congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

"Nguyên tắc thoát thân" - cách xử trí khó khăn thông minh của người Do Thái

Đã xem: 57
Cập nhât: 3 năm trước
Sở dĩ chúng ta sống mệt mỏi, đó là bởi lẽ, người khác nói, chúng ta nghe. Học được ba trí tuệ này, cuộc sống mới tự tại, nhẹ nhõm và thanh thản hơn.

Cảm thấy cuộc sống mệt mỏi? Thực ra, sự mệt mỏi về thể chất chỉ chiếm một phần nhỏ, còn "tâm" mệt mới là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta cảm thấy ít động lực trong cuộc sống.

"Tâm" mệt thường là vì người khác, là vì những lời nói, những thị phi, những sự chọc ngoáy tới từ người khác…

Làm thế nào để giải quyết chúng, để sống một cuộc sống nhẹ nhõm hơn?

Hãy cùng tham khảo trí tuệ trong xử thế của người Do Thái để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho chính mình.

Người Do Thái có lưu truyền một câu truyện nhỏ như này: một người Do Thái sai người hầu của mình ra chợ mua một vài thứ đồ tốt tốt nào đó về cho mình, kết quả, người hầu đó lại mang một cái lưỡi trở về.

Người Do Thái thấy vậy nói với người hầu của mình, vậy người hãy đi mua cho ta thứ đồ nào đó không tốt về đây, kết quả người hầu vẫn mang một cái lưỡi về.

Lúc này, người Do Thái mới hỏi người hầu rằng vì sao bảo mua đồ tốt hay không tốt cũng đều đem về một chiếc lưỡi? Người hầu nói, lưỡi là nguồn cơn của thiện ác, khi nó tốt, chẳng có gì có thể tốt hơn nó, khi nó xấu xa, cũng chẳng có gì có thể xấu xa hơn nó.

Người Do Thái, họ tôn trọng những người biết cách ăn nói, ghét những người miệng lưỡi không ra gì. Trí tuệ trong đối nhân xử thế của họ chính là, gặp những lời nói không hay, hãy chạy đi, "thoát thân" ngay lập tức.

Muốn cuộc sống một cuộc sống nhẹ nhõm, bớt áp lực, hãy học hỏi nguyên tắc "thoát thân" của người Do Thái, làm được ba điều dưới đây là được.

1. Không "giữ lời"

Có câu: "Ác ngôn bất xuất khẩu, hà ngôn bất lưu nhĩ".

Đối với những lời nói khó nghe, chúng ta không cần phải giữ nó ở trong lòng, cũng chẳng cần phải cho nó lọt tai, còn nếu không được, thì hãy học cách "thoát thân" của người Do thái, bỏ đi không nghe là được. Họ có quyền nói, chúng ta cũng có quyền không nghe.

Trí tuệ lớn nhất của đời người là học cách chắt lọc, chứ không phải hấp thụ tất cả, nếu chỉ biết hấp thụ tất cả mọi thứ, chúng ta sẽ chỉ trở thành một thùng thuốc nhuộm lớn với đầy những bụi bẩn trong đầu, cuộc sống như vậy, làm sao có thể không mệt mỏi?

Không suy nghĩ nhiều về những lời nói của người khác, không tính toán, so đo, cứ xởi lởi mà sống.

Hãy tin rằng, ác giả ác báo, chỉ là nó vẫn chưa tới mà thôi.

Trong "Lễ kí" có ghi: "Ác ngôn bất chu vu khẩu, bần ngôn bất phản vu thân."

Nói nhiều lười ác ý nhiều rồi, bản thân người nói cũng sẽ sống chẳng tốt đẹp được bao lâu!

2. Không "tin lời"

Người Do Thái cho rằng, "lắm mồm" còn đau đầu hơn cả ba đầu sáu tay, lời bịa đặt lâu ngày sẽ trở thành lời nói ác ý, lời đồn thổi lâu ngày sẽ khiến nhiều mối quan hệ trở nên xa cách, vì vậy, đừng dùng miệng lưỡi của mình đi phát hiện những điều mới.

Ralph Waldo Emerson từng nói: "Phải có tư duy độc lập khi suy nghĩ vấn đề, đừng chạy theo đám đông."

Xã hội hiện đại ngày nay đầy rẫy những thông tin bịa đặt, giả mạo, chúng ta cần phải học cách phân biệt và sàng lọc. Sự thiếu chín chắn nhất của một người thể hiện ở chỗ dễ dàng lựa chọn đi tin tất cả lời nói của người khác, từ đó khiến mình sống một cách bị động.

Nghĩ lại mà xem, những phiền não của bạn có phải rất nhiều đều tới từ việc quá dễ dàng tin lời người khác, để rồi bị lừa lọc, thiệt thòi hay không?

Có câu nói rằng "nghe lời người khác, tự đi con đường của mình, cuối cùng toàn đi sai đường."

Chúng ta cần phải rèn cho mình thói quen quan sát những sự thật đằng sau một lời nói, chứ đừng chỉ dừng ở bề nổi mà dễ dàng đi tin lời đối phương.

3. Không "trách lời"

Người Do Thái cho rằng, đối với những lời nói ác ý, chúng ta không cần so đo, chấp vặt, một khi so đo là chúng ta đã thua rồi.

Có những chuyện, không cần chúng ta phải nhìn thấu, tính toán, cứ xởi lởi, mắt nhắm mắt mở là được, không phải mọi sự tử tế của bạn đều sẽ được thấu hiểu, nghệ thuật sống nằm ở chỗ nắm được cái "độ".

Vì vậy, khi gặp phải những lời nói không vừa ý, đừng vội vàng phản bác, trách móc, chì chiết, cây ngay không sợ chết đứng, có những thứ không cần phải ra sức chứng minh thấu đáo.

Chúng ta cần gì phải tự làm mình đau đầu để đi giáo dục người khác? Công việc khó khăn nhất trên thế giới này chính là giáo dục, thứ mà con người ta không muốn nhận lấy nhất chính là sự trách móc và phê bình.

Vì vậy, dù có người nói trái đất hình vuông, vậy thì cũng đã sao? So đo với kẻ ngốc, chúng ta cũng sẽ biến thành kẻ ngốc, chấp vặt với người tầm thường, chúng ta cũng sẽ trở nên tầm thường.

Sở dĩ chúng ta sống mệt mỏi, đó là bởi lẽ, người khác nói, chúng ta nghe.

Học được ba trí tuệ này, cuộc sống mới tự tại, nhẹ nhõm và thanh thản hơn.

Như Nguyễn - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Đăng bởi Ngọc Diệp 26-06-2021 57

Chuyên mục:
Các bài viết liên qua đến "Nguyên tắc thoát thân" - cách xử trí khó khăn thông minh của người Do Thái

Tin nổi bật