congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Giám đốc ngân hàng 51 tuổi phá sản đi giao đồ ăn, sau 1 tháng trở thành "vua đơn hàng": Người có đầu óc, tầm nhìn không bao giờ sợ nghèo!

Đã xem: 85
Cập nhât: 3 năm trước
Chỉ cần không sợ hãi trước thất bại, trước rủi ro, vận mệnh sẽ không bạc đãi bất kỳ ai.

Giám đốc ngân hàng 51 tuổi phá sản đi giao đồ ăn, sau 1 tháng trở thành

Gần đây, một video phỏng vấn ở Hồ Nam, Trung Quốc trở nên phổ biến khắp mạng xã hội quốc gia này.

Người được phỏng vấn là một shipper 51 tuổi, thông qua cuộc nói chuyện, phóng viên được biết thì ra trước đây, anh từng làm giám đốc một chi nhánh ngân hàng ở Giang Tô.

Anh tên Diêu Chí Cương, khi còn trẻ, anh từng là một lính cứu hỏa.

Sau khi xuất ngũ năm 1993, Diêu Chí Cương được phân công về một ngân hàng ở Thường Châu, Giang Tô.

Vì thành tích xuất sắc nên sau một vài năm, anh đã thăng tiến lên được vị trí giám đốc chi nhánh.

Giám đốc ngân hàng 51 tuổi phá sản đi giao đồ ăn, sau 1 tháng trở thành

Diêu Chí Cương khi còn là giám đốc chi nhánh ngân hàng

Tuy nhiên, môi trường ngân hàng cạnh tranh khốc liệt khiến anh dần cảm thấy mệt mỏi, trong lòng dần nảy sinh ý định "dứt áo ra đi".

Năm 2017, một đồng đội ở đơn vị cũ làm nghề sản xuất sơn thân thiện với môi trường đã rủ anh cùng khởi nghiệp.

Diêu Chí Cương bị lay động, sau đó, anh nghỉ việc rồi cùng đồng đội, từ Giang Tô lên phía Bắc rồi về Hồ Nam, bắt đầu con đường khởi nghiệp.

Điều đáng tiếc là mọi thứ đã không như mong muốn của cả hai, phản ứng của thị trường về sơn phủ thân thiện với môi trường tại thời điểm đó không được tốt.

Sau khi kiên trì trong ba năm, Diêu Chí Cương đã thất bại trong việc khởi nghiệp, khoản tiết kiệm 2 triệu tệ đầu tư vào đó cũng thành công cốc.

Diêu Chí Cương trong cuộc phỏng vấn

Diêu Chí Cương trong cuộc phỏng vấn

Nhưng anh không nản lòng, anh vẫn nghĩ đến một sự trở lại ngay cả khi tâm trạng của mình đang xuống dốc.

Anh bắt đầu rải CV và tìm kiếm cho mình một công việc.

Một lần, anh nhận được một cuộc gọi từ một nền tảng giao đồ ăn hỏi anh có muốn làm shipper giao đồ ăn không.

Mặc dù có hơi chút thất vọng, anh vẫn quyết định thử xem.

"Đằng nào thì ngày nào tôi cũng chạy 10km, giao đồ ăn cũng cần đi cần chạy, xem như là tập thể dục mỗi ngày vậy."

Diêu Chí Cương đã trở thành

Không ngờ, một tháng sau khi gia nhập công ty, Diêu Chí Cương đã trở thành "vua đơn hàng", trong một tháng anh giao được 1.580 đơn đặt hàng, đến những người trẻ tuổi cũng không phải là đối thủ của anh.

Diêu Chí Cương biết rằng điều quan trọng nhất trong việc giao thức ăn là tốc độ.

Vì vậy, anh nhấn mạnh "giao khôn" thay vì "giao chỗ chết", mỗi lần đi giao đồ ăn, anh đều quan sát kỹ môi trường xung quanh: cửa hàng nào ở đâu, ngõ nào không thể đi, đường nào là đường tắt…

Theo thời gian, mỗi khi nhận được đơn hàng, Diêu Chí Cương đều có thể hoạch định lộ trình nhanh nhất có thể.

Bốn tháng sau khi gia nhập công ty, anh trở thành quản trị viên của khu vực giao hàng của mình và cho biết mục tiêu tiếp theo của anh là trở thành giám đốc khu vực giao hàng.

