congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Trái cây nhiễm độc từ Trung Quốc ngày càng nhiều

Đã xem: 1,463
Cập nhât: 11 năm trước
  Khoa học chứng minh ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho sức khỏe nhưng liệu điều đó có còn đúng? Thực tế tại Việt Nam, hoa quả Trung Quốc bị nhiễm hóa chất, bị tiêm thuốc, bị phù phép ngày càng nhiều. Nhiều bà nội trợ đã tẩy chay hoa quả Trung Quốc.Nho: Hóa chất  vượt ngưỡng 3-5 lầnTừ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây,

 

Khoa học chứng minh ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho sức khỏe nhưng liệu điều đó có còn đúng? Thực tế tại Việt Nam, hoa quả Trung Quốc bị nhiễm hóa chất, bị tiêm thuốc, bị phù phép ngày càng nhiều. Nhiều bà nội trợ đã tẩy chay hoa quả Trung Quốc.

Nho: Hóa chất  vượt ngưỡng 3-5 lần

Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.

Nho Mỹ và nho Trung QuốcNho Mỹ (trái) và nho Trung Quốc (phải)

Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi được vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ điều này là do hóa chất bảo quản.

Gần đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long, nho Trung Quốc được bày bán nhiều ven đường dưới mác là "nho Mỹ" để đánh lừa người tiêu dùng, giá khoảng 20.000-40.000 đồng/kg. Giá nho xanh rẻ hơn nho đỏ 5.000 đồng. Trên thực tế, giá gốc trên hóa đơn từ đầu mối cung cấp hàng, theo kiểm tra của cơ quan chức năng, chỉ 6.000 đồng/kg.

Theo kinh nghiệm của một số người bán hàng, nho Trung Quốc có lớp vỏ màu nhạt, có lớp phấn trắng bên ngoài, ăn vị chua và nhiều hạt. Trong khi đó, quả nho Mỹ thật có độ to vừa phải, màu vỏ sậm hơn, ăn có vị ngọt đậm đà. Phần lớn nho Mỹ thật chỉ có 1- 2 hạt trong 1 quả, giá bán từ 90.000-100.000 đồng/kg.

Táo Trung Quốc: Nhiễm độc

Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.

Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.

Táo Trung QuốcDù vỏ ngoài vẫn bóng đẹp nhưng bên trong
ruột trái táo Trung Quốc đã bị thối - Ảnh: Trần Mạnh

Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.

Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.

Mỗi năm, có hàng triệu tấn táo Fuji từ Yên Đài, Sơn Đông đã được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.

Lê Trung Quốc: Có chất gây vô sinh

Chiều 16/5 vừa qua, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.

Lê Trung Quốc: Có chất gây vô sinh
Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.

Sau khi có thông tin formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26.

Tại TP. HCM, táo, lê là những loại trái cây ưa thích và chiếm phần đa lượng tiêu thụ trong các loại hoa quả. Đây cũng là mặt hàng được nhập về với số lượng lớn từ Trung Quốc. Theo ước tính, tại chợ đầu mối Thủ Đức, mặt hàng này chiếm hơn 40% tổng số trái cây nhập về chợ có nguồn gốc Trung Quốc. Theo đó, mỗi đêm, chợ đầu mối Thủ Đức nhập khoảng 60 tấn trái cây nhập ngoại, trong đó trái cây Trung Quốc chiếm phân nửa và táo là loại chiếm số lượng ưu thế.

Đu đủ: Chín đỏ nhờ 'tắm' thuốc Trung Quốc

Theo tìm hiểu, loại thuốc Trung Quốc có khả năng “phù phép” đu đủ xanh thành chính vàng có giá bán 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì của hộp thuốc chỉ ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất; ống thuốc có vài dòng chữ tiếng Trung. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được.

Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ vì lãi cao. Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, quy trình này được thực hiện một cách khéo léo, bởi nếu nhỏ không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn.

Đu đủ
Do quá trình chín nhanh (1 ngày sau khi dùng hóa chất) nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán băng dính lên trên kín mít rồi chở đi tiêu thụ. Các nhà vườn cũng thường sử dụng loại hóa chất này khi gặp mưa bão mà đu đủ chưa đến ngày thu hoạch vẫn còn non để không bị lỗ, nhất là vào các dịp ngày rằm, mùng một.

Anh Lê Văn Sơn (Tân Châu, tỉnh Hưng Yên - nhà vườn và chuyên buôn đu đủ cung cấp cho Hà Nội) cho biết: “Đu đủ dùng thuốc rấm thì cho quả to, mỡ màng, chín vàng đều, bóng đẹp và vẫn còn cứng, người mua chỉ thích loại này nên bán chạy. Còn loại chín cây thì mã xấu, nẫu, thâm đen, nên ế ẩm. Nắm được tâm lý đó, cứ 29 âm lịch rấm là sáng sớm mùng một có hàng đẹp chở đi Hà Nội bán”.

“Đu đủ hiện nay bày bán có tên là đu đủ gấc, để có được những quả to, đẹp như thế thì trước đấy cũng phải phun nhiều lần các loại thuốc kích thích” - anh Sơn cho biết thêm.

Theo những chủ buôn, nhà vườn và người dân ở Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên), khi chấm thuốc cho đu đủ phải đeo găng tay cao su, đeo kính, bịt khẩu trang cẩn thận bởi nếu để thuốc dính vào tay sẽ gây ngứa, thậm chí bị nấm. Đu đủ chín do dùng hóa chất khi ăn nhạt thếch, vẫn còn mùi thuốc chứ không ngọt như đu đủ thường. Còn việc có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không thì chưa có cơ quan nào đánh giá.

 Mách bạn tuyệt chiêu tránh trái cây 'tẩm chất độc'


Chuyên mục: Sức khỏe

Tin nổi bật Sức khỏe