congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Nguyên nhân, tác hại của béo phì

Đã xem: 1,683
Cập nhât: 11 năm trước
Béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nhất trên toàn thế giới. Theo ước tính, trên 50% nữ giới được đánh giá là thừa cân, trong đó, ngạc nhiên hơn cả, 1/3 chị em được chẩn đoán mắc bệnh béo phì. Béo phì là “căn bệnh” chung cho cả nam và nữ, song, phụ nữ phải gánh chịu nhiều rối loạn về sức khỏe hơn đặc biệt là

Béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nhất trên toàn thế giới. Theo ước tính, trên 50% nữ giới được đánh giá là thừa cân, trong đó, ngạc nhiên hơn cả, 1/3 chị em được chẩn đoán mắc bệnh béo phì. Béo phì là “căn bệnh” chung cho cả nam và nữ, song, phụ nữ phải gánh chịu nhiều rối loạn về sức khỏe hơn đặc biệt là dân công sở.

Dấu hiệu nhận biết béo phì, thừa cân

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Một người được xác định là béo phì khi chỉ số cơ thể (BMI) vượt quá hoặc chạm mức 30.

Bạn giật mình thắc mắc: "Sao mình không nhận ra nhỉ? Mình đã đến mức phải giảm cân chưa?"
 
Đây chắc chắn là câu hỏi khó và tự bản thân bạn sẽ không thể đủ tự tin để trả lời. Vậy thì hãy tham khảo 10 dấu hiệu chứng tỏ bạn cần giảm cân như dưới đây nhé:
 
1. Quần áo của bạn không còn vừa nữa
 
Lần gần đây nhất, bạn cố gắng mặc chiếc quần jeans mà mình vẫn yêu thích nhất, nhưng kết quả là dù cố gắng bao nhiêu đi nữa, bạn vẫn không thể kéo nó lên được. Ngay cả áo cũng vậy. Khó khăn lắm bạn mới chui vào được chiếc áo vẫn mặc trước đây nhưng dù mặc vào được bạn lại không cử động thoải mái.
 
Điều này chứng tỏ gì? Chứng tỏ ra đến lúc bạn cần giảm cân rồi, vì trọng lượng của bạn đã tăng lên đáng kể so với trước đó.

Chỉ số BMI cứ trên 25 là bạn cần nghĩ đến phương án giảm cân ngay lập tức.

2. Những người khác "phát biểu ý kiến"
 
Theo phép lịch sự, người ta ít khi chê người khác béo, đặc biệt là chê phụ nữ. Nhưng một khi người thân hoặc bạn bè bạn phải thốt lên "tăng cân rồi đấy" hay "sao dạo này béo thế?" thì bạn cần biết rằng bạn đang có vấn đề với cân nặng.

Cân nặng có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe, thậm chí nó còn gián tiếp gây ra các bệnh như tiêu đường, tim mạch, hô hấp... Vì vậy, khi nhận được những lời nhận xét như này, bạn đừng vội cáu giận mà hãy nghĩ ngay đến chuyện giảm cân nhé.
 
3. Ngại vận động
 
Nếu bạn luôn cảm thấy uể oải và mệt mỏi, nó có thể là một dấu hiệu bạn cần phải giảm cân. Đặc biệt, nếu trước đây bạn không hề có những dấu hiệu như cảm thấy ì ạch, mệt mỏi khi leo cầu thang, đi bộ hay ngại vận như thế này (trong khi bạn không hề có biểu hiện gầy đi) thì chứng tỏ việc cần giảm cân đã ở mức báo động và cấp thiết.
 
Tất nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác khiến bạn mệt mỏi và mất hết hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống (như stress chẳng hạn) nhưng dấu hiệu thừa cân cũng có thể là nguyên nhân phổ biến, thường gặp.
 
4. Bác sĩ đề nghị
 
Một khi bác sĩ đã đề cập đến cân nặng của bạn như là một vấn đề sức khỏe, thì chắc chắn đó là một dấu hiệu bạn cần phải giảm cân một cách nghiêm túc! Thừa cân có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mãn tính, thậm chí chết người như ngưng thở khi ngủ, bệnh tiểu đường, bệnh tim...
 
5. Chỉ số BMI
 
BMI (Body Mass Index) là một chỉ số cho biết trọng lượng của bạn có phù hợp với chiều cao của mình hay không (nói cách khác nó là chỉ số phản ánh sự phát triển bình thường của cơ thể) - gọi là chỉ số khối cơ thể.  
 
Chỉ số này được tính bằng trọng lượng cơ thể (kg)/bình phương chiều cao (m). Nếu BMI rơi vào khoảng 25-29,9 thì bạn thuộc nhóm béo phì độ I, khoảng 30-34,9 là béo phì độ II và khoảng BMI > 35 là béo phì độ III.
 
Nhìn chung, BMI cứ trên 25 là bạn cần nghĩ đến phương án giảm cân ngay lập tức.
 
6. Ăn không thấy no
 
Hầu hết các phụ nữ trưởng thành cần phải tiêu thụ khoảng 2.000-2.500 calo mỗi ngày để duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn không mấy để ý đến chuyện ăn những gì hoặc ăn bao nhiêu calo (hiểu đơn giản là ăn mãi chẳng no) thì rất có thể đó là một dấu hiệu cảnh báo về cân nặng của bạn.

Nguyên nhân thừa cân

- Thói quen ăn uống: so với trước đây, thói quen ăn uống hiện nay đã thay đổi từ việc ăn thiên về cá thì đã chuyển qua ăn thịt và thay vì ăn nhiều rau thì những bữa ăn ngoài thường xuyên hơn vì không có thời gian nấu những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng tại nhà.