Hiện tại, với trung bình hơn 50 đơn hàng mỗi ngày, thu nhập hàng tháng của anh vượt quá 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng).

Quả nhiên, bao nhiêu năm kinh nghiệm làm giám đốc chi nhánh ngân hàng không phải là vô ích.

Diêu Chí Cương đã trở thành

"Cuộc đời quả thực có rất nhiều chuyên ngoài ý muốn"

Diêu Chí Cương đã trở thành

"Bất cứ lúc nào bắt đầu lại đều không quá muộn"

Những người thông minh, biết "động não" có thể đạt được kết quả trong mọi việc họ làm và đã là vàng thì sẽ luôn tỏa sáng dù có ở nơi đâu.

Kinh nghiệm của Diêu Chí Cương một lần nữa nói với chúng ta rằng: Miễn là bạn không sợ hãi trước thất bại, không đầu hàng trước số phận, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại!

Công ty tư vấn quản lý Accenture đã tiến hành một cuộc khảo sát các giám đốc điều hành và kết quả cho thấy:

70% số người nói rằng khi họ quyết định có nên kết bạn lâu dài với một người hay không, sự kiên cường, khả năng "phục hồi", chiến đấu với nghịch cảnh, đóng vai trò quan trọng.

80% mọi người tin rằng những người tiến lên được vị trí giám đốc điều hành đều là những người có khả năng phục hồi "mạnh mẽ".

2 gợi ý giúp bạn cải thiện khả năng "phục hồi" của mình:

1. Tư duy phản thực tế một cách đúng đắn

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một ngân hàng. Có khoảng 20 hoặc 30 người trong ngân hàng. Một tên cướp bước vào ngân hàng và bắn một phát đạn. Bạn bị bắn vào cánh tay phải.

Sau khí sự việc kết thúc, bạn sẽ kể lại nó như thế nào với bạn bè của mình?

Một nghiên cứu cho thấy 70% mọi người sẽ nghĩ rằng đây là một chuyện vô cùng xui xẻo và chỉ 30% cho rằng đó là điều may mắn.

Những người không may mắn sẽ nói: "Tôi có thể vào bất cứ một ngân hàng nào khác vào thời điểm đó, nếu vậy thì chuyện này đã chẳng xảy ra, vậy mà tôi tình cờ lại ở đúng ngân hàng đó, và lại là người bị bắn trúng!"; "Trước khi vào thì khỏe mạnh, sau khi vào phải về với xe cứu thương…"

Trong khi những người may mắn lại nghĩ rằng: "May quá, nếu bắn trúng tim, có lẽ giờ này tôi đã không còn ngồi đây để kể lại câu chuyện được nữa, nó còn nghiêm trọng hơn việc bị bắn vào tay nhiều."

Tư duy phản thực tế đề cập đến xu hướng tạo ra những sự thay thế khả dĩ cho các sự kiện cuộc sống đã xảy ra, một cái gì đó trái ngược với những gì thực sự đã xảy ra của con người.

Mỗi một người có một cách lý giải khác nhau, phụ thuộc vào cảm xúc, trạng thái của mỗi người.

Có hai kiểu tư duy phản thực tế:

Đầu tiên là tư duy phản thực tế đi lên. Nó đề cập đến một giả định kết quả tốt hơn so với thực tế của một sự kiện đã xảy ra. Ví dụ, "Nếu tôi học chăm chỉ hơn, tôi có thể đạt điểm cao."

Loại thứ hai là tư duy phản thực tế đi xuống. Nó đề cập đến những giả định tạo ra kết quả tồi tệ hơn sự thật. Ví dụ, "Nếu không chuẩn bị kỹ càng trước kỳ thi, tôi sợ là mình đã làm bài thi tệ hơn."

Khi gặp một sự kiện tiêu cực, mọi người có xu hướng đưa ra các giả định và thường cho rằng mọi thứ có thể tốt hơn. Ví dụ, một cầu thủ giành được huy chương bạc sẽ nghĩ "Nếu chơi tốt hơn, tôi đã giành được huy chương vàng", và điều đó dễ khiến chúng ta trở nên hối tiếc hơn.

