Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Nghề ngồi ghế nóng để khen chê các thí sinh trong các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam đang được nhiều người chú ý. Họ là những người có sức hút khán giả và có uy tín. Thường thì việc khen và chê rất dễ nhạy cảm, thế nên những người cầm cân nảy mực này móc tiền và làm hài lòng số đông quả không dễ dàng chút nào. Hiểm họa há miệng mắc quai đã rất nhiều người gặp nhưng không dễ dàng gì được cảm thông.
Một chương trình thực tế trở nên có giá trị khi tính tương tác được đặt lên hàng đầu. Xoay quanh thí sinh tham dự, hai thành phần tạo quyết định tính tương tác là giám khảo và khán giả. Thôi thì tạm chấp nhận khán giả Việt theo tiêu chí nhiệt tình. Còn giám khảo Việt quả thật nhiều bất cập…
Dù kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc hơn, nhưng các chương trình truyền hình thực tế vẫn háo hức chuẩn bị phát sóng. Chứng tỏ nhu cầu của khán giả với thể loại giải trí này vẫn tương đối cao và sắc màu chủ đạo trên màn ảnh nhỏ vẫn nặng về ca hát và nhảy múa. Gần như có một cuộc chạy đua ngấm ngầm giữa các công ty quảng cáo, nhằm triệt để mua bản quyền và Việt hóa những sân chơi kiểu phương Tây cho công chúng Việt thêm phần sảng khoái, dù biết hiệu quả thẩm mỹ và giáo dục chưa biết đi đâu về đâu! Một vị nhạc sỹ sau khi thử sức làm giám khảo đã cay đắng nhận ra sự thật hơi phũ phàng rằng, khán giả Việt Nam vẫn rất đói những trò vui và truyền hình thực tế đang là món ăn mới có khẩu phần khoái khẩu. Dần dần họ sẽ chán, nhưng lúc này chưa. Bản thân các chương trình thực tế là để lấy quảng cáo, là cuộc chơi tương đối đại chúng, thậm chí hơi bình dân, dành cho những đối tượng bình dân, thay thế cho dòng “sit-com” (hài kịch tình huống) khi xưa. Cái này có vẻ thú vị và hào nhoáng hơn, thu hút được số đông nhiều hơn.
Giám khảo The Voice được công chúng soi rất kĩ
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, The Voice đã chi 500 triệu đồng cho mỗi giám khảo Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng để hai giám khảo này dành trọn thời gian cho chương trình. Thu Minh, Trần Lập có thấp hơn chút xíu nhưng cũng ở mức giá khủng là... 300 triệu đồng/người. Trong khi đó cũng theo nguồn tin này, để nhận được cú gật đầu quý giá của Mỹ Tâm, Vietnam Idol đã chi không ít hơn con số 500 triệu đồng để nữ ngôi sao này đồng hành cùng mình trong gần 6 tháng tìm kiếm Thần tượng Việt Nam.
Hai cuộc thi The Voice và Vietnam Idol vốn đã căng thẳng từ khi bắt đầu khởi động cách đây vài tháng. Showbiz Việt đã lường trước được một cuộc chiến căng thẳng giữa 2 show truyền hình cực hot này khi cả hai kì kèo nhau từ giá trị giải thưởng (The Voice 500 triệu đồng cho người chiến thắng, Vietnam Idol nâng lên 600 triệu đồng cho người trụ lại cuối cùng).
Sau màn dạo đầu ngoạn mục của Vietnam Idol – Thần tượng âm nhạc, Vietnam’s Next Top Model – Người mẫu Việt Nam, Vietnam ‘s Got Talent – Tìm kiếm tài năng Việt Nam, Cặp đôi hoàn hảo…thì giới mộ điệu ở nước ta lại hồi hộp chứng kiến sự xuất hiện của Giọng hát Việt phiên bản từ The Voice of America và Hợp ca tranh tài phiên bản từ Clash of the Choirs. Nghĩa là người xem truyền hình hôm nay bật kênh này lên thấy váy ngắn, thì ngày mai bật kênh khác lên sẽ thấy chân dài. Những nghệ sỹ vốn không nhiều sáng tạo nghệ thuật, quanh quẩn chỉ vài gương mặt nửa hời hợt nửa kiêu hãnh, lại có nhiều dịp phô diễn son phấn lộng lẫy đến mọi nhà, đến mọi người.
