congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Người dùng mất gì khi dùng ứng dụng ghép mặt vào video cổ trang Trung Quốc?

Đã xem: 52
Cập nhât: 3 năm trước
App FacePlay ghép mặt người dùng vào nhân vật cổ trang sử dụng công nghệ Deepfake đang trở thành trào lưu trên mạng xã hội ở Việt Nam.

Để có được những đoạn video ghép mặt, người dùng phải tải ứng dụng FacePlay. Sau khi cài đặt, FacePlay yêu cầu cấp quyền truy cập vào camera để người dùng tự chụp ảnh, cung cấp dữ liệu khuôn mặt cho app. Tiếp tục, ứng dụng đưa ra các bộ lọc video để bạn lựa chọn sau đó sẽ tiến hành ghép khuôn mặt người dùng vào nhân vật trong các video có sẵn. Video xuất ra là những nhân vật xuất hiện trong bối cảnh khác nhau như thiếu nữ Trung Hoa, hiệp khách giang hồ, cô gái bốc lửa bên siêu xe, nữ yêu quái trong bộ phim Tây Du Ký.

FacePlay có khả năng ghép mặt khá ấn tượng. Trào lưu này nhanh chóng trở thành hiện tượng khi được rất nhiều người hưởng ứng và chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Ứng dụng FacePlay dựa trên công nghệ Deepfake, kỹ thuật tổng hợp hình ảnh con người dựa trên trí tuệ nhân tạo. Khả năng của Deepfake là tái tạo khuôn mặt người nhờ những hình ảnh được pixel hóa. Nhờ vậy, dữ liệu khuôn mặt được ghép khá liền mạch và chân thật, không bị thô như những phần mềm cắt ghép đơn giản khác.

Ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia cảnh báo Deepfake là công nghệ nguy hiểm bởi có thể tạo ra những đoạn video giả mạo dễ dàng, mắt người khó phân biệt được, dùng với mục đích xấu như lừa đảo, bôi nhọ, tạo tin giả…

FacePlay yêu cầu truy cập camera, đòi nhiều quyền liên quan đến thông tin cá nhân người dùng

Trước câu hỏi về việc người dùng có nên sử dụng ứng dụng ghép ảnh, video khuôn mặt FacePlay không, 1 chuyên gia công nghệ sống ở Hà Nội chia sẻ: "Đa số ứng dụng tung lên mạng xã hội, thu hút lượng người dùng lớn sử dụng đều có mục đích thu thập dữ liệu lớn với phạm vi thế giới. Chúng ta cũng chưa biết các dữ liệu này được dùng làm gì. Những người đứng đằng sau FacePlay có lẽ đang có chiến dịch thu thập hình ảnh của nhiều người dùng tại Việt Nam".

Vị này cho rằng người dùng chấp nhận sử dụng và đồng ý các điều khoản bảo mật của FacePlay là sự đánh đổi, cung cấp dữ liệu cá nhân để nhận được video bản thân thấy thích thú khi chia sẻ. "Người dùng Việt Nam cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng, bởi những dữ liệu cá nhân của chúng ta chưa biết sẽ được chuyển đi đâu, sử dụng với mục đích gì", chuyên gia công nghệ đưa ra lời khuyên.

FacePlay là sản phẩm của hãng phần mềm BigHead Bros có trụ sở tại thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc. Phiên bản FacePlay trên iOS yêu cầu khá nhiều quyền hạn không cần thiết với 1 ứng dụng xử lý video, bao gồm quyền xác định vị trí của người dùng, thông tin liên lạc như email, số điện thoại, lịch sử giao dịch…

Bảo Nhi

Đăng bởi Hải Lý 16-08-2021 52

Chuyên mục:
Các bài viết liên qua đến Người dùng mất gì khi dùng ứng dụng ghép mặt vào video cổ trang Trung Quốc?

Tin nổi bật