Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Tôi đứng trước giá sách, chiêm ngưỡng hơn 30 quyển sách vừa mới lên kệ. Chúng chiếm tận hai hàng sách, xếp theo năm, từ 3 năm đến 15 năm. Ngoài hai hàng sách trên kệ kia, có bày vài cuốn tạp chí tôi đã đọc trước đây. Ngoài bìa đa số là các doanh nhân nổi tiếng nào đó, họ đứng hoặc ngồi, ánh mắt lấp lánh, làm cho cả khuôn mặt như phát ra ánh sáng vậy. Đa số trông họ đều rất trẻ, không những trẻ mà còn chăm chỉ.
Mark Zuckerberg sinh năm 1984, 27 tuổi đưa công ty phát triển ra thị trường, trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới. Trên bìa sách, anh ta hiếm khi mặc vest, cùng tham dự hoạt động với cựu tổng thống Obama.
Khi có một thanh niên trẻ nào đó nổi bật, làm ra chuyện mà những người cùng tuổi không làm được, sự so sánh này càng khiến người ta bực bội: Đều là người trẻ tuổi, sao lại kém xa nhau đến như thế?
Để trả lời câu hỏi này, tôi lấy ông chủ Facebook Mark Zuckerberg làm ví dụ điển hình. Năm 10 tuổi, Mark dùng chiếc máy tính này để tự học viết code trong khi thời điểm này, máy tính chưa thực sự phổ biến và hiện đại như bây giờ. Tới cấp 2, cha anh mời chuyên gia phần mềm về dạy cho con trai một cách bài bản. Lên cấp 3, anh đã làm ra được 2 phần mềm, một cái tên là ZuckNet, giúp cha anh giao lưu chẩn bệnh với các bác sĩ khác khi ở trong nhà, cái còn lại là Synapse Media Player, có thể thông qua người máy để đoán thói quen nghe nhạc của người dùng. Năm 2 đại học, anh phát minh ra CourseMatch, có thể căn cứ theo logic lựa chọn môn học của học sinh khác để tham khảo. Sau một thời gian, anh lại phát minh ra một cái khác tên là Facemash, có thể giúp học sinh chọn ra người đẹp nhất trong nhiều ảnh.
20 tuổi, anh sáng tạo ra Facebook, nhưng về trình độ lập trình, anh ấy đã bắt tay làm được từ 10 năm trước đó. Hay có thể nói rằng, chính cơ hội đã tạo nên những người trẻ này, làm cho họ trưởng thành nhanh hơn so với người đi trước. Nhưng cuối cùng, là chính họ đã chọn cho mình từ sớm phương hướng phát triển và đón lấy may mắn mà thời đại đưa tới vào lúc thích hợp.
Cái gọi là thiên tài, chính là vì họ đã sớm đặt mục tiêu, một lòng không thay đổi
J.K. Rowling viết ra bộ tiểu thuyết Harry Potter, không phải sau khi ly hôn, bà ngồi ôm đầu ở quán cà phê, hay là nói chuyện trước giường của con bà mà tùy tiện viết ra câu chuyện được. 8 tuổi, Rowling đã đọc cuốn Little Women, cô ấy thích nhân vật Jo cùng tên và cùng tính cách vội vàng như cô ấy, cảm thấy bản thân giống với cô ấy về khát vọng viết lách. Năm 1990, bà dạy tiếng Anh ở Porto và đã “thai nghén” ra đứa con tinh thần Harry Potter. Tối bà dạy học, sáng bà vừa nghe nhạc vừa viết tiểu thuyết.
Năm 1993, con gái bà ra đời, cũng là năm đã đặt dấu kết thúc cho cuộc hôn nhân đổ vỡ đầu tiên của bà. Bà dẫn theo con gái, mang theo chương 3 “Hary Potter và viên đá ma thuật” quay lại nước Anh. Để chuyên tâm viết lách, bà ấy đã bỏ lỡ buổi tập huấn làm giáo sư ở Edinburgh, bà xin trợ cấp thất nghiệp, tìm một căn chung cư xập xệ để sống. Trong một thời gian, bà ấy mắc chứng ức chế nghiêm trọng, sau khi trị liệu, năm 1995 bà mới viết xong bản đầu tiên của tiểu thuyết Harry Potter. Đến khi cuốn tiểu thuyết được độc giả đón nhận, thì đã là 7 năm sau rồi.
Đương nhiên, không phải tất cả mọi người đều tìm ra được phương hướng cuộc đời từ sớm. Người đại diện cho việc có tài nhưng thành công muộn như Grandma Moses, 77 tuổi mới bắt đầu vẽ tranh. Nhưng trước khi bà bắt đầu nghề vẽ, bà đã làm công việc thêu thùa phong cảnh nông thôn gần 20 năm. Sau khi bắt đầu vẽ từ năm 77 tuổi tới năm 101 tuổi là hơn 20 năm, trong thời gian đó bà đã sáng tác tổng cộng 1600 tác phẩm, bình quân mỗi tuần bà sáng tác liên tục 1-2 bức vẽ.
Không có sự phân biệt giữa trẻ mà có tài với thành công muộn
Không có ai ở tại một điểm mà đột nhiên vụt sáng cả, cũng không có quy định ở thời gian nào thì phải thế này thế kia. Xuất phát từ vạch xuất phát, bạn phải chạy qua những con đường nhỏ, băng qua những con sông, vượt qua những cánh rừng, mới có thể đi tới nơi xa hơn. Có người đi nhanh, cũng có người đi chậm. Có người trẻ mà thành công, nhưng phải biết, chuyện họ làm được, không phải là tuổi trẻ mà là bắt đầu sớm.
Dubbie Millman đã từng nói “Mong đợi chuyện có giá trị đáng để chúng ta mất nhiều thời gian”.
Đỗ Long
Tin nổi bật