Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Tỏi là thần dược cho sức khoẻ
Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt cũng như các nước trên thế giới. Vào mùa dịch như hiện nay, tỏi, sả, gừng càng được người dân chuộng mua nhiều hơn.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,...
Ngoài ra, hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides được cho là thành phần công hiệu chính của tỏi. Loại thực phẩm này cũng có hàm lượng cao germanium và selen khá cao, trong đó lượng germanium trong tỏi được ước tính cao hơn so với nhân sâm hay trà xanh.
Đặc biệt, Allicin được cho là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Nhưng bạn cần biết rằng, trong củ tỏi sống allicin chưa tồn tại. Tiền thân của Allicin là Alliin. Phải đến khi bạn nghiền nát hoặc đập dập củ tỏi, kích thích enzym alinase hoạt động thì Alliin có trong tỏi sống mới biến thành Allicin và có hoạt tính kháng sinh rất tốt.
Tỏi có nhiều công dụng hữu ích cho sức khoẻ
Thường xuyên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày cũng là phương pháp giúp nâng cao sức khỏe như: Phòng ngừa và trị cảm cúm; giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị ung thư; tốt cho xương khớp; phòng bệnh tim mạch; tăng khả năng tình dục ở nam giới; lọc độc tố trong máu; ngăn ngừa bệnh Alzheimer; làm đẹp da...
Tỏi là "thuốc khử khuẩn" tự nhiên
Bên cạnh nấu chín hay ăn sống, ít ai biết được rằng, tỏi còn có thể sử dụng như một loại "trầm hương" có khả năng khử khuẩn cho cả căn nhà.
Trong bài viết đăng trên trang Mycentralhealth, công dụng này của tỏi đã được nhắc đến. Cụ thể, tỏi giúp khử trùng nhà cửa, giúp các thành viên tránh nhiễm virus độc hại, nhất là gia đình có trẻ em và người già. Nghe có vẻ lạ nhưng phương pháp này khá nổi tiếng được nhiều người sử dụng.
Cách làm khá đơn giản, hãy khéo léo bóc lấy phần tỏi ra khỏi củ mà vẫn để lớp vỏ bên dính lại với nhau theo chùm. Sau đó, cho phần vỏ củ tỏi vào trong một chiếc thau kim loại, dùng bật lửa đốt cháy phần vỏ.
Trong khi lửa giảm dần, mùi tỏi có thể sẽ nồng nặc khắp nhà. Tuy nhiên đừng cảm thấy khó chịu hay trốn tránh nó mà hãy hít thở thật sâu. Mùi tỏi sẽ thanh lọc không khí trong nhà, cổ họng, mũi và phổi của bạn. Ngoài ra, việc khử trùng tự nhiên này còn giúp cả gia đình được bảo vệ khỏi bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng vô cùng hiệu quả.
Đốt tỏi cùng các thảo dược để xông nhà
Cách thứ hai để căn nhà vừa có mùi thơm dễ chịu lại vừa diệt khuẩn cao, bạn có thể kết hợp đốt tỏi cùng các loại thảo dược dễ kiếm khác như sả, quế, vỏ chanh, bồ kết, tía tô...Cho các nguyên liệu vào lò đất, lò gốm thậm chí là tự tạo một cách đơn giản từ các vật dụng có thể chịu nhiệt và sử dụng chúng với nến là bạn đã có một "lò" đốt thảo dược hoàn hảo.
Các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên đặt 1 tép tỏi dưới gối hoặc trong túi áo khi ngủ. Mẹo nhỏ này được áp dụng ở khá nhiều nơi không chỉ ở Việt Nam mà kể cả các quốc gia khác trên thế giới. Nó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn và cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái bất ngờ khi thức dậy.
Nguyễn Phượng
Tin nổi bật