- Thời kì thay đổi nội tiết tố: quá trình dậy thì, mang thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Những thời kì này không chỉ khiến làn da biến đổi như nổi mụn ở tuổi dậy thì, nám ở phụ nữ mang thai hoặc nhăn nheo, chảy xệ đối với phụ nữ tiền mãn kinh mà còn gây nên tình trạng tích tụ nước hoặc chất dinh dưỡng làm cơ thể ngày càng béo lên.

Công việc chịu áp lực cao gây stress,

căng thẳng hoặc trầm cảm do biến cố gia đình cũng là nguyên nhân gay béo phì

- Tư thế cơ thể: việc ngồi gập bụng thường xuyên do công việc cũng khiến cơ thành bụng tích tụ mỡ. Quá trình lâu dài khiến vùng mỡ tạo ngấn và trở nên khối cứng khó xử lý hơn.

- Tâm lý không ổn định: công việc chịu áp lực cao gây stress, căng thẳng hoặc trầm cảm do biến cố gia đình sẽ là thủ phạm gây nên tình trạng tích nước, một trong những biểu hiện của béo phì.

- Sức khoẻ suy giảm: sự thay đổi theo chiều hướng đi xuống của các bộ phận cơ thể liên quan đến quá trình chuyển hoá dinh dưỡng như lá lách, hệ tiêu hoá, bài tiết,… cũng khiến cơ thể chịu nhiều áp lực về cân nặng.
[IMG]

Tác hại của béo phì:

Đối với sắc đẹp: Có thể nói, béo phì là “kẻ thù” của sắc đẹp. Béo phì không chỉ khiến cho ngoại hình của chị em kém hấp dẫn trong mắt “phái mạnh” mà còn khiễn chị em trở nên tự ti.

Đối với sức khỏe: Béo phì là nguyên nhân của vô số các căn bệnh của nữ giới. Chúng tôi xin kể tên một vài căn bệnh phổ biến do béo phì gây ra:

Tiểu đường loại 2: Béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan mật thiết với nhau. Quá cân  có thể dẫn đến đề kháng insulin thông qua các cơ chế khác nhau. Trong đó insulin là một kích thích tố do tụy tạng làm ra. Insulin giống như cái chìa khóa mở của cho glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để trở thành năng lượng. Kháng insulin “bắt buộc” tuyến tụy sản xuất thêm nhiều insulin, dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường lâm sàng.

Một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư vú: Theo nghiên cứu, sau khi mãn kinh, phụ nữ tăng cân có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư vú hơn so với những người khác, do hàm lượng estrogen cao, nguyên nhân gây ra ung thư vú. Những chị em bị béo phì với chỉ số BMI đạt mức 30 hoặc cao hơn có hàm lượng tích lũy estrogen từ 60% đến 219%, cao hơn rất nhiều so với những phụ nữ không bị béo phì.

Bệnh béo phì là gia tăng trong sản xuất estrogen,

gây trở ngại cho khả năng rụng trứng, dẫn đến tiền ung thư tử cung.

Dị tật bẩm sinh:  Phụ nữ béo phì có nguy cơ sinh ra những em bé mang dị tật bẩm sinh và bất ổn về tim mạch cao hơn những phụ nữ mang thai khác. Một trong những dị tật thường gặp nhất là nứt đốt sống thần kinh ở trẻ nhỏ, biến chứng dẫn đến bệnh bại liệt.

Đối với khả năng sinh sản: Một tác hại ít được biết đến song vô cùng nghiêm trọng của béo phì là gây khó khăn cho khả năng sinh sản ở nữ giới. Kết quả bệnh béo phì là gia tăng trong sản xuất estrogen, gây trở ngại cho khả năng rụng trứng, dẫn đến tiền ung thư tử cung.

- Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như: Bệnh mạch vành, đái đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật. ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tăng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn.

- Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn: nhất là trong các bệnh kể trên. Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người.

Giải pháp để vượt qua tình trạng béo phì:

Có rất nhiều phương pháp giảm cân nhưng về cơ bản có hai cách: Một là tăng lượng vận động thích hợp hay còn gọi là trị liệu vận động. Hai là dinh dưỡng hợp lý, toàn diện. Song với nhiều phụ nữ hiện nay, họ không có thời gian dể dành cho việc tập luyện hoặc vì công việc phải thường xuyên tiếp khách khiến cho việc ăn kiêng gặp khó khăn thì nên áp dụng một số công nghệ giảm cân mới nhất tại các spa.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trên 90% nguyên nhân béo phì là do yếu tố bên ngoài như ăn uống, chế độ vận động, sinh hoạt. Chỉ không đến 10% do di truyền và bệnh lý, thường gặp trong các bệnh lý về gien, bệnh lý nội tiết. Theo kết quả điều tra này, nhân viên văn phòng có tỷ lệ thừa cân béo phì cao nhất (35%), tiếp đến là công nhân và người làm nghề thủ công (14,6 và 21%). Nhóm lao động ở tư thế đứng và thường xuyên di chuyển ít có nguy cơ thừa cân béo phì.

Chế độ ăn dành cho người béo phì:

Đối với người béo phì thì nên dựa vào chỉ số BMI mà quyết định lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Cụ thể:

- BMI từ 25-29,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal.

- BMI từ 30-34,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal.

- BMI từ 35-39,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal.

- BMI ≥ 40 thì năng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal.

Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa thì nhịn đối là một phương pháp giảm béo cực đoan. Và hãy lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý vì sức khoẻ của bạn và cộng đồng.



 


Chuyên mục: Sức khỏe

Tin nổi bật Sức khỏe