Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Theo nhiều nghiên cứu, có hai tác nhân chính gây ra mụn: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance). Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại.
Làn da đẹp trước hết phải là làn da khỏe
Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc. Thêm vào đó, chúng ta có thể kể đến những nguyên nhân gây mụn thường gặp sau:
Nói về nguyên nhân gây ra mụn xuất phát từ bên trong cơ thể, đầu tiên phải kể đến Hormone (Hooc-mon).
Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã (tuyến nhờn) hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra, miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn. Không chỉ ở tuổi dậy thì mà trước chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormone bị xáo trộn cũng dễ gây ra mụn.
Ngoài ra, một vài năm trước mãn kinh, phụ nữ có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường. Ngoài ra, uống thuốc đặc trị về một loại bệnh nào đó hay thuốc ngừa thai cũng có thể làm rối loạn Hormone, gây ra tác dụng phụ làm da bị mụn.
Một số cách giúp bạn nhận biết mụn gây ra bởi hormone.
Đó là những loại mụn đỏ không nhân, không hở miệng, đau vừa, nổi lấm tấm quanh miệng, cằm, xuất hiện vào chu kỳ kinh nguyệt. Thường mụn do nguyên nhân này khó điều trị tận gốc, dù bạn có đi bác sĩ da liễu, thoa kem hay đắp mặt nạ thì mụn chỉ hết lúc đó, khi đến chu kỳ kinh tiếp theo mụn vẫn bị nổi lại.
Nếu bị mụn do nguyên nhân này với tình trạng nhẹ và không để lại sẹo lâu thì các chúng ta có thể không cần quá lo lắng. Nhưng nếu mụn nhiều, gây ảnh hưởng nặng nề đến khuôn mặt thì cần tìm đến bác sĩ chuyên về phụ khoa – nội tiết tố để được tư vấn cách chữa trị.
Nguyên nhân thứ hai đó chính là stress (căng thẳng thần kinh).
Một số bác sĩ có thể không đồng tình với quan điểm stress gây ra mụn. Nếu chỉ đề cập đến yếu tố stress ngắn hạn thì đúng là như vậy. Tuy nhiên, nhiều căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và dẫn đến mụn. Sự thật là, những ai có cuộc sống vui vẻ, viên mãn, ít lo toan da sẽ đẹp hơn những người lúc nào cũng lo lắng, bất an và mệt mỏi.
Stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và dẫn đến mụn
Tiếp theo, chế độ ăn nhiều đường, chất béo, chất gây nhiệt (cà phê, nước ngọt, bánh quy,…) cũng sẽ gây ra mụn. Có người uống cà phê bị mụn, có người ăn xoài, mít, sầu riêng bị mụn, có người uống sữa/sữa chua bị mụn. Sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến mỗi người là khác nhau. Do đó bạn cần chú ý đến thói quen ăn uống hàng ngày của mình để có sự điều chỉnh phù hợp.
Sự tích tụ độc tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra mụn mà bạn cần lưu ý. Khi dạ dày hoạt động không tốt, ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da gây ra mụn.
Yếu tố bên ngoài
Các yếu tố đến từ môi trường ngoài như vi khuẩn, bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây ra mụn phổ biến.
Điều này là do các chất bẩn khi bám vào da không được làm sạch sẽ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh ra mụn. Thêm vào đó, khí hậu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành mụn. Vào mùa hè nóng bức, da đổ nhờn nên dễ nổi mụn.
Ngược lại khí hậu quá khô cũng khiến da bị mất nước, không được cân bằng nên cũng là nguyên nhân gây mụn.
Dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
Ngoài ra, một số sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng có thể làm cho tình trạng mụn nặng thêm. Sữa rửa mặt, kem dưỡng da, dầu dưỡng da, mặt nạ chăm sóc, kem chống nắng,… đều có thể là nguyên nhân gây mụn.
Do đó, việc thấu hiểu làn da để chọn ra loại skincare phù hợp với bản thân là vô cùng quan trọng.
Chế độ ăn uống detox cơ thể cũng rất quan trọng để làm đẹp da
Nếu bạn bị mụn lặp đi lặp lại ở các vị trí như ảnh dưới thì khả năng cao là cơ thể bạn đang có vấn đề. Hãy lắng nghe cơ thể và có chế độ chăm sóc phù hợp nhé
Tin nổi bật