Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Tử vong vì ăn mía "thanh minh"
Nguồn gốc của câu nói này không phải là sự truyền miệng mà đều có cơ sở khoa học. Do mía thường được thu hoạch vào mùa thu, nếu bảo quản trong điều kiện không tốt, khi đến mùa xuân năm sau, rất nhiều loại nấm mốc sẽ sinh sôi và phát triển cực mạnh trên cây mía. Hậu quả, đã có không ít người ăn phải bị ngộ độc hoặc thậm chí là mất mạng.
Một gia đình ở Chiết Giang (Trung Quốc) trong chuyến đi leo núi đã mua những cây mía để vừa làm gậy, vừa ăn mía cho đỡ khát. Trong số những cây mía mang theo thì có một cây bên trong lõi có vệt đỏ nên cả nhà không ăn, chỉ riêng cô Vương do tiếc tiền nên vẫn ăn hết.
Ngay sau đó, cô Vương có triệu chứng nôn ói, đau ngực và được chuyển vào bệnh viện. Nhưng chưa kịp làm xong các xét nghiệm thì đã tử vong. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị ngộ độc mía nghiêm trọng.
Bác sĩ Triệu Chí Cường, Khoa cấp cứu của Bệnh viện Minh Châu thuộc Đại học Chiết Giang, Trung Quốc cho biết: "Khi mới đến bệnh viện, bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng phổi bị sưng, độ bão hòa oxy trong máu giảm, suy hô hấp, dấu hiệu sinh tồn không ổn định.
Lõi đỏ là hiện tượng nấm mốc phát triển do mía không được bảo quản chất lượng
Theo như miêu tả của người nhà bệnh nhân, kết hợp với các triệu chứng bệnh hiện tại, về cơ bản chúng tôi xem xét đến vấn đề bệnh nhân bị ngộ độc mía nghiêm trọng", bác sỹ Cường nói.
Một trường hợp khác, cô bé Nini (4 tuổi, Trung Quốc) trên đường đi học về đã được ông nội mua mía cho ăn. Khi người bán cắt thành từng miếng nhỏ thì ông nội phát hiện ra ở giữa thân mía có một vệt đỏ nhưng do bất cẩn nên vẫn cho cháu gái ăn.
Sau khi về đến nhà, Nini bất ngờ có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật tay chân và nhìn chằm chằm lên trời khiến gia đình cô bé vô cùng lo lắng, vội vàng đưa đến bệnh viện.
Qua kiểm tra, người ta phát hiện ra rằng Nini bị suy đa phủ tạng, lập tức chuyển ngay vào khoa cấp cứu. May mắn là Nini đã qua cơn nguy kịch, nhưng những ảnh hưởng mà việc bị suy đa tạng thì chắc chắn sẽ đi theo cô bé suốt cuộc đời.
Mía "thanh minh" có độc như nọc rắn?
Trong 100g mía có chứa 0.4g protein, 0.1g chất béo, 15.4g carbohydrate, 0.6g chất xơ, 10.01mg vitamin B, 20.20mg vitamin A, vitamin C, 14mg canxi, 1mg kẽm.
Trong Đông y, cây mía có tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trợ tì, tốt cho dạ dày, ruột non, tiêu viêm, có công hiệu giải rượu, giải khát, chống táo bón, hôi miệng, chữa chứng ho, đau họng,...
Đa số mọi người đều ăn mía bằng cách nhai trực tiếp rồi nhả bã hoặc uống nước mía ép.
Theo bác sỹ Triệu Chí Cường, Bệnh viện Minh Châu, lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong một thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc. Đó chính là những "chấm đỏ" trong thân mía có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Loại nấm mốc này trên cây mía được gọi Arthrinium, một loại chất cực độc, chuyên sản sinh một loại độc tố có tên "Axit 3-nitropropionic", loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương. Axit 3-nitropropionic chịu được ở nhiệt độ cao và rất khó loại bỏ, việc rửa sạch sẽ hoặc nướng trên lửa cũng không làm giảm độc tính của chất này.
Chỉ nên chọn những cây mía mập mạp, không bị sâu, bên trong lõi trắng, nhiều nước
Đáng nói, chỉ cần ăn phải chưa đến 0,5g Axit 3-nitropropionic đã đủ gây ra hiện tượng ngộ độc ở người. Thời gian ủ bệnh thông thường là 2-5 tiếng, một số bệnh nhân khi nhiễm độc có thể sau 2 ngày mới phát bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng ngộ độc xuất hiện chỉ 10 phút sau khi ăn mía bị mốc.
Khi bị ngộ độc, người bệnh thường có các triệu chứng như nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt, nặng hơn có thể xuất hiện co giật, hôn mệ, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác hoặc hệ thần kinh trung ương, nghiêm trọng bệnh nhân còn có thể bị mù mắt, toàn thân co giật, cuối cùng là tử vong.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sau khi ăn phải đốm đỏ trong cây mía chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Song, dù sao ở thời điểm nấm mốc đang phát triển mạnh như hiện nay thì mọi người vẫn nên đề cao cảnh giác.
Cách chọn mía ngon và tránh độc hại
- Chọn cây mía có thân to khỏe, bề ngoài trơn bóng, vỏ thân cây mía có màu tím, trên thân cây còn bám một lớp phấn màu trắng.
- Nên xem kỹ thân cây, nếu có thể thì nên ngửi thử. Cây mía chuẩn là khi dóc vỏ, phần thịt mía có màu trắng sáng, chắc chắn, chứa nhiều nước, có vị mát. Nếu phát hiện cây mía có mùi vị lạ, màu sắc có những vệt đỏ, đen thì không nên chọn.
- Nên lựa cây mía cỡ trung, các đốt mía dài. Không nên chọn cây mía có thân quá nhỏ hoặc quá to.
Nguồn: Sohu, Great Daily
Tin nổi bật