một thằng nghẹo suốt ngày lên cơn thèm thuốc cũng hoàn toàn có thể là một ông lão hiền lành suốt ngày chỉ biết tập dưỡng sinh. Chính vì thế để tránh nguy cơ thì chỉ có thể chọn giải pháp phòng ngừa từ bên trong, từ chính gia đình mình.
Hãy dạy con cách chào hỏi nhưng đừng bắt con phải chấp hành mọi yêu cầu từ người khác để được khen là ngoan.
Một đứa trẻ chào hay không chào hỏi mọi người là điều bình thường
Hãy dạy con không cần phải nghe lời người lạ nếu không có ba mẹ đi cùng, hãy dạy con biết cách phản ứng và kêu cứu nếu có ai đó cố ý sờ mó cơ thể của con.
Và cuối cùng, hãy dành nhiều thời gian hơn cho con cái để lắng nghe những gì con làm suốt một ngày, dò hỏi xem khi đi học con có phải sợ một điều gì đó không? Có ai dặn con không được kể việc A, việc B cho bố mẹ không? Khi tắm rửa cho con hãy để ý xem cơ thể con có những vết bầm, trầy xước bất thường để tìm hiểu kỹ nguyên nhân...
Không có thứ lịch sự nào cho phép người khác nựng con mình bằng cách sờ vào chim cháu hay thoải mái ôm hôn mặt, miệng của con chỉ vì “cháu dễ thương quá” dù đó là hàng xóm láng giềng hay bạn bè thân thiết.
Có thể lúc đầu những người xung quanh sẽ hơi bất ngờ và khó chịu nhưng đó luôn là cái giá rẻ nhất anh chị phải trả cho bình an, hạnh phúc của con mình.
Trẻ con không bao giờ thích người lạ dù cháu không dám nói ra. Hãy bảo vệ và tôn trọng cảm xúc của con, bởi vì chỉ có cha mẹ mới hiểu cả những điều con không nói mà thôi.
Tin nổi bật