Khi gặp những sự kiện tích cực, mọi người có xu hướng đưa ra các giả định, và thường cho rằng mọi thứ sẽ tồi tệ nếu chúng được thực hiện tệ hơn một chút. Ví dụ, một cầu thủ giành được huy chương đồng sẽ nghĩ rằng "nếu tôi chơi tệ hơn, tôi đã không nhận được huy chương rồi", và suy nghĩ ấy dễ dàng khiến họ cảm thấy biết ơn và có động lực hơn.

Tư duy phản thực tế như trên dựa trên bản năng của con người và thường được tự động hóa.

Nhưng biết được điều này, chúng ta có thể sử dụng tư duy phản thực tế như một công cụ tư duy, và sử dụng nó một cách tích cực có ý thức để giảm thiểu tác động tiêu cực nhiều nhất có thể.

Tư duy phản thực tế một cách đúng đắn

2. Trau dồi thói quen tư duy thích phiêu lưu, dám mạo hiểm một cách hợp lý

Trong bộ phim "The Shawshank Redemption", nhân vật Brooks, người trông nom thư viện nhà tù, đã phải ngồi tù hơn 50 năm và có cơ hội được ra tù.

Brooks có linh cảm rằng mình sẽ khó thích nghi với xã hội bên ngoài nhà tù nên nghĩ tới việc hại chết bạn tù để tránh được ân xá. Nỗ lực của Brooks không thành công, anh được tạm tha và phải làm việc trong một cửa hàng tạp hóa được chỉ định.

Dù rất cố gắng thích nghi nhưng Brooks vẫn không thể hòa nhập với xã hội, cuối cùng chọn cách "ra đi" trong khách sạn nhỏ nơi mình ở để chấm dứt nỗi đau không thể hòa nhập.

Không có rủi ro nào là rủi ro lớn nhất.

Brooks có một cuộc sống khá tốt trong tù, mặc dù không có tự do nhưng ít nhất anh cũng cảm thấy mình được các tù nhân cần và tôn trọng. Ngày ngày trôi qua, dường như không có nhiều rủi ro hay bất cứ mạo hiểm nào.

Tuy nhiên, một khi được ra tù, rủi ro lớn nhất sẽ xảy ra. Brooks không thể thích nghi, và cuối cùng đã chọn cách bất khả thi nhất là rời xa cuộc sống để đối mặt với rủi ro lớn nhất này.

Điều mà chúng ta học được từ câu chuyện này đó là nếu không có ý thức về rủi ro và quản lý rủi ro trong cuộc sống, bạn rất dễ rơi vào trường hợp tương tự như Brooks. Tuy hậu quả sẽ không quá nghiêm trọng nhưng cũng đủ gây ra sóng gió lớn.

Vì vậy, để nâng cao khả năng đối phó với những sự cố bất ngờ xảy tới, chúng ta cần phải trau dồi cho mình ý thức về rủi ro.

Để trau dồi loại tư duy này, chúng ta cần làm quen với sự không chắc chắn ở mức độ vừa phải và bắt đầu với những điều mà chúng ta cho là rủi ro hay mạo hiểm nho nhỏ với tính cách của mình.

Chẳng hạn:

Can đảm giơ tay và phát biểu trong các cuộc họp;

Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để học những kiến ​​thức mới, kỹ năng mới;

Thử và phân tích chi tiết của những điều mới mẻ xảy tới;

Bất cứ khi nào thấy một cái gì đó mới, hãy nghĩ về cách mà bản thân sẽ sử dụng nó;

......

Diêu Chí Cương trong cuộc phỏng vấn có nói: "Nếu đã lựa chọn rồi thì đừng hối hận, dù kết quả có ra sao. Chỉ cần vẫn còn sống, bạn có thể bắt đầu lại bất cứ lúc nào".

Cuộc đời của anh, giống như Hemingway đã viết trong "Ông già và biển cả": "Một người có thể gục ngã, nhưng không thể bị đánh bại!"

Chỉ cần không sợ hãi trước thất bại, trước rủi ro, vận mệnh sẽ không bạc đãi bất kỳ ai.

Như Nguyễn - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Đăng bởi Ngọc Diệp 10-11-2021 85

Chuyên mục:
Các bài viết liên qua đến Giám đốc ngân hàng 51 tuổi phá sản đi giao đồ ăn, sau 1 tháng trở thành "vua đơn hàng": Người có đầu óc, tầm nhìn không bao giờ sợ nghèo!

Tin nổi bật