Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ
Ở đây, chúng ta hãy xem xét 8 cái bẫy tâm lý phổ biến mà các nhà đầu tư có thể trở thành nạn nhân, được các nhà nghiên cứu tài chính hành vi tổng hợp.
1. Tin vào cái biết trong quá khứ, không nhìn hiện tại
Có một thứ gọi là “bẫy neo”, ám chỉ sự phụ thuộc quá mức vào những gì người ta nghĩ ban đầu. Hãy tưởng tượng mình đặt cược vào một trận đấu bóng đá giữa MU và Chelsea, bạn chọn Chelsea vì tin vào năm trận thắng gần đây nhất, nhưng quên đi số liệu là MU chưa bao giờ thua trên sân nhà khi 2 bên đối đầu. Rõ ràng, bất kỳ số liệu nào cũng có thể trở nên vô nghĩa khi nó được đưa ra khỏi ngữ cảnh.
Nếu bạn nghĩ về một công ty nào đó thành công, bạn quá tự tin rằng cổ phiếu của công ty đó là một sự đầu tư tốt. Định kiến này có thể hoàn toàn không đúng trong hoàn cảnh hiện tại hoặc vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Lấy ví dụ, nhà bán lẻ đồ điện tử Radio Shack. Từng là công ty bán đồ điện tử và tiện ích cá nhân phát đạt vào những năm 1980 và 1990, chuỗi này đã bị nghiền nát bởi các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon (AMZN). Những nhà đầu tư này bị mắc kẹt trong nhận thức rằng Radio Shack vẫn còn đó trong khi công ty đã nộp đơn phá sản nhiều lần và thu hẹp từ quy mô thời hoàng kim là 7.300 cửa hàng xuống còn 70 cửa hàng vào cuối năm 2017.
Để tránh mắc bẫy này, cần duy trì sự linh hoạt trong suy nghĩ và cởi mở với các nguồn thông tin mới, đồng thời hiểu được thực tế rằng bất kỳ công ty nào cũng có thể ở đây hôm nay và biến mất vào ngày mai.
2. Cố bám vào con tàu đang chìm
Cái bẫy “bám tàu chìm” cũng nguy hiểm không kém. Đây là tâm lý (không phải trong thực tế) ngụy biện cho những lựa chọn hoặc quyết định trước đây của mình, điều này thường gây thiệt hại cho các khoản đầu tư. Thật sự khó để chấp nhận thua lỗ và chấp nhận rằng bạn đã lựa chọn sai, nhưng nếu khoản đầu tư của mình không tốt, hoặc chìm nhanh, ta càng sớm thoát khỏi nó và tìm cái khác tiềm năng hơn, càng sớm càng tốt.
Nếu bạn bám vào những cổ phiếu đã mua ở năm 1999 ở đỉnh cao của sự bùng nổ dot.com, bạn sẽ phải đợi một thập kỷ để hòa vốn, và đó là đối với những cổ phiếu phi công nghệ. Tốt hơn hết là đừng bám vào tàu đang chìm và tham gia vào các loại tài sản khác đang tăng trưởng nhanh. Đặt cảm xúc vào các khoản đầu tư tồi chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
3. Tìm lời khuyên từ người cùng hoàn cảnh để cảm thấy an ủi
Mọi người thường tìm kiếm lời xác nhận từ những người đã và vẫn đang mắc phải sai lầm tương tự mình. Cần đảm bảo rằng bạn nhận được lời khuyên khách quan từ những nguồn mới mẻ, thay vì tham khảo ý kiến của người đã cho bạn lời khuyên tồi ngay từ đầu. Nếu bạn thấy mình đang nói kiểu như "Cổ phiếu của chúng ta đã giảm 30%, nhưng tốt nhất là mình cứ bám vào chúng, phải không?" và sau đó bạn cố tìm kiếm sự xác nhận từ một số nhà đầu tư không may giống mình để cảm thấy an ủi. Nó có thể làm bạn dễ chịu trong thời gian ngắn nhưng đó chỉ là sự tự huyễn hoặc bản thân.
4. Đọc nhiều trên mạng nhưng không đọc tin tức tài chính
Tình huống mù thông tin có thể làm tình hình nghiêm trọng. Ngay cả những người không bị “thiên kiến xác nhận ” nhưng lại làm ngơ với thực tế của thị trường, không làm gì hoặc trì hoãn khi cần phải cắt lỗ ngay.
Ta cần biết sâu về vấn đề với các khoản đầu tư của mình, chẳng hạn như một vụ bê bối lớn tại công ty hoặc các cảnh báo thị trường. Nếu bạn đọc mọi thứ trên mạng ngoại trừ các tiêu đề tài chính, thì có thể bạn sắp rơi vào bẫy mù.
