congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Sóng vỗ, cặc bần run bây bẩy

Đã xem: 2,195
Cập nhât: 12 năm trước
Chuyến đi du lịch miền Tây đem lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị về con người và cuộc sống nơi đây. Cảnh non nước thanh bình mênh mông, cảm giác hòa mình vào dòng nước mát rượi, đục ngàu trên sông như gội rửa tất cả những bụi bặm mệt mỏi nơi phố thị. Tôi háo hức trong chuyến đi này cũng một phần tò mò muốn tìm hiểu về câu đối ngộ

Chuyến đi du lịch miền Tây đem lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị về con người và cuộc sống nơi đây. Cảnh non nước thanh bình mênh mông, cảm giác hòa mình vào dòng nước mát rượi, đục ngàu trên sông như gội rửa tất cả những bụi bặm mệt mỏi nơi phố thị.

Tôi háo hức trong chuyến đi này cũng một phần tò mò muốn tìm hiểu về câu đối ngộ nghĩnh mà ngay lần đầu tiên tôi được nghe đã đỏ bừng mặt lên vì nó có cảm giác bậy bạ, liên quan quá nhiều đến bộ phận sinh thực khí của nam mà chưa từng nghe thầy cô giải thích trong sách vở.
 
Nước chảy, cặc bần rung bây bẩy
Gió đưa, dái mít giãy tê tê
 
Hai câu tả cảnh không có gì đặc sắc. Cái đặc sắc của nó là đưa cả “cặc” lẫn “dái” vào một hình thức thơ trang trọng.
Cặc bần
 
Cũng có một dị bản của hai câu này (khác ở chỗ đổi “nước chảy” thành “sóng vỗ”):
 

Sóng vỗ, cặc bần run bây bẩy
Gió đưa, dái mít giãy tê tê
 
Có ở vùng sông rạch miền Tây Nam bộ thì mới hiểu được.

Tuổi thơ của tôi gắn liền với dái mít. Ở quê những đứa trẻ như bọn tôi luôn có 1 chén muối ớt, giã ớt tươi thật cay, thật nhiều để chấm dái mít. Bọn chúng tôi cứ hít hà cái vị cay cực cay của  ớt. Đứa nào tham ăn thì khi hết muối rồi mà vẫn còn dái mít nếu ăn không khéo thì nghẹn sặc sụa. Dái mít chát chát mà xứ quê tôi đã có dái mít thì phải có sung xanh. Bây giờ mỗi lần về quê chúng tôi tụ nhau lại rồi dắm dúi "Sao ngày ấy đứa nào cũng mê dái mít lại còn cực kết sung xanh nữa"?


 “Dái mít” thì hầu như ai cũng biết, đó là cách nói khác của “khóm mít”. Còn “cặc bần”?

Trước hết, xin nói ngay, “bần” là một loài thực vật. Học giả Vương Hồng Sển viết về cây bần như sau: “Bần là cây gỗ tạp, mọc dựa mé nước, rễ nhiều, bám theo đất phù sa mà làm cho đất có phần vững chắc không trôi khi sóng đánh. Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái, ăn với mắm sống rất ngon.

Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua, rất hài lòng và ban cho tên chữ là Thúy Liễu. Rễ của bần dùng làm nút ve được. Phân ra có loại bần-chua, trái lớn; và bần-ổi, trái nhỏ hơn và tương đối ít chua hơn. Xưa nay, nghề uốn và chơi kiểng, phàm cây kiểng lão và gốc bần quá già, khi nào gốc dẽ ra ngoài bờ ngoài nước thì gọi là nó chiếu thủy, ý nói bóng cây ấy làm dáng và dòm xuống nước.

Sông rạch miền Nam có nhiều loại cây khá đặc trưng, đặc biệt là những cây “mở đất” như đước, mắm. Bần cũng thuộc loại cây có công trong quá trình Nam tiến. Loài bần có những sợi rễ ngoi lên từ mặt bùn đất trông khá gợi tình. Người dân gọi đó là “cặc bần” tương tự như người miền Trung gọi những cội dứa hoang có những rễ cây thon thon nhô đầu đâm ra rồi trườn xuống, lăm le đâm vào bờ suối là “cặc dứa”….

Về Cà Mau, bạn sẽ được biết về cây mắm, cây đước, cây bần với “cặc bần”, “cặc mắm”. Đó là những loài thực vật cứ như người nông dân lom khom trên vùng đất mới để đi tìm một chốn dừng chân và lặng lẽ, miệt mài sinh sôi nảy nở với vùng đất sình lầy để lấn biển và giữ đất.

Nguyễn Duy trong bài thơ “Đánh thức tiềm lực” có viết:

“Tôi về quê em – châu thổ mới bồi

sông Cửu Long giãn mình ra biển

đất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyển

cây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi”

 Cây bần, cái tên gọi đã gần gũi với người nông dân nghèo, thường sống ở bờ sông, nửa ướt nửa khô, chơi với cá đùa với chim. Gốc bần trở thành “bến đò”, là nơi dân nghèo neo đậu chiếc xuồng nhỏ. Hầu như không một người dân nghèo miền Tây nào lại chưa từng nếm bát canh chua nấu bằng quả bần. Cây bần cũng là hình ảnh thân thương trong tâm hồn của người miền Tây Nam bộ xa xứ.

 

Trái bần lúc còn non, ăn cũng rất thú vị. Có một điều độc đáo là hoa bần rất… quý phái: màu trắng tím, cánh hoa đỏ đậm, mảnh, cao. Tiểu nhuỵ nhiều, đáy chỉ đỏ tím, quả bì dày, nạc chua chua; hột nhiều.

Hiện ở miền Tây còn có nhiều khu vực bần sống thành rừng lớn như ở các các huyện Long Phú, Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Cây bần đang bị khai thác vô tội vạ để làm củi và rễ làm nút bần xuất khẩu.

Bần tạo thành rừng phòng hộ khá tốt và góp phần ổn định hệ sinh thái nhưng nguy cơ phá bần nuôi trồng thủy sản đang báo động. Cái lợi trước mắt có khi làm người ta không ngần ngại “bần cùng hóa” những rừng bần. Biết đâu có ngày nào đó, bạn sẽ không còn có cơ hội kiểm chứng cái… cặc bần trong câu ca dân gian trên đây?

 

 


Chuyên mục: Du lịch
Các bài viết liên qua đến Sóng vỗ, cặc bần run bây bẩy

Tin nổi bật Du lịch