Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Hiện nay, việc đưa thêm những câu hỏi ngoài lề vào phỏng vấn dường như không còn xa lạ đối với ứng viên và nhà tuyển dụng.
Trang web tư vấn nghề nghiệp Glassdoor của Mỹ đã thu thập một loạt những câu hỏi kỳ quái mà các ứng viên đã phải trải qua như:
"Nếu có chiếc máy in tiền có thể sử dụng cả đời, bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền để mua nó?"
"Nếu bạn là người duy nhất may mắn sống sót trong một vụ tai nạn, bạn sẽ làm gì?"
"Làm thế nào để mô tả màu vàng cho người mù hiểu?"
Đọc xong câu hỏi, tôi thậm chí còn có thể hình dung ra khuôn mặt ngơ ngác đầy dấu chấm hỏi của ứng viên. Đây rõ ràng là những câu hỏi vô cùng "buồn cười mà vô lí", đừng nói các bạn sinh viên mới ra trường, ngay cả những HR lão luyện cũng chưa chắc đã trả lời được.
Cách đây không lâu, tôi có đọc được bài viết của một cậu bạn tên Sean, bày tỏ bức xúc trước câu hỏi "lắt léo" của nhà tuyển dụng:
"Tôi là Sean, là một nhân viên văn phòng bình thường trong một công ty mới thành lập. Sự hồ đồ cùng chút bồng bột của tuổi trẻ đã khiến tôi có những nhận thức non nớt về cuộc đời, và hai năm liền tôi vẫn không được tăng lương. Tôi quyết định nghỉ việc và tìm kiếm cho mình một cơ hội mới.
Người phỏng vấn tôi lần này là một HR người Bỉ. Qua câu hỏi giới thiệu bản thân, anh ta đột nhiên đưa ra câu hỏi mà đây là lần đầu tiên trong đời tôi nghe thấy:
Nếu cho bạn cơ hội chửi sếp, bạn sẽ chửi thế nào?"
Hình minh họa
Mặc dù làm việc đã nhiều năm, cũng đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức tương đối thâm sâu, tuy nhiên "cú đánh" bất ngờ này khiến Sean trở tay không kịp, miễn cưỡng trả lời nước đại. Cuối dùng cậu trực tiếp bị loại khỏi vòng phỏng vấn.
Vậy, phải làm thế nào mới có thể đánh trúng mục đích của nhà tuyển dụng?
Trước hết, đừng vội vàng có suy nghĩ nên mắng sếp câu gì.
Phỏng vấn thực chất là một hình thức vấn đáp để kiểm tra năng lực và khả năng làm việc của ứng viên. Khả năng này có thể được chia thành 5 phương diện: trình độ chuyên môn, tinh thần làm việc, đặc điểm tính cách, năng lực cá nhân và văn hóa doanh nghiệp.
Trình độ chuyên môn đương nhiên được coi là ưu tiên hàng đầu. Doanh nghiệp là một tổ chức thu lợi nhuận, bao gồm hàng loạt những nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Chức vị có thể khác nhau, nhưng năng lực chắc chắn phải được công nhận. Trình độ chuyên môn luôn luôn là phần dễ nhận thấy và dễ kiểm tra nhất.
Công ty luôn là một tập thể làm việc theo nhóm. Và đặc điểm tính cách luôn luôn quan trọng hơn khả năng chuyên môn. Một nhân viên cho dù năng lực tốt đến mấy nhưng nhân cách tồi tệ, vậy cuối cùng sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp, thậm chí còn khiến cả tập thể bị vạ lây. Do đó, phỏng vấn chính là lúc để nhà tuyển dụng có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về tính cách của ứng viên.
Hình minh họa
Năng lực cá nhân, nói theo cách khác đó là những tri thức và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Ngoài trình độ chuyên môn, các doanh nghiệp cũng luôn yêu cầu rất cao về khả năng giao tiếp, năng lực thuyết phục khách hàng, lên kế hoạch...
Chính vì lẽ đó, việc đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn trở nên vô cùng quan trọng. Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp chắc chắn sẽ không vô duyên vô cớ đưa ra những câu hỏi vô nghĩa. Đằng sau mỗi câu hỏi đều thể hiện lập trường riêng biệt của doanh nghiệp, nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện năng lực của ứng viên.
Cuối cùng hãy quay lại câu hỏi: Nếu cho bạn cơ hội "chửi" sếp, bạn sẽ "chửi" thế nào?
Bạn có thể trả lời:
"Xin lỗi nhưng em không thể mắng sếp được. Em sẽ tìm hiểu rõ lí do tại sao anh lại bảo em đi mắng người khác. Anh có gì không hài lòng về sếp và mong muốn sếp thay đổi chỗ nào anh có thể nói với em. Sau đó em sẽ ghi lại và gửi cho sếp. Câu trả lời của sếp em sẽ phản hồi lại cho anh qua mail ạ".
Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn không trả lời. Công việc đương nhiên quan trọng, tuy nhiên nếu bản thân cảm thấy không phù hợp, hãy lựa chọn từ chối và ra về.
Quê Hương - Theo Sohu
Tin nổi bật