Trong quá trình hội nhập, những người làm truyền hình nước ta không cần đầu tư nhiều chất xám vẫn thong dong phủ sóng rộn ràng tất cả các kênh. Bởi lẽ, chỉ nghe ngóng và khai thác lại các chương trình thực tế của thiên hạ cũng đủ để trăm hồng ngàn tía những tiết mục giải trí. Ngoài định dang giống như nguyên bản, vài thay đổi kỹ thuật cũng đã có bạn bè quốc tế nghĩ giùm. Ví dụ, Bước nhảy hoàn vũ sau hai năm rập khuôn Dancing with the star kiểu Anh thì kỳ thứ 3 hướng theo kiểu Mỹ. Tuy nhiên, khoảng cách giữa phiên bản Việt và chương trình gốc vẫn hơi xa nhau về tính tương tác. Nếu có chút ngoại ngữ để xem truyền hình nước ngoài, sẽ cảm nhận đầy đủ sự hấp dẫn và sự thuyết phục. Vậy nguyên nhân các phiên bản Việt lúng túng và rời rạc nằm ở đâu?
Thực tế giám khảo Việt Nam còn nhiều bất cập. Ban giám khảo hoặc hội đồng thẩm định, ngoài khả năng chuyên môn phải có trình độ nói trước đám đông. Những nhân vật chăm chỉ lên truyền hình hầu như chỉ dừng ở mức đẩy đưa và vớt vát tình huống, khó tránh khỏi tình trạng ấp a ấp úng trước đôi mắt ngày càng khắt khe hơn của công chúng. Chuyện “vạ mồm” đã xảy ra thường xuyên. Người đầu tiên gây xôn xao trong vai trò giám khảo là nhà thơ Đỗ Trung Quân.
Trong chương trình Sao Mai Điểm Hẹn 2004, tác giả “Quê hương là chùm khế ngọt” đã nhận định về màn trình diễn của thí sinh Ngọc Khuê thẳng thừng: “Em hát rất điên, tôi thích cái điên của em và nghệ thuật rất cần những cái điên như thế” và góp ý về trang phục của thí sinh Lưu Hương Giang hơi trực diện: “Em có cần phải ăn mặc kín đáo như một nữ tu như vậy không?”. Trước làn sóng phản đối từ phía khán giả, nhà thơ Đỗ Trung Quân vốn thích hát “nhố nhăng à, nhố nhăng ơi, nhăng nhố đi chơi với anh một chiều” phải ngậm ngùi rời khỏi ban giám khảo cùng chiêm nghiệm đắt giá: “Truyền hình là nơi để khoe…cái dốt nhanh nhất trước hàng triệu người”.
Sau nhà thơ Đỗ Trung Quân thì nhạc sỹ Trần Tiến cũng rơi vào tình huống tương tự ở sân chơi Bước nhảy hoàn vũ. Công chúng khó tính đã không ngần ngại bày tỏ trên các diễn đàn mạng sự băn khoăn không hiểu tại sao một nhạc sỹ tài năng lại có những nhận xét trần trụi và vô duyên thế. Còn nhạc sỹ Trần Tiến tự nguyện rút lui cùng những câu nhận xét đầy ngẫu hứng: “Tôi đang chờ cái mông của cô ấy mãi mà không thấy”, “Anh cười nhiều giống đàn bà quá”, “Không biết anh úp mặt vào đâu mà giờ đầy vết ngực con gái” để rồi đau đớn tuyên bố: “Có lẽ con người ngu nhất chính là người chọn nghề làm giám khảo” khiến những người ở lại đau đớn không kém!
