congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Đã xem: 935
Cập nhât: 12 năm trước
  Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, không thể tiêu hóa được những thưc ăn cứng vì thế mà vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là vấn đề rất thường găp. Và nguyên nhân chính gây ra việc tre bị suy nhược hay suy dinh dưỡng chính vì không có chế độ ăn phù hợp cho trẻ Lý do khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa Thông thường, hệ

 

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, không thể tiêu hóa được những thưc ăn cứng vì thế mà vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là vấn đề rất thường găp. Và nguyên nhân chính gây ra việc tre bị suy nhược hay suy dinh dưỡng chính vì không có chế độ ăn phù hợp cho trẻ Lý do khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa Thông thường, hệ tiêu hóa của người có khoảng hàng tỉ vi khuẩn khác nhau tạo nên hệ vi khuẩn hết sức phong phú. Hệ vi khuẩn này có sự hoạt động cân bằng, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ tốt thức ăn. Những tác động bất lợi cho việc tiêu hóa như cấu trúc hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, việc sử dụng kháng sinh kéo dài, thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh vì bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đặc biệt trẻ đang bị căng thẳng tâm lý, bồn chồn lo lắng, học tập căng thẳng…dễ dẫn tới sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, Khoa nhi, Sức khỏe đời sống, Dieu tri roi loan tieu hoa, he tieu hoa, nhiem khuan, ve sinh, he tieu hoa, khang sinh, o nhiem, nhiem doc, ngo doc, tre nho, tre em, suc khoe, bao.

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên các cơ và dây thần kinh của hệ dạ dày - ruột ở trẻ hoạt động không ăn ý, trẻ dễ bị chứng trào ngược thực quản và khó tiêu.

Sử dụng kháng sinh liên tục và kéo dài: trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải sử dụng kháng sinh điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, còn gọi là “ loạn khuẩn ruột”, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thường gặp nhất là tình trạng đầy bụng, trướng hơi, tiêu phân sống, tiêu phân lầy nhầy, làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, Khoa nhi, Sức khỏe đời sống, Dieu tri roi loan tieu hoa, he tieu hoa, nhiem khuan, ve sinh, he tieu hoa, khang sinh, o nhiem, nhiem doc, ngo doc, tre nho, tre em, suc khoe, bao.

Sử dụng kháng sinh và kéo dài liên tục sẽ khiến trẻ bị loạn khuẩn đường ruột.

Thức ăn bị ô nhiễm do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc: nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy(tiêu phân lỏng, tiêu phân có máu, tiêu đàm nhớt) thường là do vệ sinh kém trong quá trình chế biến thức ăn cũng như trongsinh hoạt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa để gây bệnh. Mặt khác, khi bị vi khuẩn tấn công, nếu cơ địa trẻ hay thành ruột quá yếu thì bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, nhất là những trường hợp ngộ độc thức ăn nghiêm trọng làm cho trẻ tiêu chảy ồ ạt, nôn - ói nhiều, đau quặn bụng… không chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ: thường gặp nhất là tình trạng không dung nạp đường lactose và khó tiêu hóa đạm trong sữa công thức, vì cơ thể trẻ không có khả năng sản sinh đủ lượng lactose enzyme để tiêu hóa đường lactose. Khi đó lượng đường lactose không được tiêu hóa vẫn nằm trong ruột của trẻ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, lượng đạm nhiều quá mức trong một số loại sữa công thức, vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột cũng góp phần làm trẻ dễ bị táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này trong nước tiểu.

Trẻ đang bị căng thẳng về tâm lý cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa: việc tiêu hóa của trẻ không được thuận lợi vì khi trẻ lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, quấy khóc… làm cho việc bài tiết men tiêu hóa và các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ thức ăn bị giảm sút một cách đáng kể cũng làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa dễ xảy ra hơn.

Hậu quả của tình trạng rối loạn tiêu hóa

WHO nhận định, có khoảng 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa được xem là nguyên nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp chiếm đến 30%.

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, Khoa nhi, Sức khỏe đời sống, Dieu tri roi loan tieu hoa, he tieu hoa, nhiem khuan, ve sinh, he tieu hoa, khang sinh, o nhiem, nhiem doc, ngo doc, tre nho, tre em, suc khoe, bao.

RLTH kéo dài sức khỏe của trẻ bị suy sụp.

Khi tình trạng RLTH tiếp diễn kéo dài, chẳng bao lâu sức khỏe của trẻ sẽ bị suy sụp, rất khó trở lại trạng thái mạnh khỏe lúc ban đầu. Ngoài ra, khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng sẽ lại càng dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn, trẻ càng biếng ăn hơn, từ đó tình trạng suy dinh dưỡng sẽ trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng luẩn quẩn khó có thể giải quyết tận gốc.

Theo kết quả khảo sát về tình hình dinh dưỡng ở trẻ em gần đây cho thấy, có tới 80% trẻ em Việt Nam có biểu hiện biếng ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng là do chứng rối loạn tiêu hóa gây ra.

Giải pháp cải thiện tình trạng

Tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là khuyến khích người mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với trẻ nhỏ, trẻ bú mẹ thường rất ít bị rối loạn tiêu hóa vì sữa mẹ rất an toàn, nhiều kháng thể và rất phù hợp với sự tiêu hóa của trẻ.

Cho trẻ ăm dặm đúng cách, đúng thời điểm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (khi trẻ tròn 6 tháng tuổi) bằng các loại thức ăn phù hợp theo từng lứa tuổi của trẻ sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.

Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phụ huynh nên tuân thủ việc pha sữa đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải luôn đảm bảo việc vệ sinh bình sữa để ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Thực hiện việc chế biến thức ăn cho trẻ phải tuân thủ tuyệt đối quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành, để hạn chế tối đa những trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, nhất là thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa.

Thực hiện việc tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi mỗi 6 tháng 1 lần, nhằm giảm những tác hại do nhiễm giun gây ra trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung men tiêu hóa và các vitamin cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ được tốt hơn, nhất là đối với những trẻ đang điều trị kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.


Chuyên mục: Sức khỏe

Tin nổi bật Sức khỏe