5. Bắt chước kiểu đầu tư của người khác một cách mù quáng
Cái bẫy của bắt chước mù quáng cũng ở đó chờ bạn đi lạc vào. Mỗi người đều có một thể hiện tâm lý khác nhau, kết hợp với hoàn cảnh riêng biệt như công việc, gia đình, nghề nghiệp và tài sản sẵn có. Điều này có nghĩa là dù bạn biết người khác đang làm gì và nói gì, nhưng hoàn cảnh và quan điểm của họ khác của bạn.
Hãy tỉnh táo và cẩn thận, ta đầu tư cho chính mình và chỉ trong bối cảnh của riêng mình. Những người bạn của mình dù có nhiều tiền và quen với rủi ro để đầu cơ cho tương lai, nhưng nếu bạn là một người có thu nhập khiêm tốn và hay lo lắng, thì hãy tránh xa kiểu đầu tư này.
6. Sự phóng đại phi lý trí, thần thánh hoá doanh nghiệp
Khi các nhà đầu tư bắt đầu tin rằng quá khứ giống như tương lai, họ đang hành động như thể không có bất ổn trên thị trường. Thật không may, sự thăng trầm không bao giờ biến mất.
Sẽ luôn có những chứng khoán hot, bong bóng, thua lỗ trong toàn ngành, bán tháo hoảng loạn ở châu Á và những sự kiện bất ngờ khác trên thị trường. Tin vào quá khứ để dự đoán tương lai là một dấu hiệu của sự tự tin thái quá. Khi các nhà đầu tư quá tự tin dẫn đến lòng tham và bơm thị trường đến mức không thể tránh khỏi một đợt điều chỉnh lớn. Các nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề nhất thường là những người tự mãn và chắc chắn rằng đợt tăng giá sẽ kéo dài mãi mãi.
7. Không mang tâm lý người đánh bạc
“Tâm lý người đánh bạc“ là nói về nhận thức của các nhà đầu tư đối với rủi ro. Khi lợi nhuận từ các hạng mục đầu tư đang tích cực họ tìm cách giới hạn rủi ro để bảo vệ vị trí dẫn đầu, nhưng khi các khoản đầu tư đang thua lỗ thì họ càng muốn đốt thêm tiền để lấy lại những gì đã mất.
Điều này phần lớn là do tâm lý muốn giành lại tất cả những gì đã mất, các nhà đầu tư sẵn sàng tăng vốn để "đòi lại" vốn. Một người lái xe đua sẽ sống sót trong bao lâu nếu anh ta chỉ sử dụng phanh khi anh ta đã dẫn trước?
8. Mắc căn bệnh vĩ cuồng, quá tự tin vào kiến thức và kinh nghiệm bản thân
Đối với một số người, cái bẫy ”vĩ cuồng” là cực kỳ nguy hiểm. Nhiều nhà đầu tư quá tự tin vì nghĩ rằng họ hiểu rõ hơn các chuyên gia, thậm chí hiểu rõ thị trường như lòng bàn tay. Chỉ được giáo dục tốt hoặc thông minh không có nghĩa là bạn sẽ không cần những lời khuyên từ các chuyên gia. Nhiều nhà đầu tư đã đánh mất vận may khi tự thuyết phục rằng họ giỏi hơn những người còn lại. Hơn nữa, những người này rất dễ trở thành con mồi cho một số loại bẫy khác đã đề cập ở trên.
Các giáo sư tài chính tại các trường đại học lớn, những người thực sự xuất sắc khi nói về mặt lý thuyết, và điều này có thể khiến họ nghĩ rằng kiếm tiền dễ dàng trong thế giới thực. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng một người có bằng Tiến sĩ kinh tế rất giỏi khi giảng giải trên giảng đường ở lĩnh vực tài chính và điều đó có thể dẫn họ đi sai hướng (ví dụ: quá tính toán, quá tự tin). Trong khi một người không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có thể cảm nhận tốt về thị trường và kiếm được nhiều tiền.
Tổng kết
Tâm lý con người là một thứ nguy hiểm, và có một số sai lầm cơ bản đáng lưu ý mà con người hay lặp đi lặp lại. Rất dễ mắc sai lầm dàng trong lúc nóng nảy, bị cám dỗ, rơi vào một trong những cái bẫy tâm trí trên. Nhận thức sai, tự huyễn hoặc bản thân, cố gắng điên cuồng để tránh những mất mát, tuyệt vọng tìm kiếm sự an ủi của những nạn nhân khác, bỏ qua thực tế và hơn thế nữa, tất cả đều có thể khiến bạn phải trả giá đắt.
Nhận thức được bản chất của những cái bẫy này và luôn trung thực và thực tế với chính mình. Hơn nữa, hãy tìm kiếm lời khuyên từ những người có năng lực và hiểu biết về sự chính trực, những người sẽ đưa bạn trở lại thực tế trước khi quá muộn.
Nguyễn Vũ Linh
Tin nổi bật