Nghề giám khảo há miệng để móc tiền nhưng dễ mắc quai
Ở cuộc thi âm nhạc Vietnam Idol, liên tiếp 2 năm liền giám khảo đều “lên bờ xuống ruộng”. Tại Vietnam Idol 2010, ca sỹ Siu Black bị thí sinh khuyết tật Sơn Lâm viết thư chỉ trích chị phân biệt đối xử. Còn Vietnam’s Next Top Model năm đầu tiên đã “dính” ngay scandal từ ban giám khảo: Lần đầu tiên toàn bộ một ban giám khảo (bao gồm Nathan Lee, Hoàng Ngân và Elizabeth Thủy Tiên) bị thay vì có sự lục đục tranh giành vị trí cao thấp…Riêng ban giám khảo Cặp đôi hoàn bảo tỏ ra lúng túng khi bị bủa vây giữa những chỉ trích vì những nhận xét và chấm điểm “ba phải” làm theo kịch bản có sẵn và một vị giám khảo phải thốt lên: “Tôi thật sự mệt mỏi, không biết làm thế nào thì mới vừa lòng công chúng được!”.
Thế nhưng cũng có vài trường hợp giám khảo được dư luận đồng tình như trường hợp đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Chứng kiến Bảo Anh thi thố ở Giọng hát Việt, một thí sinh của Vietnam Idol đã lên Facebook viết một đoạn bình luận trên trang cá nhân của cô với nội dung: “Ôi mình phục “nhan sắc” của bạn này, còn tài năng ca hát thì…Nếu không có chiêu trò thì còn gì để xem không nhỉ?”. Ngay sau đó, dù đã xóa đi đoạn bình luận trên vì gặp phải phản ứng từ cộng đồng mạng, thí sinh này lại tiếp tục chia sẻ với báo chí: “Cô ấy hát quá yếu, về ngoại hình thì đúng là hợp với nhu cầu thị trường,nhưng nếu không rèn luyện thêm sẽ có thể trở thành thảm họa mới của âm nhạc Việt…”. Trong đêm công bố kết quả top 10, giám khảo Nguyễn Quang Dũng đã có lời nhắc nhở thật nhẹ nhàng nhưng thật nghiêm túc: “Sáng nay tôi có đọc báo và biết bạn nhận xét một thí sinh cuộc thi khác là thảm họa. Tôi thấy mầm mống thảm họa không kém trong showbiz là ngày càng nhiều người trong giới ít tôn trọng đồng nghiệp của mình hơn, thích soi mói nhau hơn là tập trung vào chuyên môn. Tôi hi vọng những vòng sau bạn nên tập trung vào công việc của mình!”.
Xưa nay khen bao giờ cũng dễ hơn chê. Khen bậy bạ cũng chả ai chấp. Vì vậy, nhiều vị khán giả rất vung vãi lời khen. Khán giả không thể tin vào tai mình khi nhiều thí sinh có chất giọng tầm thường tại sân chơi “Giọng hát Việt” nhưng được giám khảo mang ra so sánh với những danh ca thế giới. Ngược lại, giám khảo của “Vietnam Next Top Model” toàn nói giọng bề trên như “khá khen cho em” hoặc nạt nộ trịch thượng “em bước ra khỏi phòng ngay cho tôi”.
Nghệ sĩ Việt vốn ít diễn đàn, lại ít trau dồi năng lực tư duy độc lập, do vậy khi phải đưa ra đánh giá thì đều lấn cấn và bông phèng. Phải chăng, “ngậm miệng ăn tiền” bao giờ cũng đơn giản hơn “mở miệng ăn tiền”?.
Với hàng loạt chương trình truyền hình thực tế nở rộ trên màn ảnh nhỏ, ngồi ghế “nóng” làm giám khảo bỗng dưng trở thành một nghề “thời thượng” trong giới nghệ sỹ.
Với khoản thù lao không nhỏ lại được củng cố tên tuổi trước hàng triệu khán giả, vài người nổi tiếng hớn hở đi đóng vai giám khảo mà không hề hay biết về những rắc rối “vạ mồm” đang rình rập mọi lúc mọi nơi.
Tin nổi bật Showbiz