Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Mới đây, anh Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia an ninh mạng - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã lên tiếng về sự nguy hiểm khi các thông tin trên CMND/CCCD bị lộ. Anh cảnh báo: "Bạn đang giữ thẻ CMND hay CCCD trong ví của mình, nhưng các thông tin tuỳ thân in trên chiếc thẻ ấy có thể đang không nằm trong tầm kiểm soát của bạn".
Hiếu PC nhắc nhớ lại vụ hồi tháng 5/2021, 10.000 CMND/CCCD của người Việt Nam bị rao bán trên một diễn đàn hacker với giá 9.000 USD. Gói dữ liệu được rao bán có dung lượng 17 GB, bao gồm ảnh chụp hai mặt chứng minh công dân, căn cước công dân, ảnh selfie xác thực, địa chỉ, số điện thoại và email của hàng chục nghìn người.
Và mới nhất, 23/8 vừa qua, VKSND tỉnh Phú Yên vừa ban hành cáo trạng truy tố một nhóm làm giả hơn 450 CMND để lừa một công ty tài chính cho vay 2 tỷ đồng.
Những thông tin cảnh báo này ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Hiếu PC lên tiếng về vấn đề nguy hiểm khi các thông tin từ CMND/CCCD bị lộ
Theo đó, Hiếu PC cũng chỉ rõ việc kẻ xấu có thể đánh cắp CMND/CCCD từ đâu. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra như việc bạn tự cung cấp cho một bên khác (ví dụ như các bên làm dịch vụ Facebook, các cá nhân bán sim 4G...), cũng có thể từ các bên cung cấp dịch vụ phá vỡ cam kết với khách hàng, bán dữ liệu cho bên thứ 3, hoặc do các hacker đánh cắp, xâm nhập vào hệ thống ngân hàng, công ty chứng khoán, ứng dụng cho vay... rồi đen ra bán ở chợ đen.
Hiếu PC cho rằng việc bị đánh cắp thông tin trên CMND gây ra những mối nguy hiểm mà chúng ta không lường được hết. Đơn cử nhất là việc bị lấy thông tin để đăng ký ví điện tử để lừa người khác chuyển tiền vào. Phức tạp hơn một chút thì những kẻ này sẽ sao chép thông tin trên CMND thật để làm một phiên bản giả. Dãy số và tên nạn nhân được giữ nguyên, nhưng ảnh thẻ đã bị thay đổi. Sau đó chúng sử dụng CMND giả này để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, làm hồ sơ vay tín chấp...
Một hình thức khác cũng khá phổ biến hiện nay, đó là thu thập thông tin cá nhân của nạn nhân, sau đó giả làm công an, kiểm sát viên, toà án, gọi điện để hù doạ, tống tiền... Nạn nhân dễ bị đánh lừa vì đầu dây bên kia biết tất tần tật về thông tin của chính mình.
Ngoài ra, việc đánh mất thông tin trên CMND/CCCD còn khiến người dùng gặp rắc rối đến pháp luật ở quy mô lớn, thậm chí bạn cũng có thể bị cấm xuất/nhập cảnh khi các nước phát hiện bất thường.
Bên dưới bài đăng, Hiếu PC cũng không quên chia sẻ cách để chúng ta bảo vệ CMND/CCCD của mình:
- Không đăng tải các giấy tờ cá nhân, tài sản lên mạng xã hội
- Nếu cần chia sẻ thông tin danh tính cá nhân với ai đó bằng bất cứ ứng dụng nào như Zalo, Viber, Messenger... cần thu hồi sau khi nhắn để đảm bảo.
- Sớm nâng cấp lên CCCD gắn chip.
- Tạo email, trang bị SĐT riêng để đăng ký các dịch vụ yêu cầu nhập thông tin cá nhân.
- Tránh mua SIM số ảo, số đã qua sử dụng vì có thể những số này đã đăng ký những dịch vụ vay online không rõ ràng.
- Không cung cấp CMND/CCCD cho những dịch vụ không thiết yếu.
- Không cho người khác mượn CMND/CCCD nếu không có mục đích chính xác.
Nguồn: FB Ngô Minh Hiếu
Hoa Chanh - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Tin nổi bật