Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
1. Ba "đồng" không cho vay
Đồng tiền cho người không giữ lời hứa:
Cho người như vậy vay thì tiền chắc chắn sẽ không bao giờ có ngày trở về với bạn.
Đa số họ sau khi mượn được xong sẽ mặt dày hẹn đủ kiểu, nhưng bản chất lại chây lười và tìm đủ mọi cách không trả.
Lúc này, nếu bạn càng ngại đòi tiền, bạn sẽ càng mệt mỏi hơn.
Vì vậy, khi gặp phải những người này, để tránh phiền phức về sau, bạn thà "mất lòng trước được lòng sau", nói thẳng với họ mình không thể cho vay.
Học cách từ chối để tìm bình yên cho chính mình!
Đồng tiền cho người làm điều xấu:
Tiếp xúc với loại người này như tiếp xúc với bao thuốc nổ, có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào, vì vậy tốt nhất chúng ta nên tránh xa ra.
Bởi vì những người thế này vay tiền nhằm mục đích phạm pháp, sớm muộn gì cũng xảy ra việc. Nếu bạn mềm lòng cho họ mượn, sau này nhất định sẽ bị liên lụy.
Đồng tiền cho người thích buôn chuyện:
Những người này bạn nên thực dè chừng, vì khi họ hỏi mượn sẽ dùng vô số lời tốt đẹp, nhưng đến lúc bạn cần họ trả thì phải xin xỏ, nói nhỏ nhẹ,...
Họ vay, nhưng không bao giờ đề cập đến việc trả nợ, coi chuyện đó như chưa từng xảy ra.
Hơn nữa, họ còn dùng tiền này để ngồi lê đôi mách, làm chủ đề bàn tán về bạn với người khác. Thậm chí khi không cho họ vay tiền, họ có thể còn làm ầm ĩ lên để người khác đánh giá xấu về bạn.
2. Ba lễ không tùy
Lễ ở đây là các tục lệ, thói quen được lưu truyền từ nhiều đời. Có nhiều việc không tốt thì không nên chạy theo một cách mù quáng.
Lễ tiệc có mục đích tính toán, không theo!
Xã hội bây giờ thường tổ chức rất nhiều tiệc mừng: từ lễ cưới, sinh nhật đến thôi nôi,...
Nhưng có nhiều người tổ chức tiệc không phải để chia sẻ bầu không khí vui mừng, mà là để thu tiền quà cáp.
Chẳng hạn, có vài người khi kết hôn mời khách đến thì không nói. Nhưng lúc ly hôn cũng mời khách đến rồi đòi quà mừng.
Đây là những hủ tục không lành mạnh mà chúng ta không nên theo.
Lễ tiệc không được mời, không đi!
Có nhiều người rất ngộ, không nhận được lời mời từ người quen nhưng vẫn cố tình đến tiệc của người ta tham gia ăn uống, vui mừng, chụp ảnh khoe khoang trên mạng.
Thực ra, đã thân thiết với nhau, chắc chắn người ta sẽ mời bạn nếu người ta muốn. Còn nếu không được mời, điều này đồng nghĩa với việc bạn không đủ tư cách tham gia vào bữa tiệc gia đình họ.
Trong mắt người khác, bạn sẽ trở thành người không hiểu lễ nghĩa, vô duyên.
Chính vì vậy, đừng hành động lỗ mạng như vậy, sẽ khiến bản thân tự hạ thấp giá trị của chính mình.
Người không hiểu lễ nghĩa, không nhịn!
Nguyên tắc giao tiếp cơ bản đó chính là phép lịch sự. Nếu bạn đối xử nhã nhặn với người khác, nhưng chỉ nhận lại được sự đôi co vô lí, hành xử thiếu văn minh từ đối phương. Vậy bạn không cần phải "một điều nhịn chính điều lành".
Nhưng cũng không nên phí thời gian tranh cãi với đối phương làm gì, cứ là chính mình, và loại họ khỏi vòng giao tiếp của bạn.
3. Ba đường không bước
Trong quá trình trưởng thành của mỗi người, chắc chắn sẽ có nhiều lúc bạn phải đứng ở ngã ba đường và phiền não lựa chọn con đường cần đến, vậy hãy dùng phương pháp loại trừ, nắm trước ba con đường không được đến này:
Con đường phạm pháp, không theo!
Trên báo chí mỗi ngày đều đưa tin những bạn trẻ thế hệ 9X, 2K vì tham lam tiền nhiều mà gia nhập vào đường dây buôn bán ma túy lậu.
Chỉ vì một phút sai lầm mà đường đời vốn tươi sáng của họ đã bước sang một ngã rẽ đen tối khác, không lối về.
Thế nên, con đường vi phạm pháp luật, tuyệt đối không nên theo. Đây chính là ngõ cụt, bị cám dỗ dụ vào sẽ chẳng có ngày ra.
Con đường không chắc chắn, không đi!
Thận trọng là bước đầu tiên cần nhớ khi bạn muốn đưa ra quyết định gì. Đừng làm những việc mà bản thân không chắc chắn, nên suy nghĩ kĩ hãy đưa ra quyết định.
Con đường của người khác đi, không bắt chước!
Có nhiều người, rõ ràng đã cố gắng rất nhiều, họ chỉ cách thành công có một chút nữa thôi. Nhưng đang đi trên con đường của mình và sắp đến vạch đích thì vì thấy người khác thành công trước nên vội bắt chước rẽ sang hướng khác.
Nhưng bạn nên nhớ: "Đường là do con người đi mãi mà thành."
Bạn đi con đường mà người khác đã mở sẵn, chẳng khác nào là đang bắt đầu lại từ đầu. Như vậy còn không thuận lợi bằng đi con đường của riêng mình.
Thế nên, làm bất cứ việc gì, bạn cũng cần kiên định, đừng vội vã chạy theo người khác!
Cẩm Thi - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Tin nổi bật