congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Tác hại của việc ngủ nhiều

Đã xem: 1,240
Cập nhât: 12 năm trước
Giấc ngủ ngon là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định để mọi người có một sức khỏe tốt thế nhưng nếu ngủ quá nhiều so với bình thường thì sẽ rất có hại cho sức khỏe của mỗi người Trong cuộc sống của chúng ta nói chung và vấn đề s ức khỏe nói riêng, nếu dùng một cái gì đó nhiều so với bình thường thì nhất định tác dụng của nó không

Giấc ngủ ngon là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định để mọi người có một sức khỏe tốt thế nhưng nếu ngủ quá nhiều so với bình thường thì sẽ rất có hại cho sức khỏe của mỗi người

Trong cuộc sống của chúng ta nói chung và vấn đề s ức khỏe nói riêng, nếu dùng một cái gì đó nhiều so với bình thường thì nhất định tác dụng của nó không có lợi cho sức khỏe chúng ta. Thật vậy đối với việc bạn ngủ nhiều cũng vậy, nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn, thậm chí nó còn đem lại những hậu quả xấu cho bạn về sau này.

Muốn biết được điều này trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là ngủ nhiều? Đơn giản việc ngủ nhiều được hiểu theo cách là thời gian ngủ của bạn sẽ không cố định, nó sẽ biến đổi theo tình trạng sức khỏe cũng như lối sống của mỗi người. Nhưng các chuyên gia lại khuyên rằng, bạn nên ngủ mỗi đêm từ 7 - 9 tiếng, cho dù sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề gì đi nữa.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chúng ta ngủ nhiều như vậy. Với những người có các biểu hiện như luôn lo lắng, thiếu năng lượng và gặp vấn đề trí nhớ, như vậy là những người như vậy sẽ cần ngủ nhiều. Nguyên nhân thứ hai nữa là có những người xuất hiện hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn, đây được xem là rối loạn khiến bệnh nhân ngưng thở tạm thời trong suốt giấc ngủ. Vì vậy bệnh nhân muốn ngủ thêm vì triệu chứng rối loạn kia làm gián đoạn của chu kỳ giấc ngủ bình thường.

Hay có thể xuất phát từ những nguyên nhân khiến con người ta ngủ nhiều như rượu, thuốc điều trị, hay trầm cảm và một nguyên nhân đơn giản nhất đó là thích ngủ nhiều.Dưới đây chúng tôi liệt kê cho bạn vài tác hại của việc ngủ nhiều để bạn biết và tránh

 

  Phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học

Những người sinh hoạt điều độ thì hoạt động nội tiết, nhịp sinh học của cơ thể cũng điều độ. Nếu dậy muộn hơn bình thường, bạn sẽ phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, hoạt động nội tiết cũng theo đó bị ảnh hưởng. Nhịp sinh học thất thường thời gian dài sẽ khiến cơ thể bạn thiếu năng lượng.

Chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng

Thời gian ăn sáng của bạn khoảng 7h, nhưng nếu ngủ dậy muộn bạn sẽ đợi đến bữa trưa luôn, do đói nên đường tiêu hóa của bạn sẽ bị co thắt. Nếu tình trạng ăn uống thất thường này kéo dài, bạn sẽ rất dễ bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày kèm theo đó là chứng khó tiêu.

Cơ bắp uể oải

Trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, sáng sớm là thời điểm quan trọng để cơ bắp được thư giãn. Sau khi tỉnh giấc nên có một vài động tác thể dục nhẹ nhàng, để tăng cường sự lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận. Việc ngủ dậy quá muộn vào buổi sáng khiến cho cơ bắp không được thư giãn, lưu thông máu, chân tay bạn cũng vì thế bị tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu.

Trí nhớ sa sút

Thức dậy lúc bình minh luôn là một thói quen sinh hoạt tốt, ngay cả trong những ngày nghỉ, các bạn cũng nên duy trì thời gian ngủ điều độ.

Đột nhiên thay đổi thói quen ngủ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormone và gây ra đau đầu.

Tổng thời gian ngủ một ngày nếu ít hơn 5 tiếng, hoặc quá nhiều có thể khiến bạn đau thắt ngực, tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đau tim hay đột quỵ.

Vậy làm thế nào để có được một giấc ngủ 'ngon'?
Các teen có thể tham khảo các cách dưới đây xem sao!

1. Không nên thức quá muộn vào những ngày cuối tuần hay trong các kỳ thi. Tốt nhất hãy luôn duy trì thời gian nghỉ ngơi theo theo thời gian biểu nhất định.

2. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể được thư giãn, quên đi những mệt mỏi trong ngày và đưa giấc ngủ ngon đến gần bạn hơn.

3. Không uống nhiều nước trước khi ngủ. Trong khoảng hai giờ trước khi đi ngủ nên có một bữa ăn nhẹ, không nên ăn thực phẩm giàu chất béo.

4. Tự tạo ra một môi trường ngủ thật tốt, gồm một chiếc gối thoải mái, chăn màn thơm mát, không gian thoáng đãng, yên tĩnh, tắt ti vi, radio, điện thoại...

5. Nếu sáng dậy vẫn chưa thấy tỉnh ngủ, bạn có thể dành một chút thời gian để nghe một vài bài hát có nhịp điệu vui, sôi động để đón chào ngày mới.


Chuyên mục: Sức khỏe

Tin nổi bật Sức khỏe